Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng: "350.000 tỷ đồng không phải lấy cho Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch"

Thứ tư, 25/10/2023 09:28 AM - 0 Trả lời

(CLO) Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Văn Hùng - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong buổi thảo luận tổ tại Quốc hội ngày 24/10.

Nói về tổng số vốn 350 nghìn tỷ đề xuất cho chương trình chấn hưng văn hóa sẽ dùng cho giai đoạn 2025-2035, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết, số tiền này được tổng hợp từ nhu cầu chính đáng của các địa phương, đã được cân nhắc, tính toán và sẽ lượng hóa cụ thể theo ngân sách từng giai đoạn.

"Nhiều người không hiểu sẽ đặt câu hỏi Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch làm gì mà cần 350.000 tỷ đồng trong lúc đất nước còn khó khăn. Tôi nói rõ số tiền này không phải lấy cho chúng tôi", ông Hùng nói, giải thích rằng nếu chỉ nghe đến số tiền của chương trình và giật mình mà chưa tìm hiểu đề án thì rất khó.

bo truong nguyen van hung 350000 ty dong khong phai lay cho bo van hoa the thao du lich hinh 1

Bộ trưởng Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng.

Thảo luận tổ tại Quốc hội ngày 24/10, ông Nguyễn Văn Hùng cho biết, chương trình mục tiêu quốc gia chấn hưng văn hóa có 9 mục tiêu, gắn với các dự án thành phần, thực hiện trên toàn quốc từ cấp xã đến huyện, tỉnh. "Bộ sẽ nghiêm túc, cầu thị tiếp thu tất cả ý kiến góp ý cho chương trình, kể cả những ý kiến khó nghe hoặc hiểu không đúng, bởi họ yêu quý thì mới góp ý", ông Hùng nhấn mạnh. 

Trong thời gian qua, dư luận rất quan tâm tới chương trình mục tiêu quốc gia chấn hưng văn hóa, đặc biệt là đề xuất về số tiền 350 nghìn tỷ sẽ huy động để phục vụ cho đề án này. 

Trước khi xây dựng dự thảo, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã tổ chức hai hội thảo với tất cả các địa phương trên toàn quốc, bộ ngành, chuyên gia, nhà khoa học, dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà. Chương trình mục tiêu quốc gia sau đó được xây dựng bám sát luật đầu tư công.

Ngày 16/10, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi công văn đến Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, đề nghị làm rõ cơ sở, phương pháp xác định tổng mức vốn đầu tư Chương trình là 350.000 tỷ đồng trong 11 năm (2025-2035), trong đó tổng mức vốn đầu tư thực hiện Chương trình phải tính toán bám sát mục tiêu, quy mô của Chương trình.

Cơ quan soạn thảo ước tính đến năm 2030 sẽ cần 182.000 tỷ đồng, gồm vốn ngân sách trung ương 110.000 tỷ đồng (vốn đầu tư phát triển 82.500 tỷ; vốn sự nghiệp 27.500 tỷ); vốn địa phương 36.000 tỷ; nguồn khác 36.000 tỷ đồng. Số tiền còn lại dành cho giai đoạn sau. Tuy nhiên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết đến thời điểm này chưa có cơ sở đề xuất nguồn lực cụ thể cả hai giai đoạn của chương trình mục tiêu quốc gia.

Chung quan điểm, Bộ Nội vụ cũng đề nghị Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch nghiên cứu, rà soát kỹ kinh phí trong bối cảnh đất nước còn nhiều khó khăn, nguồn tài lực quốc gia hạn chế, phải triển khai nhiều chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội.

Theo Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, cả nước có 128 di tích quốc gia đặc biệt nhưng sau khi xếp hạng xong không có nguồn lực đầu tư nên xuống cấp "chưa biết bao giờ mới trùng tu được". Nhiều di sản văn hóa phi vật thể dần mai một. Nhiều nước trên thế giới có các trung tâm văn hóa ở nước ngoài tạo sức ảnh hưởng lớn, nhưng Việt Nam mới lập được hai trung tâm tại Lào và Pháp. Vì vậy, "cần sớm hoàn thiện chương trình trong năm 2024-2025".

"Cuộc sống hiện đại rất cần tạo dựng niềm tin, từ diễn đàn Quốc hội đến doanh nghiệp, người dân. Nếu không có niềm tin thì rất khó thực hiện công việc", ông Hùng nói, mong đại biểu Quốc hội góp ý để hoàn thiện chương trình. Ông tin rằng, mỗi người đều đau đáu với văn hóa dân tộc, bởi "giữ được văn hóa thì mới giữ được tên Việt Nam trên bản đồ thế giới".

Bình Luận

Tin khác

Mường Phăng xưa và nay

Mường Phăng xưa và nay

(NB&CL) Trong đời làm báo, ai cũng coi những vùng đất lịch sử, cách mạng, văn hóa hằn sâu trong tâm trí. Với tôi, đó là Mường Phăng, một cánh rừng nằm cách trung tâm thành phố Điện Biên 12 km theo đường chim bay, nơi đặt trụ sở của Bộ Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ, mà người đứng đầu là Đại tướng Võ Nguyên Giáp - người được Bác Hồ giao nhiệm vụ là “tướng quân tại ngoại” quyết định toàn bộ các hoạt động của chiến dịch trong 56 ngày đêm ròng rã để làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” vào ngày 7/5/1954.

Đời sống văn hóa
Hải Phòng nhất trí lựa chọn biểu tượng thành phố

Hải Phòng nhất trí lựa chọn biểu tượng thành phố

(CLO) Ngày 16/5, thông tin từ UBND TP Hải Phòng cho biết, Ban Thường vụ Thành ủy nhất trí cao đối với các Đề án về sắp xếp, thành lập, điều chỉnh địa giới hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2023-2025 và lựa chọn biểu tượng NTM 787 bản gốc là biểu tượng thành phố.

Đời sống văn hóa
Đặc sắc chương trình nghệ thuật Liên hoan tiếng hát cựu thanh niên xung phong Hà Nội

Đặc sắc chương trình nghệ thuật Liên hoan tiếng hát cựu thanh niên xung phong Hà Nội

(CLO) Tối 15/5, tại không gian biểu diễn nghệ thuật, ẩm thực đường phố quận Tây Hồ, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Hội Cựu thanh niên xung phong thành phố Hà Nội tổ chức "Liên hoan Tiếng hát cựu thanh niên xung phong Hà Nội" năm 2024.

Đời sống văn hóa
Người S'tiêng ở Bình Phước có thêm hai di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Người S'tiêng ở Bình Phước có thêm hai di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

(CLO) Trong quá trình sinh sống, cộng đồng người S’tiêng ở Bình Phước đã tạo cho mình bản sắc văn hóa độc đáo, đặc sắc, trong đó có nghề đan gùi và nghề dệt thổ cẩm.

Đời sống văn hóa
Thừa Thiên Huế: Triển lãm “Hương Sen' lan tỏa những giá trị về lòng từ bi và nhân ái

Thừa Thiên Huế: Triển lãm “Hương Sen" lan tỏa những giá trị về lòng từ bi và nhân ái

(CLO) Chiều ngày 15/5, giữa mùa sen nở, mùa Phật đản lại về trên mảnh đất Cố đô Huế. Phật giáo Huế long trọng tổ chức Triển lãm “Hương Sen", đây là điểm nhấn để mở đầu cho tuần lễ Phật đản Phật lịch 2568 tại Thừa Thiên Huế.

Đời sống văn hóa