Bộ trưởng Quốc phòng của 12 quốc gia lên án quân đội Myanmar

Chủ nhật, 28/03/2021 17:54 PM - 0 Trả lời

(CLO) Bộ trưởng Quốc phòng của 12 quốc gia hôm Chủ nhật (28/3) đã lên án quân đội Myanmar vì việc trấn áp mạnh mẽ nhằm vào người biểu tình, một ngày sau khi ít nhất 114 người thiệt mạng gồm cả trẻ em, trong ngày đẫm máu nhất kể từ cuộc đảo chính hồi đầu tháng Hai ở quốc gia Đông Nam Á này.

114 người đã thiệt mạng sau các cuộc đụng độ với lực lượng an ninh Myanmar ngày 27/3 - Ảnh: Reuters

114 người đã thiệt mạng sau các cuộc đụng độ với lực lượng an ninh Myanmar ngày 27/3 - Ảnh: Reuters

Bài liên quan

Các Bộ trưởng Quốc phòng đồng loạt lên tiếng

Bộ trưởng Quốc phòng của 12 nước bao gồm Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Canada, Đức, Hy Lạp, Ý, Đan Mạch, Hà Lan và New Zealand đã ký vào tuyên bố chung hôm Chủ nhật (28/3), để lên án quân đội Myanmar.

"Một quân đội chuyên nghiệp tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế về ứng xử và có trách nhiệm bảo vệ - không làm tổn hại - những người mà nó phục vụ", tuyên bố chung cho biết. “Chúng tôi kêu gọi các lực lượng vũ trang Myanmar ngừng bạo lực và nỗ lực để khôi phục sự tôn trọng và tín nhiệm đối với người dân Myanmar mà lực lượng này đã đánh mất qua các hành động của mình”.

Sự lên án chung hiếm hoi được đưa ra khi lực lượng an ninh Myanmar giết chết ít nhất 114 người vào thứ Bảy (27/3), trong một cuộc đàn áp mà một điều tra viên của Liên Hợp Quốc gọi là "giết người hàng loạt". Trong các trường hợp tử vong được báo cáo, có cả một số trẻ em dưới 16 tuổi.

Bất chấp nguy hiểm, các cuộc biểu tình một lần nữa được tổ chức tại Yangon và Mandalay vào Chủ nhật (28/3), hai thành phố lớn nhất của đất nước, cũng như nhiều nơi khác. Một số cuộc biểu tình tiếp tục đối mặt với hành động mạnh mẽ từ lực lượng cảnh sát.

Trong một bài đăng trên Facebook, Ủy ban Tổng đình công Quốc gia (GSCN), một trong những nhóm phản đối chính, bày tỏ lòng kính trọng đối với những người đã thiệt mạng, nói rằng: “Chúng tôi xin kính chào những anh hùng đã hy sinh trong cuộc cách mạng này”. Họ nói thêm, "Chúng ta phải chiến thắng cuộc cách mạng này".

Cũng trong “ngày Thứ Bảy đẫm máu”, một số cuộc giao tranh nghiêm trọng đã xảy giữa quân đội và các nhóm vũ trang dân tộc kiểm soát các vùng lãnh thổ của đất nước.

Một nhóm xã hội dân sự cho biết hôm Chủ nhật (28/3), máy bay phản lực quân sự đã giết chết ít nhất ba người trong một cuộc đột kích vào một ngôi làng do một nhóm vũ trang thuộc dân tộc thiểu số Karen kiểm soát, sau khi phe Liên minh Quốc gia Karen trước đó cho biết họ đã tấn công một đồn quân đội Myanmar gần biên giới Thái Lan, làm chết 10 người trong đó có một sỹ quan cấp tá.

Số người chết tăng vọt sau các cuộc biểu tình xảy ra vào Ngày Lực lượng Vũ trang Myanmar đã thu hút sự chỉ trích mạnh mẽ nhằm vào quân đội từ cộng động quốc tế - Ảnh: Reuters

Số người chết tăng vọt sau các cuộc biểu tình xảy ra vào Ngày Lực lượng Vũ trang Myanmar đã thu hút sự chỉ trích mạnh mẽ nhằm vào quân đội từ cộng động quốc tế - Ảnh: Reuters

'Ngày kinh hoàng’ và không thể diễn tả nỗi đau

Bạo lực nghiêm trọng xảy ra khi quân đội Myanmar hôm thứ Bảy (27/3) tổ chức một cuộc diễn hành nhân Ngày Lực lượng Vũ trang hàng năm.

Thượng tướng Min Aung Hlaing, người lãnh đạo cuộc đảo chính, phát biểu trong cuộc duyệt binh ở Naypyidaw rằng quân đội sẽ bảo vệ người dân và phấn đấu cho dân chủ. Vị tướng này đã phế truất chính phủ được bầu của bà Aung San Suu Kyi, cáo buộc gian lận trong một cuộc bầu cử giúp đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ của bà tiếp tục nắm quyền vào tháng 11 năm ngoái.

Phái đoàn của Liên minh châu Âu tới Myanmar cho biết rằng Ngày Lực lượng Vũ trang Myanmar lần thứ 76 “sẽ mãi được khắc ghi là một ngày của khủng bố và nhục nhã”. Họ nói thêm: “Việc giết hại dân thường không có vũ khí, bao gồm cả trẻ em, là những hành động không thể chối cãi”.

Đại sứ Hoa Kỳ Thomas Vajda trong một tuyên bố cho biết "lực lượng an ninh đang sát hại thường dân không vũ trang". Ông viết: “Đây không phải là những hành động của quân đội hay lực lượng cảnh sát chuyên nghiệp. Người dân Myanmar đã nói rõ ràng rằng: họ không muốn sống dưới sự thống trị của quân đội”.

Báo cáo viên đặc biệt của LHQ Tom Andrews cho biết đã đến lúc thế giới phải hành động - nếu không thông qua Hội đồng Bảo an LHQ thì thông qua một hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp quốc tế. Ông nói rằng chính phủ quân sự nên bị cắt khỏi các nguồn tài trợ, chẳng hạn như nguồn thu từ dầu khí và quyền tiếp cận vũ khí.

Số người chết ở Myanmar đang tăng đều đặn khi chính quyền quân sự ngày càng mạnh tay hơn trong việc trấn áp những người phản đối cuộc đảo chính ngày 1/2. Cho đến thứ Sáu (26/3), Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị cho biết họ đã xác minh được 328 người chết trong cuộc đàn áp hậu đảo chính. Hơn 2.400 người đang bị giam giữ.

Cổng thông tin Myanmar Now cho biết, 114 người thiệt mạng hôm thứ Bảy (27/3), trong đó có ít nhất 40 người thiệt mạng ở Mandalay và ít nhất 27 người thiệt mạng ở cố đô Yangon, bao gồm một bé gái 13 tuổi ở thành phố Mandalay và một cậu bé 13 tuổi ở vùng trung tâm Sagaing.

Mặc dù cộng đồng quốc tế đã làm nhiều cách để kêu gọi và tác động vào quân đội Myanmar nhằm làm giảm hành động bạo lực, nhưng không có dấu hiệu nào cho thấy sự nhượng bộ từ các tướng lĩnh Myanmar khi các vụ bạo lực với người biểu tình vẫn tiếp diễn. 

Chấn Phong

Tin khác

Ông Biden sắp tranh luận trực tiếp với ông Trump

Ông Biden sắp tranh luận trực tiếp với ông Trump

(CLO) Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm thứ Sáu (26/4) cho biết ông sẽ tham gia tranh luận với ông Donald Trump, đối thủ Đảng Cộng hòa của ông trong cuộc bầu cử vào tháng 11.

Thế giới 24h
Nắng nóng và hạn hán diễn ra trên khắp Nam Á và Đông Nam Á

Nắng nóng và hạn hán diễn ra trên khắp Nam Á và Đông Nam Á

(CLO) Hàng triệu người khắp Nam Á và Đông Nam Á tiếp tục phải chịu cái nóng gay gắt trong những ngày cuối tuần này.

Thế giới 24h
Triều Tiên nói Mỹ chính trị hóa vấn đề nhân quyền

Triều Tiên nói Mỹ chính trị hóa vấn đề nhân quyền

(CLO) Triều Tiên hôm thứ Bảy (27/4) cáo buộc Mỹ chính trị hóa nhân quyền ở quốc gia Đông Á này, tố cáo cái mà họ gọi là âm mưu và khiêu khích chính trị.

Thế giới 24h
New York trả lại 30 cổ vật bị đánh cắp cho Campuchia và Indonesia

New York trả lại 30 cổ vật bị đánh cắp cho Campuchia và Indonesia

(CLO) Các công tố viên New York hôm thứ Sáu (26/4) cho biết họ đã trả lại cho Campuchia và Indonesia 30 cổ vật bị cướp, bán hoặc chuyển nhượng trái phép bởi các mạng lưới ở Mỹ.

Thế giới 24h
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Ngoại trưởng Mỹ, nói hai nước nên là 'đối tác'

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Ngoại trưởng Mỹ, nói hai nước nên là 'đối tác'

(CLO) Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm thứ Sáu (26/4) nói với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken rằng hai nền kinh tế lớn nhất thế giới nên là "đối tác chứ không phải đối thủ", nhưng có "một số vấn đề" cần giải quyết trong mối quan hệ của giữa hai nước.

Thế giới 24h