Bộ trưởng Quốc phòng Philippines và Trung Quốc cố gắng xoa dịu căng thẳng Biển Đông

Thứ bảy, 12/09/2020 07:53 AM - 0 Trả lời

(CLO) Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc và Philippines đã gặp nhau tại Manila hôm thứ Sáu, nhằm thảo luận "tránh hiểu lầm" trong bối cảnh căng thẳng ở Biển Đông đang có tranh chấp.

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc (phải) và người đồng cấp Philippines đã gặp nhau, bàn bạc về các vấn đề Biển Đông - Ảnh: Reuters

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc (phải) và người đồng cấp Philippines đã gặp nhau, bàn bạc về các vấn đề Biển Đông - Ảnh: Reuters

Bài liên quan

Sau các chuyến thăm cấp thấp đến Malaysia, Indonesia và Brunei trong tuần này, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Tướng Wei Fenghe đã đến thủ đô của Philippines mà không tuyên bố công khai, trái ngược với Hội nghị thượng đỉnh Đông Á gần đây.

Cuộc gặp báo hiệu nỗ lực của cả hai bên nhằm xoa dịu căng thẳng. Wei đề nghị Manila tài trợ 130 triệu nhân dân tệ (19 triệu USD) cho quân đội Philippines dưới dạng trang thiết bị hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa, một phần trong chiến dịch tấn công quyến rũ khu vực của Trung Quốc.

"Bộ trưởng Delfin Lorenzana và Bộ trưởng Wei đã thảo luận về các vấn đề trên Biển Đông, làm thế nào để tránh hiểu lầm và giải quyết những khác biệt một cách thân thiện", Bộ Quốc phòng Philippines cho biết trong một tuyên bố sau cuộc họp. "Cả hai đều nhất trí rằng hòa bình và ổn định ở Biển Đông cần được duy trì".

Tháng trước, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines cáo buộc Bắc Kinh "thực hiện các hành động khiêu khích bằng cách chiếm đóng bất hợp pháp một số địa điểm trong "vùng đặc quyền kinh tế của nước mình", nói rằng yêu sách hàng hải của Trung Quốc "không tồn tại ngoại trừ trong tưởng tượng của họ".

Bình luận trên được đưa ra sau khi Bộ Ngoại giao Trung Quốc bác bỏ phản đối của Manila việc Trung Quốc tịch thu thiết bị của ngư dân Philippines và tiếp tục thách thức máy bay Philippines tuần tra vùng biển tranh chấp.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông - bao gồm các khu vực mà Philippines, Brunei, Malaysia và Việt Nam tuyên bố chủ quyền như một phần lãnh thổ tương ứng của họ.

Nước này đã xây dựng các đảo nhân tạo trong các khu vực tranh chấp để củng cố các tuyên bố của mình, trong khi sự hiện diện của các tàu Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế của bên tranh chấp khác đã làm dấy lên căng thẳng.

Tranh chấp hàng hải cũng nằm trong chương trình nghị sự cho các chuyến thăm của ông Wei đến Malaysia và Indonesia. Tháng trước, Malaysia đã đệ trình một công hàm lên Liên Hợp Quốc bác bỏ các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã tham dự cuộc họp ngoại trưởng trực tuyến Đông Á hôm thứ Tư nói rằng, Hoa Kỳ "đang trở thành nhân tố nguy hiểm nhất cản trở hòa bình ở Biển Đông".

Thomas Daniel, nhà phân tích cấp cao của tổ chức ISIS tại Malaysia, cho biết: “Quan điểm cho thấy Trung Quốc quan tâm đến mức nào trong nỗ lực giảm bớt lợi ích của mình và tìm kiếm điểm chung với các nước thành viên quan trọng của ASEAN”.

Trong các chuyến thăm đến Kuala Lumpur, Jakarta và Bandar Seri Begawan, ông Vương đưa ra thông điệp rằng, bảo vệ sự ổn định ở Biển Đông là trách nhiệm chung của Trung Quốc và các nước láng giềng.

Tuy nhiên, lời kêu gọi hành động của Bắc Kinh có thể vấp phải sự phản ứng trong khu vực, vì nhiều nước coi Trung Quốc là một mối đe dọa. Lo ngại phản ứng dữ dội từ đa số người Hồi giáo ở Malaysia, nước này đã hạ thấp chuyến thăm của ông Wei tới Kuala Lumpur do "lo ngại về an toàn", theo một bộ trưởng cấp cao của Malaysia.

Một lĩnh vực trọng tâm khác của các nỗ lực ngoại giao của Trung Quốc là làm thế nào để giảm leo thang căng thẳng với Ấn Độ. Wang và người đồng cấp Ấn Độ S. Jaishankar đã gặp nhau bên lề một hội nghị tại Tổ chức Hợp tác Thượng Hải ở Moscow hôm thứ Năm.

Hai bên "nhất trí rằng tình hình hiện tại ở khu vực biên giới không có lợi cho bên nào", một tuyên bố chung đưa ra sau cuộc gặp cho biết, đề cập đến tình trạng căng thẳng giữa hai nước dọc theo biên giới tranh chấp trên dãy Hymalaya.

"Do đó, họ nhất trí rằng quân đội biên giới của cả hai bên cần tiếp tục đối thoại, nhanh chóng rút quân, duy trì khoảng cách thích hợp và xoa dịu căng thẳng", tuyên bố cho biết.

Hai nước đã đồng ý vào thứ Sáu để khôi phục "hòa bình và yên tĩnh" dọc theo biên giới.

Nguyễn Hoàng

Tin khác

Liên hợp quốc: Việc xây dựng lại Gaza có thể mất 80 năm

Liên hợp quốc: Việc xây dựng lại Gaza có thể mất 80 năm

(CLO) Việc xây dựng lại nhà cửa bị phá hủy do cuộc chiến Israel - Hamas ở Dải Gaza có thể kéo dài sang thế kỷ tới, theo một báo cáo của Liên hợp quốc công bố vào thứ Năm (2/5).

Thế giới 24h
Venezuela thưởng công chức 130 USD mỗi tháng nhân dịp Quốc tế Lao động

Venezuela thưởng công chức 130 USD mỗi tháng nhân dịp Quốc tế Lao động

(CLO) Nhân viên công chức nhà nước Venezuela sẽ được hưởng mức thưởng tới 130 USD/tháng, theo Tổng thống Nicolas Maduro công bố vào đúng Ngày Quốc tế Lao động 1/5.

Thế giới 24h
Đảng Dân chủ Mỹ muốn ông Joe Biden ngăn Israel tấn công Rafah

Đảng Dân chủ Mỹ muốn ông Joe Biden ngăn Israel tấn công Rafah

(CLO) Chính quyền Tổng thống Joe Biden đang đối mặt áp lực từ chính Đảng Dân chủ Mỹ, yêu cầu ông phải tác động để Israel ngừng chiến dịch đổ bộ vào thành phố Rafah, nơi gần nửa dân số Gaza đang tị nạn.

Thế giới 24h
Tiết lộ khuôn mặt của người phụ nữ Neanderthal 75.000 năm trước

Tiết lộ khuôn mặt của người phụ nữ Neanderthal 75.000 năm trước

(CLO) Ngày 2/5, một nhóm nhà khảo cổ học ở Anh đã tiết lộ khuôn mặt được tái tạo của một phụ nữ Neanderthal sống cách đây 75.000 năm, đồng thời đánh giá lại cái nhìn về loài người họ hàng với loài người thông minh chúng ta này.

Thế giới 24h
Nga liên tiếp chiếm được các vùng lãnh thổ lớn, Ukraine mòn mỏi chờ vũ khí Mỹ

Nga liên tiếp chiếm được các vùng lãnh thổ lớn, Ukraine mòn mỏi chờ vũ khí Mỹ

(CLO) Suốt 5 tháng chờ đợi Quốc hội Mỹ thông qua khoản viện trợ quân sự 61 tỷ USD có thể khiến các tuyến đầu của lực lượng Ukraine phải gánh chịu những thiệt hại lâu dài trong nhiều tháng tới.

Thế giới 24h