Bốn binh sĩ Trung Quốc thiệt mạng trong cuộc đụng độ với lính Ấn Độ năm 2020

Thứ sáu, 19/02/2021 21:54 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trung Quốc hôm thứ Sáu (19/2) cho biết, 4 binh sĩ của họ đã thiệt mạng trong một cuộc đụng độ ở biên giới tranh chấp với lực lượng Ấn Độ vào năm ngoái. Đây là lần đầu tiên Bắc Kinh thừa nhận số thương vong trong vụ việc đẫm máu nhất giữa hai nước láng giềng châu Á trong gần 45 năm qua.

Quân đội Trung Quốc tháo dỡ boongke ở khu vực Pangong Tso, ở Ladakh, dọc theo biên giới Ấn Độ - Trung Quốc vào ngày 15 tháng 2 - Ảnh: AP

Quân đội Trung Quốc tháo dỡ boongke ở khu vực Pangong Tso, ở Ladakh, dọc theo biên giới Ấn Độ - Trung Quốc vào ngày 15 tháng 2 - Ảnh: AP

Bài liên quan

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh tuyên bố trong cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm thứ Sáu rằng, trách nhiệm về cuộc đụng độ "không nằm ở Trung Quốc". Bà Hoa cho biết, Trung Quốc đã "thực hiện rất nhiều kiềm chế, phản ánh sự khoan dung và cam kết của Trung Quốc với tư cách là một cường quốc có trách nhiệm".

"Tuy nhiên, phía Ấn Độ đã nhiều lần phóng đại và thổi phồng con số thương vong, bóp méo sự thật và gây hiểu lầm cho dư luận quốc tế. Hiện PLA Daily đã đăng báo cáo về vụ việc để tiết lộ sự thật", bà Hoa cho biết thêm.

Theo bà Hoa Xuân Oánh, thông báo được đưa ra hơn tám tháng sau cuộc giao tranh đẫm máu, sẽ giúp khán giả toàn cầu "hiểu được sự thật và đúng sai của vụ việc".

Trước đó, lực lượng bảo vệ biên giới của Trung Quốc và Ấn Độ đã xảy ra cuộc đụng độ “bằng tay chân” ở dãy núi Karakoram thuộc vùng Ladakh vào tháng 6 năm 2020.

Ấn Độ tuyên bố 20 binh sĩ của họ đã thiệt mạng. Trung Quốc được cho là cũng có thương vong nhưng không cung cấp bất kỳ chi tiết nào, nói rằng họ không muốn làm căng thẳng thêm.

Đây là cuộc đụng độ đẫm máu nhất giữa hai bên trong gần 45 năm qua, buộc hai bên phải tiến hành hàng chục cuộc đàm phán. Căng thẳng ở khu vực biên giới tiếp tục có dấu hiệu leo thang sau đó khi hai bên có những động thái tăng cường lực lượng cũng như thiết bị có thể đe dọa dẫn đến một cuộc đụng độ cục bộ ở biên giới.

Tuy nhiên, trong một diễn biến mới đây, hai bên đã đạt được thỏa thuận rút binh lính khỏi khu vực tranh chấp căng thẳng, thiết lập lại bầu không khí yên tĩnh và hoàn bình ở biên giới trên dãy Hymalaya.

Hôm thứ Sáu (19/2), Nhật báo Quân đội Giải phóng Nhân dân hôm thứ Sáu cho biết bốn người thiệt mạng được vinh danh là liệt sĩ chính thức của nhà nước và được trao tặng các danh hiệu khác.

Tờ báo cho biết, danh hiệu "anh hùng bảo vệ biên giới" đã được trao cho Tiểu đoàn trưởng Chen Hongjun, trong khi Chen Xiangrong, Xiao Siyuan và Wang Zhuoran nhận được bằng khen hạng nhất.

Qi Fabao, một trung đoàn trưởng từ Bộ chỉ huy quân sự Tân Cương của PLA, người bị thương trong cuộc đụng độ, đã được tặng danh hiệu "Trung đoàn trưởng anh hùng vì bảo vệ biên giới".

Binh lính Ấn Độ nghỉ ngơi bên cạnh một khẩu pháo trước khi di chuyển tới Ladakh ngày 16/6 - Ảnh: REUTERS

Binh lính Ấn Độ nghỉ ngơi bên cạnh một khẩu pháo trước khi di chuyển tới Ladakh ngày 16/6 - Ảnh: REUTERS

Ấn Độ thông tin về xung đột biên giới 

Trước đó, các báo cáo chưa được xác nhận đã đưa số người Trung Quốc thiệt mạng lên tới 45 người, và Trung tướng YK Joshi, người chỉ huy Bộ chỉ huy phía Bắc của quân đội Ấn Độ, cho biết các nhà quan sát Ấn Độ đã thống kê được hơn 60 lính Trung Quốc được đưa đi trên cáng, mặc dù không rõ có bao nhiêu người bị thương nặng.

Tướng Joshi nói với đài News18 của Ấn Độ rằng, các lực lượng Trung Quốc dường như không muốn nhượng bộ cho đến khi lực lượng Ấn Độ chiếm giữ các cao điểm chỉ huy vào ngày 29-30 tháng 8. Phải sau đó, vào ngày 10 tháng 2, một thỏa thuận khác đạt được giữa hai bên để đưa tình hình biên giới trở lại nguyên trạng.

"Việc tháo gỡ bế tắc diễn ra bởi vì chúng tôi đã chiếm vị trí thống trị trên dãy Kailash. Vì vậy, bây giờ mục đích đã đạt được, chúng tôi sẽ trở lại nguyên trạng trước tháng 4 năm 2020", tướng Joshi cho biết.

Một quan chức an ninh Ấn Độ khác cho biết hôm thứ Sáu rằng, quân đội ước tính ít nhất 14 binh sĩ Trung Quốc bị thương, 8 người trong số họ sau đó đã chết. Đánh giá đó dựa trên số lượng cáng được sử dụng để loại bỏ những người bị thương vào đêm xảy ra sự cố, thông tin đầu vào thu thập từ bệnh viện tiền phương Trung Quốc và báo cáo hiện trường từ mặt đất.

Trong khi đó, một quan chức an ninh khác nói rằng ít nhất 12 binh sĩ Trung Quốc bị thương "nặng" trong vụ việc.

Cuộc xung đột biên giới giữa hai nước trở nên căng thẳng ở vùng núi Karakoram bắt đầu vào đầu tháng 5, khi binh lính Ấn Độ và Trung Quốc phớt lờ những lời cảnh báo lặp đi lặp lại của nhau, gây ra một trận đấu bằng chân tay và ném đá trên bờ phía bắc của Hồ Pangong.

Đến tháng 6, xích mích leo thang và lan rộng về phía bắc ở Thung lũng Depsang và Galwan, nơi Ấn Độ đã xây dựng một con đường quân sự dọc biên giới tranh chấp.

Kể từ cuộc đụng độ hồi tháng 6/2020, cả hai quốc gia đã tăng cường hàng chục nghìn binh sĩ được hỗ trợ bởi pháo binh, xe tăng và máy bay chiến đấu dọc theo biên giới trên thực tế được gọi là Ranh giới Kiểm soát Thực tế, hay LAC, bất chấp việc quân đội hai bên phải chống chọi với mùa đông khắc nghiệt ở dãy Hymalaya.

Mỗi bên đều cáo buộc bên kia xúi giục bạo lực tại khu vực biên giới tranh chấp dẫn đến thay đổi đáng kể mối quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc trong thời gian qua. 

Quan hệ giữa hai nước thường xuyên căng thẳng, một phần do biên giới chưa phân định. Ấn Độ và Trung Quốc đã xảy ra một cuộc chiến tranh biên giới năm 1962 ở Ladakh và kết thúc trong một thỏa thuận ngừng bắn không dễ dàng được đánh dấu bằng các cuộc đụng độ lẻ tẻ. 

Kể từ đó, quân đội hai bên đã canh giữ biên giới không xác định và thỉnh thoảng lại xảy ra ẩu đả. Hai nước đã đồng ý không tấn công nhau bằng vũ khí nóng tại khu vực tranh chấp. 

Đường kiểm soát đang tranh chấp gay gắt chia cắt các vùng lãnh thổ do Trung Quốc và Ấn Độ nắm giữ từ Ladakh ở phía tây đến bang Arunachal Pradesh ở phía đông của Ấn Độ, mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền toàn bộ. 

Theo Ấn Độ, biên giới trên thực tế là 3.488 km, trong khi Trung Quốc nói rằng nó là ngắn hơn đáng kể. Như tên gọi của nó, LAC phân chia các khu vực kiểm soát thực tế hơn là các tuyên bố lãnh thổ.

Trung Quốc vẫn cam kết "giải quyết các tranh chấp thông qua đối thoại và duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực biên giới", bà Hoa Xuân Oánh nói. "Chúng tôi hy vọng sẽ làm việc với phía Ấn Độ để ... duy trì hòa bình và yên tĩnh ở khu vực biên giới và thúc đẩy sự phát triển lành mạnh và ổn định lâu dài của quan hệ giữa hai nước".

Nguyễn Hoàng

Tin khác

Nga có thể tịch thu tài sản tư nhân của Mỹ

Nga có thể tịch thu tài sản tư nhân của Mỹ

(CLO) Nếu Mỹ tịch thu tài sản và tiền mặt bị đóng băng của Nga ở phương Tây, Nga cũng sẽ tịch thu tài sản của các công dân và nhà đầu tư Mỹ ở Nga, theo ông Dmitry Medvedev, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga, tuyên bố vào thứ Bảy (27/4).

Thế giới 24h
20 binh sĩ Campuchia thiệt mạng trong vụ nổ kho đạn

20 binh sĩ Campuchia thiệt mạng trong vụ nổ kho đạn

(CLO) Ít nhất 20 binh sĩ Campuchia đã thiệt mạng trong vụ nổ kho đạn tại một căn cứ quân sự phía tây nước này, theo Thủ tướng Hun Manet cho biết vào thứ Bảy (27/4).

Thế giới 24h
Lốc xoáy bất thường khiến hàng chục người thương vong ở Quảng Châu, Trung Quốc

Lốc xoáy bất thường khiến hàng chục người thương vong ở Quảng Châu, Trung Quốc

(CLO) Truyền thông Trung Quốc đưa tin rằng ít nhất 5 người thiệt mạng và 33 người bị thương trong trận lốc xoáy xảy ra vào thứ Bảy ở Quảng Châu, thành phố thủ phủ của tỉnh Quảng Đông vốn đang phải ứng phó với lũ lụt nghiêm trọng.

Thế giới 24h
Ông Biden sắp tranh luận trực tiếp với ông Trump

Ông Biden sắp tranh luận trực tiếp với ông Trump

(CLO) Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm thứ Sáu (26/4) cho biết ông sẽ tham gia tranh luận với ông Donald Trump, đối thủ Đảng Cộng hòa của ông trong cuộc bầu cử vào tháng 11.

Thế giới 24h
Nắng nóng và hạn hán diễn ra trên khắp Nam Á và Đông Nam Á

Nắng nóng và hạn hán diễn ra trên khắp Nam Á và Đông Nam Á

(CLO) Hàng triệu người khắp Nam Á và Đông Nam Á tiếp tục phải chịu cái nóng gay gắt trong những ngày cuối tuần này.

Thế giới 24h