Buôn lậu thuốc lá tại các tỉnh phía Nam gia tăng: Vì sao xử phạt mạnh tay, vẫn không triệt để?

Thứ năm, 10/06/2021 09:53 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo tin từ Tổng Cục Quản lý thị trường (QLTT) ngày 10/6, lực lượng QLTT địa phương vừa bắt quả tang 2 vụ vận chuyển thuốc lá nhập lậu với số lượng “khủng” tại Gia Lai và Vĩnh Long.

Sáng 8/6, trên Quốc lộ 14, tại khu vực xã Ia Khươl, huyện Chư păh, tỉnh Gia Lai, Cục Quản lý thị trường Gia Lai đã tiến hành kiểm tra đột xuất 4 kiệm hàng của một đối tượng đang đứng chờ xe buýt để về Kon Tum.

Qua quá trình làm việc, đối tượng này khai nhận là Nguyễn Thị Vân, thường trú tại Kon Tum. Bên trong 4 kiệm hàng, cơ quan chức năng phát hiện có chứa 1.480 bao thuốc lá điếu  hiệu JET do nước ngoài sản xuất, không có tem thuốc lá nhập khẩu, không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp.

Lực lượng quản lý thị trường tạm giữ số lượng lớn thuốc lá điếu nhập lậu.

Lực lượng quản lý thị trường tạm giữ số lượng lớn thuốc lá điếu nhập lậu.

Đoàn kiểm tra lập biên bản, tạm giữ tang vật, hoàn chỉnh hồ sơ tham mưu đề xuất cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 80 triệu đồng.

Cùng ngày, Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Long cũng phát hiện bên trong một ô tô tải mang biển kiểm soát 50H.00065, có chứa 1.400 bao thuốc lá điếu nhập lậu nhãn hiệu Hero, Jet, Scott và một số kiện hàng hóa chưa xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, gồm: hàng phụ gia thức ăn chăn nuôi, ống thủy lực, ống nhựa và đồ nhựa.

Chủ xe là ông Trần Văn Tuấn, thường trú tại thị xã Giá Rai, Bạc Liêu khai nhận, số hàng hóa nêu trên được vận chuyển từ TP.HCM về Cà Mau tiêu thụ.

Đoàn kiểm tra đã tiến hành tạm giữ phương tiện vận chuyển và toàn bộ số hàng hóa nêu trên. Mời chủ phương tiện và chủ hàng hóa đến giải quyết vụ việc theo quy định pháp luật.

Ngoài ra, từ đầu tháng 6/2021 tới nay, Tây Ninh liên tục phát hiện các vụ buôn lậu thuốc lá, vận chuyển từ khu vực biên giới về Việt Nam tiêu thụ. Cục Quản lý thị trường Tây Ninh cho biết, trong 2 ngày từ 2/6 - 4/6 đã phát hiện, bắt giữ 3.780 gói thuốc lá điếu ngoại nhập lậu. 

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, thuốc lá nhập lậu vẫn là một trong những mặt hàng trọng điểm kiểm tra, kiểm soát của các lực lượng chức năng trên cả nước.

Để tăng cường chế tài với hoạt động buôn bán, vận chuyển, tàng trữ thuốc lá lậu, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định về Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Theo đó, người có hành vi buôn bán, vận chuyển, tàng trữ và giao nhận thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng dưới 50 bao, sẽ bị phạt tiền từ 1 triệu - 3 triệu đồng. Ngay cả khi buôn bán 1 bao thuốc lá điếu nhập lậu, người bán đã có khả năng bị xử phạt tới 3 triệu đồng.

Thậm chí, người mua bán, vận chuyển thuốc lá điếu nhập lậu trên 1.500 bao trở lên có thể bị phạt tiền từ 90 triệu - 100 triệu đồng, thậm chí có thể bị xử lý hình sự.

Mặc dù có mức xử phạt khá nặng tay, thế nhưng, tình trạng buôn lậu thuốc lá điếu tại khu vực biên giới Tây Nam vẫn đang có chiều hướng gia tăng.

Theo lý giải của Tổng Cục Hải quan, sở dĩ tình trạng buôn lậu thuốc lá điếu ngày càng gia tăng là do hành động này đem lại lợi nhuận “khủng” cho người buôn.

Một bao thuốc lá nhập lậu do nước ngoài sản xuất, có mức chênh từ 800 đồng - 1.200 đồng/bao so với thuốc lá trong nước sản xuất. Đơn cử, như thuốc lá nhãn hiệu Hero chênh từ 800 - 1.000 đồng/bao, Jet chênh từ 1.000 - 1.200 đồng/bao.

Trong khi đó, thuốc lá điếu hợp pháp trong nước đang bị áp thuế cao (thuế tiêu thụ đặc biệt 75%, thuế GTGT 10%, thuế nhập khẩu 135%, thuế thu nhập doanh nghiệp 22%, Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá 1,5%...).

Ngoài ra, ngành sản xuất thuốc lá trong nước đang kinh doanh trong điều kiện môi trường pháp lý nghiêm ngặt như in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh chiếm 50% diện tích mặt ngoài bao thuốc; đóng góp vào Quỹ phòng, chống tác hại thuốc lá; cấm quảng cáo, khuyến mại dưới mọi hình thức… nên giá thành sản phẩm thuốc lá trong nước cao hơn so với giá thuốc lá các nước trong khu vực.

Việt Vũ

Tin khác

Kinh tế Mỹ đối mặt với nguy cơ lạm phát đình trệ

Kinh tế Mỹ đối mặt với nguy cơ lạm phát đình trệ

(CLO) Dữ liệu kinh tế vĩ mô mới nhất do Bộ Thương mại Mỹ công bố chỉ ra rằng nền kinh tế nước này có thể đang tiến tới tình trạng lạm phát đình trệ, Business Insider đưa tin. Tờ báo cho biết thêm, những dấu hiệu ảm đạm cho thấy những thách thức khó khăn phía trước.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hà Nội: Siêu thị, trung tâm thương mại “chạy đua” khuyến mãi dịp lễ 30/4-1/5

Hà Nội: Siêu thị, trung tâm thương mại “chạy đua” khuyến mãi dịp lễ 30/4-1/5

(CLO) Kéo dài tới 5 ngày nên kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay được đánh giá là thời cơ vàng để kích cầu mua sắm. Để thu hút khách, nhiều nhà bán lẻ rầm rộ đưa ra các chương trình khuyến mãi, tri ân người tiêu dùng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

(CLO) Bloomberg đưa tin, dẫn lời một cựu quan chức của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), việc "vũ khí hóa" đồng đô la Mỹ thông qua việc tịch thu các tài sản bị đóng băng của Nga có thể thúc đẩy toàn cầu xa lánh đồng bạc xanh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

(CLO) Một con tàu do hãng vận tải khổng lồ Sovcomflot (SCF) của Nga bị Mỹ trừng phạt đã xả dầu nhiên liệu tại một cảng phía tây Ấn Độ vào thứ Sáu (26/4), Reuters đưa tin.

Thị trường - Doanh nghiệp
Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

(CLO) Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang hướng tới mức cao nhất trong 8 năm khi các công ty thống trị của nước này xây dựng thêm nhiều nhà máy ở nước ngoài, một sự thay đổi có thể làm dịu đi những chỉ trích về nỗ lực xuất khẩu của Bắc Kinh.

Thị trường - Doanh nghiệp