Ca trù Việt Nam được Google tôn vinh nhân ngày giỗ tổ nghiệp

Thứ hai, 24/02/2020 11:20 AM - 0 Trả lời

(CLO) Nhân ngày giỗ tổ nghiệp ca trù, đúng 0h ngày 23/2, Google đã thay thế biểu tượng trên trang chủ Google.com.vn để tôn vinh loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc của Việt Nam. Đây cũng là lần đầu tiên Google tôn vinh nghệ thuật ca trù.

23/2 là ngày giỗ tổ nghiệp Ca trù. Google lựa chọn hình ảnh do họa sĩ Xuân Lê vẽ, diễn tả một chầu hát gồm ba thành phần chính: Ca nương đảm nhận hát và gõ phách lấy nhịp, kép chơi đàn đáy phụ họa và quan viên - đánh trống chầu chấm câu. Họa sĩ Xuân Lê - tác giả bức vẽ cho biết anh xem video ca trù để tìm cảm hứng sáng tác. Họa sĩ mong qua Google, công chúng sẽ tò mò và tìm hiểu thêm về bộ môn nghệ thuật này.

Google tôn vinh Ca trù nhân ngày giỗ tổ nghiệp. Ảnh: Google.

Google tôn vinh Ca trù nhân ngày giỗ tổ nghiệp. Ảnh: Google.

Trong lời giới thiệu của mình, Google cho biết: "Hôm nay, Google Doodle kỷ niệm Ngày Giỗ tổ Ca Trù, để tôn vinh một thể loại từng có thời gian là thể loại nhạc truyền thống được tôn sùng nhất của Việt Nam. Âm thanh độc đáo của Ca trù có nguồn gốc từ thế kỷ 11, với một phong cách có nét giống như giữa các nghi lễ geisha của Nhật Bản và các màn trình diễn kịch của vở opera. Đầu tiên, nó trở nên phổ biến như là trò giải trí cho giới quý tộc trong hoàng cung, sau đó đi vào không gian chung của Hà Nội thời hiện đại".

Theo đại diện Google, thông qua việc tôn vinh nghệ thuật ca trù, Google mong muốn nâng cao nhận thức và sự quan tâm của công chúng đối với những nghệ thuật dân gian truyền thống đang có nguy cơ biến mất, nhắc nhở thế hệ trẻ luôn nhớ về cội nguồn.

Việc thay thế tạm thời biểu tượng trang chủ Google cũng nhằm mang lại cho người xem cảm giác tự hào và tinh thần dân tộc, khuyến khích thế hệ trẻ khám phá văn hoá nghệ thuật đặc sắc, phong phú của Việt Nam. Ngoài ra, khơi gợi lên sự quan tâm của cộng đồng quốc tế với loại hình nghệ thuật ca trù.

Được biết để sáng tạo ra Doodle này, hoạ sĩ Xuân Lê đã dành nhiều thời gian nghiên cứu về ca trù, xem các video biểu diễn ca trù truyền thống để thẩm thấu và hoạ sĩ đã nhận được rất nhiều nguồn cảm hứng sáng tạo khi tiếp cận loại hình âm nhạc truyền thống này.

“Ca trù đã được đưa vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO cần được bảo vệ khẩn cấp và có nguy cơ biến mất trong tương lai. Tôi hy vọng Doodle này sẽ khiến mọi người cố gắng tìm hiểu thêm về loại hình nghệ thuật độc đáo này”, hoạ sĩ Xuân Lê nói thêm.

NSƯT Bạch Vân, một ca nương có 30 năm lăn lộn với ca trù cũng đã "mừng rơi nước mắt" khi nhận được thông tin hình ảnh của ca trù được xuất hiện tạm thời, thay thế biểu tượng Google.

Bởi theo NSƯT Bạch Vân: “Với lịch diễn thường xuyên vào thứ 2, thứ 4 và thứ 6 hàng tuần ở 42 Hàng Bạc, tôi nhận thấy vẫn chỉ có khách nước ngoài quan tâm đến ca trù, một tháng may ra có 1-2 khán giả Việt và khán giả trẻ là người Việt lại càng không. Người trẻ sử dụng công nghệ tìm kiếm qua mạng nhiều, nên một cái kích chuột trên một biểu tượng có thể giúp họ hiểu thêm và nhớ đến ca trù”.

Google giới thiệu về Doodle.

Google giới thiệu về Doodle.

Ca trù hay hát ả đào là loại hình nghệ thuật truyền thống của miền Bắc, thịnh hành từ khoảng thế kỷ 15, phổ biến trong đời sống sinh hoạt văn hóa Việt Nam từ đầu thế kỷ 20 trở về trước. Ca trù có năm không gian trình diễn chính: Ca trù cửa đình (hát ở cửa đình tế thần), ca trù cửa quyền (thưởng thức ca trù của giới quyền chức), ca trù tại gia, ca trù hát thi, ca trù ca quán.

Năm 2009, UNESCO đưa ca trù vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp. Gần đây, ca trù hồi sinh nhờ nỗ lực từ các tổ chức Nhà nước và cơ quan quốc tế. Nhiều câu lạc bộ ca trù ra đời dạy miễn phí cho giới trẻ, các liên hoan, chương trình văn hóa giới thiệu bộ môn nghệ thuật đến với công chúng trong và ngoài nước.

BV

Tin khác

Phố phường Hà Nội rực sắc đỏ trong dịp lễ 30/4 và 1/5

Phố phường Hà Nội rực sắc đỏ trong dịp lễ 30/4 và 1/5

(CLO) Những ngày này, nhiều tuyến phố tại Thủ đô Hà Nội được trang trí rực rỡ cờ hoa, băng rôn để chào mừng 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954- 7/5/2024), 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024).

Đời sống văn hóa
Chuyện người cán bộ công an nặng lòng với kỷ vật chiến tranh

Chuyện người cán bộ công an nặng lòng với kỷ vật chiến tranh

(NB&CL) Hàng ngàn hiện vật quý giá về một thời “mưa bom bão đạn” đã được Thượng tá công an Đào Hà dày công sưu tầm, lưu giữ. Nhưng Đào Hà không dành bộ sưu tập đó cho riêng mình, ông mong muốn chúng mang đến những giá trị văn hóa, lịch sử cho cộng đồng.

Đời sống văn hóa
Trải nghiệm chợ phiên vùng cao giữa Thủ đô dịp nghỉ lễ

Trải nghiệm chợ phiên vùng cao giữa Thủ đô dịp nghỉ lễ

(CLO) Du khách có cơ hội được trải nghiệm những nét văn hóa đặc trưng của một chợ phiên vùng cao ngay tại thủ đô Hà Nội trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay.

Đời sống văn hóa
Khánh thành nhà hát tỉnh Ninh Bình với tổng mức đầu tư 245 tỷ đồng

Khánh thành nhà hát tỉnh Ninh Bình với tổng mức đầu tư 245 tỷ đồng

(CLO) Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới (2014-2024), UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức lễ khánh thành Nhà hát tỉnh Ninh Bình.

Đời sống văn hóa
Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới

Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới

(CLO) Triển lãm ảnh “Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới” trưng bày 70 hình ảnh, tư liệu quý hiếm về 2 sự kiện lịch sử nổi bật của dân tộc ta trong thế kỷ XX.

Đời sống văn hóa