Các doanh nghiệp ô tô trong nước “dài cổ” chờ chính sách ưu đãi

Chủ nhật, 21/11/2021 16:31 PM - 0 Trả lời

(CLO) Công nghiệp ô tô là một trong những ngành được ưu tiên phát triển. Thế nhưng, cho đến nay, các doanh nghiệp vẫn “dài cổ” chờ chính sách ưu đãi.

Trích dẫn báo cáo của Hiệp hội cơ khí Việt Nam, Bộ Công Thương cho biết: Từ nhiều năm nay, công nghiệp ô tô được xác định có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, là một trong những động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Công nghiệp ô tô luôn là ngành sản xuất được Nhà nước khẳng định ưu tiên phát triển. Thế nhưng, cho đến nay, các doanh nghiệp vẫn “dài cổ” chờ chính sách ưu đãi. Những chính sách ưu đãi đã được ban hành không đem lại nhiều hiệu quả, hoặc thiếu tính khả thi.

cac doanh nghiep o to trong nuoc dai co cho chinh sach uu dai hinh 1

Công nghiệp ô tô là một trong những ngành được ưu tiên phát triển. Thế nhưng, cho đến nay, các doanh nghiệp vẫn “dài cổ” chờ chính sách ưu đãi.

Một trong những chính sách quan trọng sẽ được xem xét là thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt dành cho ô tô. Hiện tại mức thuế này cao, đã hạn chế người dân sử dụng ô tô, khiến cho sản xuất ô tô không phát triển. 

Đề xuất điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt, theo hướng không tính giá trị linh kiện sản xuất trong nước, vào giá trị tính thuế đối với ô tô, sẽ giúp cho giá thành ô tô sản xuất lắp trong nước giảm, qua đó giảm giá bán và tăng sản lượng, được Bộ Công thương đưa ra từ năm 2017, được các doanh nghiệp ủng hộ và chờ đợi, nhưng đến nay vẫn chưa thành hiện thực.

Nhiều ý kiến cho rằng, trong khi Việt Nam mở cửa cho ô tô nhập khẩu tràn vào thì hỗ trợ ô tô trong nước bàn mãi vẫn chưa thông. Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định: giá ô tô Việt Nam cao gấp 2 lần so với các nước như Thái Lan, Indonesia và con số này còn lớn hơn, nếu so với các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản,... 

Nguyên nhân lớn nhất khiến giá xe trong nước tăng cao là do thuế, phí cao, trong khi sản lượng tích lũy thấp. Giá xe quá cao trong khi thu nhập của người dân thấp, khiến ô tô là mặt hàng xa xỉ với trên 95% người dân Việt Nam. 

Vì vậy, ngành công nghiệp ô tô không phát triển được, ảnh hưởng đến mục tiêu trở thành quốc gia công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

cac doanh nghiep o to trong nuoc dai co cho chinh sach uu dai hinh 2

Lãnh đạo Bộ Kế hoạch - Đầu tư cũng đã có quan điểm, vì sao giải pháp về thuế tiêu thụ đặc biệt đã được Bộ Công thương đề xuất từ lâu, song vẫn chưa thực hiện.

Trước đó, lãnh đạo Bộ Kế hoạch - Đầu tư cũng đã có quan điểm, vì sao giải pháp về thuế tiêu thụ đặc biệt đã được Bộ Công thương đề xuất từ lâu, song vẫn chưa thực hiện.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giải pháp này cũng đang được một số nước ASEAN áp dụng. Mặc dù có thể gây quan ngại về các cam kết quốc tế, nhưng là biện pháp hữu hiệu nhất, để nâng cao khả năng cạnh tranh các sản phẩm sản xuất lắp ráp trong nước và khuyến khích các hãng xe nâng cao tỷ lệ nội địa hóa.

Trước đó, tại Nghị quyết 115 NQ-CP, về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, ban hành ngày 6/8/2020 của Chính phủ (nhiệm kỳ trước) đã yêu cầu Bộ Tài chính sớm sửa đổi chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt (cụ thể là giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt) đối với sản phẩm ô tô, trình Quốc hội khóa XIV tại Kỳ họp thứ 10 diễn ra vào tháng 10/2020 xem xét. Tuy nhiên, đến nay kỳ họp thứ 2 của Quốc hội khóa XV sắp diễn ra rồi nhưng chính sách này vẫn chưa thấy trình.

Ngoài ra, các gói chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất linh kiện ô tô; gói tín dụng hỗ trợ cho khách hàng mua ô tô sản xuất lắp ráp trong nước… cũng được đề cập đến nhiều nhưng cho đến nay vẫn không thấy đâu.

Theo tính toán của các doanh nghiệp, nếu được ưu đãi miễn toàn bộ thuế tiêu thụ đặc biệt cho những linh kiện sản xuất trong nước thì giá xe sẽ giảm từ 10-30% tùy tỷ lệ nội địa hóa của từng mẫu xe.

Nếu các doanh nghiệp sản xuất linh kiện được vay vốn ưu đãi, được hỗ trợ hạ tầng, ưu đãi thuế… cũng giúp chi phí sản xuất giảm. Cùng với đó, người dân lại được hỗ trợ lãi vay khi mua xe sản xuất lắp ráp trong nước, thì sẽ có thêm nhiều người có khả năng tiếp cận với ô tô, giúp tăng sản lượng và sản xuất phát triển.

Cũng theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, gần đây, một số nhà đầu tư nước ngoài tỏ ý quan tâm tới sự phát triển của công nghiệp ô tô Việt Nam và đang chờ tín hiệu từ các cơ quan quản lý. 

Đây là cơ hội phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trước ngưỡng cửa nước ta bước vào giai đoạn ô tô hóa. Để tạo động lực cho ngành công nghiệp ô tô phát triển, cũng như thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp mới đầu tư vào Việt Nam, hay nhận chuyển giao công nghệ từ các hãng nước ngoài, cần sớm ban hành những chính sách ưu đãi thật sự hấp dẫn và thông thoáng.

Định Trần

Bình Luận

Tin khác

4 tháng đầu năm miễn giảm hơn 25.000 tỷ đồng thuế đất, thuê đất

4 tháng đầu năm miễn giảm hơn 25.000 tỷ đồng thuế đất, thuê đất

(CLO) Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính vừa cho biết, tổng số tiền thuế, tiền thuê đất được miễn, giảm trong 4 tháng đầu năm khoảng 25.508 tỷ đồng.

Kinh tế vĩ mô
6 địa phương bị 'bêu tên' giải ngân đầu tư công chậm

6 địa phương bị "bêu tên" giải ngân đầu tư công chậm

(CLO) Bộ Tài chính vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về kết quả kiểm tra đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.

Kinh tế vĩ mô
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư lý giải đường Vành đai 3 TP.HCM chậm tiến độ

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư lý giải đường Vành đai 3 TP.HCM chậm tiến độ

(CLO) Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dự án đường Vành đai 3 TP.HCM đoạn qua thành phố có khó khăn về thiếu nguồn cát san lấp nên phần đường đang chậm tiến độ.

Kinh tế vĩ mô
Bắc Ninh: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 tăng 6,25%

Bắc Ninh: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 tăng 6,25%

(CLO) Mặc dù chưa thể hồi phục về quy mô bình thường nhưng chỉ số sản xuất công nghiệp của Bắc Ninh trong tháng 4/2024 đã tăng 6,25% so với cùng kỳ.

Kinh tế vĩ mô
Mục tiêu tới năm 2030, thu nhập bình quân của người dân Đông Nam Bộ đạt 16.000 USD/năm

Mục tiêu tới năm 2030, thu nhập bình quân của người dân Đông Nam Bộ đạt 16.000 USD/năm

(CLO) Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 370/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Kinh tế vĩ mô