Quốc hội thảo luận các giải pháp nhằm khắc phục thiệt hại do bão lũ:

Các giải pháp hữu hiệu nhằm khắc phục hậu quả thiệt hại do bão lũ gây ra

Thứ bảy, 07/11/2020 08:33 AM - 0 Trả lời

(CLO) Ngoài việc thảo luận các vấn đề đã được nêu trong các báo cáo của Chính phủ và báo cáo thẩm tra, Quốc hội đã tập trung phân tích, đánh giá, đề xuất các giải pháp hữu hiệu nhằm khắc phục hậu quả của đại dịch COVID-19, thiệt hại do bão lũ gây ra.

Toàn cảnh phiên thảo luận ở hội trường về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước. Ảnh: quochoi.vn

Toàn cảnh phiên thảo luận ở hội trường về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước. Ảnh: quochoi.vn

Chiều 6/11, phát biểu giải trình trước Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai đưa ra một số giải pháp nhằm giảm thiệt hại do thiên tai gây ra, bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân.

Theo Phó Thủ tướng, thời gian tới, để giảm thiệt hại do thiên tai, trước hết cần tiếp tục hoàn thiện thể chế liên quan đến phòng, chống thiên tai; đặc biệt tập trung xây dựng các nghị định hướng dẫn Luật Phòng, chống thiên tai. Đồng thời, rà soát lại các kịch bản biến đổi khí hậu để từ đó làm cơ sở xây dựng các phương án ứng phó.

Thứ hai, tập trung xây dựng chiến lược phòng, chống thiên tai giai đoạn 2021 - 2030; xây dựng các quy hoạch quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch ngành, lĩnh vực, quy hoạch đô thị, quy hoạch tỉnh gắn với ứng phó biến đổi khí hậu và chống phòng, chống thiên tai. Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch, lựa chọn các dự án ưu tiên để đầu tư trong giai đoạn bảo đảm thực hiện đa mục tiêu, gắn với phòng, chống thiên tai.

Thứ ba, xây dựng các bản đồ cảnh báo khu vực có nguy cơ lũ ống, lũ quét, sạt lở đất nguy hiểm với tỷ lệ thích hợp.

Theo Phó Thủ tướng, trên cơ sở bản đồ, sẽ quy hoạch, phân bổ lại, bố trí lại dân cư và có những chủ trương đầu tư để bảo đảm an toàn cho người dân. Đồng thời xây dựng hệ thống cảnh báo sớm để kịp thời sơ tán khẩn cấp trước khi có sạt lở đất, lũ quét. “Đây là kinh nghiệm của các nước như Nhật Bản, Hoa Kỳ….”, Phó Thủ tướng cho biết.

Thứ tư, kiểm soát chặt chẽ việc đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế xã hội gắn với ứng phó biến đổi khí hậu và chống thiên tai như các công trình giao thông miền núi, các công trình hồ, đập thủy lợi, thủy điện, đặc biệt là công trình thủy điện nhỏ.

Thứ năm, sửa chữa, nâng cấp bảo đảm an toàn các công trình hồ, đập đê điều, đầu tư chống sạt lở bờ sông, bờ biển. Rà soát, sửa chữa, cải tạo công trình giao thông gây cản trở thoát lũ, đầu tư nâng cấp các khu neo đậu tàu thuyền bảo đảm tránh lũ an toàn.

Thứ sáu, tiếp tục đầu tư chương trình nhà vượt lũ của các tỉnh duyên hải miền trung từ Thanh Hóa đến Bình Thuận.

Thứ bảy, nâng cao năng lực của các lực lượng tham gia phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, trong đó tăng cường tính chuyên nghiệp từ Trung ương đến cơ sở. Đầu tư các phương tiện, thiết bị chuyên dùng phục vụ phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn. Thường xuyên tổ chức diễn tập phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn. Quán triệt nghiêm túc phương châm 4 tại chỗ trong phòng, chống gia tìm kiếm cứu nạn.

Thứ tám, cần lồng ghép đầu tư công tác phòng, chống thiên tai trong các chương trình, dự án đầu tư phát triển kinh tế xã hội của từng ngành, từng địa phương.

Cuối cùng là tăng chi ngân sách cho công tác phòng chống thiên tai. “Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội về nhu cầu chi ngân sách cho công tác phòng chống thiên tai. Yêu cầu kinh phí là rất lớn”, Phó Thủ tướng nói.

Trước đó, Quốc hội đã thảo luận ở hội trường về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, đầu tư công, tài chính quốc gia, cơ cấu lại nền kinh tế.

Ngoài việc thảo luận các vấn đề đã được nêu trong các báo cáo của Chính phủ và báo cáo thẩm tra, Quốc hội sẽ tập trung phân tích, đánh giá, đề xuất các giải pháp hữu hiệu nhằm khắc phục hậu quả của đại dịch COVID-19, thiệt hại do bão lũ gây ra.

Trong ngày đầu tiên (3/11) thảo luận tại Hội trường về các vấn đề về kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước năm 2020-2021 đã có 35 đại biểu tham gia phát biểu.

Đa số ý kiến đại biểu nhất trí với Báo cáo của Chính phủ, Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội. Các báo cáo về cơ bản đã phản ánh đầy đủ, nhận định thẳng thắn, khách quan về những kết quả đạt được, những khó khăn, thách thức và đưa ra các giải pháp, chủ trương phục hồi kinh tế.

Tại phiên thảo luận, có ý kiến đại biểu đề nghị Chính phủ cần đánh giá đầy đủ về thiệt hại do bão lũ, ngập lụt trên các lĩnh vực nông nghiệp, cơ sở hạ tầng để có cơ sở đánh giá đúng chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế.

Đồng thời, các đại biểu tập trung cho ý kiến về cơ cấu nền kinh tế; thu, chi ngân sách nhà nước; giải ngân vốn đầu tư công; giao thông vận tải, xây dựng cơ bản, giải phóng mặt bằng; vấn đề chậm tiến độ các dự án giao thông đường sắt đô thị; phát triển hệ thống giao thông ở đồng bằng sông Cửu Long; về sản xuất nông nghiệp; chính sách bảo vệ và phát triển rừng; quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp FDI; cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước; đổi mới sách giáo khoa.

Các đại biểu cũng thảo luận về công tác y tế dự phòng, khám chữa bệnh trực tuyến; hoạt động tín dụng đen; an ninh nguồn nước, quản lý an toàn hồ, đập, phát triển điện lực, trong đó cần tập trung rà soát, đánh giá lại toàn bộ tác động, mức độ an toàn của hệ thống hồ chứa, thủy điện, thủy lợi và các dự án thủy điện vừa và nhỏ; tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc vận hành các nhà máy thủy điện, công trình thủy lợi; gắn vấn đề an ninh nguồn nước với phòng, chống thiên tai, an ninh năng lượng…

T.Toàn

Tin khác

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tăng cường kiểm tra, giám sát ngay từ lúc bắt đầu triển khai công việc

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tăng cường kiểm tra, giám sát ngay từ lúc bắt đầu triển khai công việc

(CLO) Chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính gợi mở một số bài học kinh nghiệm, trong đó, phải tăng cường kiểm tra, giám sát ngay từ lúc bắt đầu triển khai công việc, ngay từ sớm, từ xa, từ cơ sở, không để vi phạm nhỏ tích tụ lại thành sai phạm lớn.

Tin tức
Trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết bổ sung cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Nghệ An thông qua tại Kỳ họp thứ 7

Trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết bổ sung cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Nghệ An thông qua tại Kỳ họp thứ 7

(CLO) Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình của Chính phủ về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024).

Tin tức
Bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát giới hạn 4-4,5% trong mọi tình huống

Bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát giới hạn 4-4,5% trong mọi tình huống

(CLO) Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đề nghị các Bộ, ngành, địa phương có biện pháp, giải pháp, kịch bản ứng phó phù hợp, linh hoạt, kịp thời, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2024 trong giới hạn 4-4,5% theo đúng Nghị quyết của Quốc hội trong mọi tình huống.

Tin tức
Tập trung cứu chữa gần 500 bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm tại thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai

Tập trung cứu chữa gần 500 bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm tại thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai

(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai chỉ đạo các ngành chức năng trên địa bàn tập trung cứu chữa gần 500 bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm xảy ra tại thành phố Long Khánh, bảo đảm tốt nhất cho sức khỏe người dân.

Tin tức
Cục Thuế Hà Nội có dữ liệu của hơn 320 doanh nghiệp là chủ sở hữu sàn thương mại điện tử

Cục Thuế Hà Nội có dữ liệu của hơn 320 doanh nghiệp là chủ sở hữu sàn thương mại điện tử

(CLO) Cục Thuế thành phố Hà Nội đã xây dựng cơ sở dữ liệu của hơn 320 doanh nghiệp là chủ sở hữu sàn thương mại điện tử, 54 doanh nghiệp là sàn TMĐT lưu trú, khoảng 21.500 doanh nghiệp, trên 16.500 hộ kinh doanh và hơn 80.600 cá nhân tiền lương, tiền công bán hàng trên các sàn Shopee, Tiki, Lazada, thu thập khoảng 110.000 tài khoản ngân hàng, định danh hơn 591.200 shop...

Tin tức