Các kỳ thi học sinh giỏi đang bộc lộ quá nhiều tiêu cực

Thứ ba, 15/12/2020 09:43 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo các thầy cô, việc cho phép học sinh nghỉ các môn học khác để đi bồi dưỡng một môn học mục đích đi thi học sinh giỏi là cách dạy học rất sai lầm, cần dẹp bỏ.

Hiện nay, ở bậc phổ thông đang tồn tại tình trạng đào tạo chạy theo thành tích các cuộc thi học sinh giỏi. Việc này dẫn tới nhiều học sinh có phẩm chất, năng lực tốt bị nhào nặn thành các máy giải đề, "gà chọi" để đi thi.

Theo chị Nguyễn Thu Trang ở quận Hà Đông, Hà Nội, học hành, thi cử là chuyện thường của giáo dục. Nếu việc thi để học sinh đánh giá năng lực mình ở đâu, từ đó chủ động trọng việc trang bị kiến thức để khắc phục hạn chế của bản thân thì rất tốt. Nhưng cố gắng học nhồi nhét một môn học nào đó để đạt thành tích cao trong các kỳ thi, rồi bỏ bê các kiến thức cơ bản khác thì đó là sai lầm.

Vì thế, nếu có những kỳ thi mà tạo cho học sinh học lệch, học tủ thì nên bỏ. Giáo dục nặng về thi cử mà quên đi nhiệm vụ đào tạo con người, hình thành phẩm chất, năng lực cần thiết phải chấn chỉnh kịp thời.

Việc dạy học chạy theo các kỳ thi học sinh giỏi đang khiến cho giáo dục càng thêm lệch lạc (ảnh minh họa - nguồn internet).

Việc dạy học chạy theo các kỳ thi học sinh giỏi đang khiến cho giáo dục càng thêm lệch lạc (ảnh minh họa - nguồn internet).

Chia sẻ với phóng viên Báo Nhà báo và Công luận về những mặt trái của dạy học chạy theo các kỳ thi học sinh giỏi, cô giáo Phan.T.T. A, ở Ba Đình, Hà Nội cho rằng: “Nên bỏ các kỳ thi học sinh giỏi vì nó nặng hình thức và chỉ để lấy thành tích”.

Theo cô giáo  Phan. T.T.A: "Vì quá đề cao và duy trì các cuộc thi học sinh giỏi nên sinh ra mở lớp chọn, lớp chuyên. Sự tồn tại các lớp chuyên, chọn cũng nảy sinh việc giáo viên tìm cách chạy để được dạy các lớp học này. Mục đích của những giáo viên đó là đào tạo 1 hay 2 học sinh có giải từ đó khuếch trương bản thân, mở lò luyện thi, khiến cho tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan.

Những giáo viên đó không thực sự trong sáng vì sự nghiệp giáo dục, vì nhà trường hoặc để đào tạo ra học sinh có công ăn việc làm, cống hiến cho đất nước về sau mà họ chỉ vì đồng tiền thu nhập của cá nhân.

Cách học này cũng không ổn với học sinh, bởi khi bản thân những học sinh đi thi học sinh giỏi thì được đặc cách học các môn học khác, được thầy cô nương nhẹ, nâng điểm  ở những bộ môn còn lại. Mục đích để các em đạt thành tích giỏi toàn diện nhưng thực chất là "học lệch, học tủ".

Thậm chí có những người tìm cách chạy cho con đạt học sinh giỏi quốc gia để vào thẳng đại học. Thi học sinh giỏi hiện nay không phải đơn thuần, vô tư trong sáng để đánh giá học sinh mà đầy rẫy tiêu cực”.

Cô Phan T.T.A còn cho rằng: "Việc thi theo kiểu lựa chọn rồi tạo ra đội tuyển, huấn luyện đã nảy sinh ra tiêu cực. Thậm chí còn có tình trạng các thầy cô dạy ở các lò luyện thi lại là những người ra đề thi. Việc trúng một câu, hai câu trong khi thi là cơ hội để nhiều giáo viên lăng xê chuyện dạy thêm, học thêm..."

Vì thế, theo cô Phan T.T.A. thi học sinh giỏi tổ chức như hiện nay là mất thời gian. Việc cho phép học sinh nghỉ các môn học khác để đi bồi dưỡng một môn học là rất sai lầm.

"Nếu dẹp các kỳ thi này sẽ dẹp được các mô hình trường chuyên, lớp chọn và làm cho giáo dục trở nên thực chất hơn. Cũng từ đó hạn chế được nạn học thêm, dạy thêm trá hình như hiện nay”, cô Phan T.T.A nói.

Vần đề cô giáo Phan T.T.A cũng từng được các chuyên gia giáo dục chỉ ra. Giáo sư Hà Huy Khoái trong bài tham luận tại Lễ Kỷ niệm 40 năm Việt Nam tham gia thi Olympic Toán học Quốc tế (IMO) (1974-2014, Hà Nội 14/9/2014) từng đề cập: “Một học sinh giỏi, làm hết các bài thi đại học trong nhiều năm thì khi đi thi đại học dễ được điểm cao, thậm chí là thủ khoa.

Một học sinh rất giỏi và thường xuyên “luyện” bài tập khó “cỡ IMO” nếu may mắn, có thể lọt đội tuyển IMO.

Nhưng nếu chỉ như thế mà các em không được đào tạo cơ bản thì chắc chắn những học sinh như vậy rất khó để tiến xa.

Điều này hoàn toàn tương tự như khi cho trẻ em tập gánh từ bé. Nếu từ năm 8, 9 tuổi, em bé đã được tập gánh thì khi 15 tuổi có thể sẽ gánh nặng hơn hẳn một em ở tuổi đó mà chưa hề tập gánh.

Nhưng em bé được tập gánh sớm chắc chắn sẽ bị còi, không lớn lên được. Và khi 18 tuổi, kết quả thế nào đã có thể nhìn thấy trước.

Do đó, nếu chỉ chăm chú luyện bài tập khó, luyện "mẹo" mà ít rèn luyện kiến thức cơ bản nâng cao, chúng ta rất dễ làm các học sinh giỏi của mình đạt thành tích sớm, và cũng “còi cọc" sớm về trí tuệ”.

Tổng Chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết từng chia sẻ với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận: “Cách dạy hiện nay ở các trường chuyên gọi là thợ giải bài tập thôi chứ không phải học để phát triển đi theo ngành chuyên môn nào đó, phát triển lên đỉnh cao.

Tất nhiên các bạn trường chuyên thì có tố chất thông minh nhưng chủ yếu là giải bài tập để đi thi quốc gia, quốc tế. Các bạn không được học để trở thành một nhà chuyên môn lớn sau này. Do đó, điều này cần tính toán lại”.

Như vậy có thể thấy dạy học chạy theo các kỳ thi học sinh giỏi đang bộc lộ nhiều tiêu cực. Điều này đã được nhìn nhận nhưng không hiểu vì lý do gì đến nay các kỳ thi học sinh giỏi vẫn tồn tại.

Có cần thiết duy trì các cuộc thi như vậy nữa hay không là vấn đề nghiêm túc cần thiết được trả lời rõ ràng mà trách nhiệm lớn nhất thuộc về Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trinh Phúc

Tin khác

Bắc Ninh có hơn 17.000 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Bắc Ninh có hơn 17.000 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(CLO) Năm học 2023-2024, toàn tỉnh Bắc Ninh có 17.296 học sinh lớp 12 (tăng hơn 1 nghìn học sinh lớp 12 so với năm 2023), cùng với khoảng 400 thí sinh tự do sẽ đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Giáo dục
Hà Tĩnh đặt hàng cho Đại học Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Hà Tĩnh đặt hàng cho Đại học Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

(CLO) Đại học Quốc gia Hà Nội và tỉnh Hà Tĩnh thí điểm hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong nhiều lĩnh vực từ năm học 2024-2025 theo cơ chế đặt hàng.

Giáo dục
Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

(CLO) Theo quy định, thí sinh chịu hoàn toàn trách nhiệm về thông tin khai trong phiếu đăng ký dự thi, vì vậy cần cẩn trong khi thực hiện điền các thông tin.

Giáo dục
Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

(CLO) Chiều 25/4, UBND thành phố Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh) thông tin cập nhật kết quả điều tra, xử lý vụ tố cáo một chủ nhóm lớp mẫu giáo bạo hành trẻ em trên địa bàn.

Giáo dục
Vụ trẻ bị cô giáo đánh ở TP Thủ Đức: Sự việc đáng tiếc của ngành giáo dục

Vụ trẻ bị cô giáo đánh ở TP Thủ Đức: Sự việc đáng tiếc của ngành giáo dục

(CLO) Tại buổi họp báo chiều 25/4, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP HCM Lê Hoài Nam đã thông tin về sự việc trẻ bị cô giáo đánh tại lớp mẫu giáo Tí Bo (phường Linh Đông, TP Thủ Đức, TP HCM).

Giáo dục