Các nhà lãnh đạo đã thỏa thuận gì tại hội nghị thượng đỉnh G20?

Thứ hai, 01/11/2021 15:20 PM - 0 Trả lời

(CLO) Gặp gỡ trực tiếp lần đầu tiên sau hai năm, các nhà lãnh đạo G20 đã có một chương trình nghị sự đầy đủ bao gồm biến đổi khí hậu, đại dịch Covid, một thỏa thuận thuế mang tính bước ngoặt và những lo lắng về kinh tế toàn cầu.

Thay đổi khí hậu

Các nhà lãnh đạo cam kết với mục tiêu chính của Thỏa thuận Paris là hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C so với thời tiền công nghiệp, nhưng lại không đạt được mục tiêu chống phát thải.

cac nha lanh dao da thoa thuan gi tai hoi nghi thuong dinh g20 hinh 1

Các nhà lãnh đạo Angela Merkel, Mario Draghi, Emmanuel Macron và Boris Johnson tại hội nghị thượng đỉnh G20 - Ảnh: Getty

“Để đạt mức 1,5 độ C sẽ đòi hỏi các quốc gia phải có những hành động và cam kết có ý nghĩa và hiệu quả, cũng như các cách tiếp cận khác nhau”, G20 cho biết trong thông cáo cuối cùng.

Hội nghị cũng chỉ cam kết chung chung đạt mục tiêu phát thải carbon ròng bằng không “vào khoảng giữa thế kỷ này”, thay vì ấn định một ngày rõ ràng vào năm 2050, như các nhà vận động và nước chủ nhà hội nghị thượng đỉnh Italia đã kỳ vọng.

Tuy nhiên, trong tuyên bố, G20 đồng ý ngừng tài trợ cho các nhà máy than bẩn ở nước ngoài vào cuối năm 2021 và tái cam kết đáp ứng 100 tỷ USD cho các nước đang phát triển để thích ứng với khí hậu.

Đánh thuế tập đoàn đa quốc gia

Các nhà lãnh đạo G20 đã đạt thỏa thuận quy định các công ty đa quốc gia phải chịu mức thuế tối thiểu 15%, như một phần của nỗ lực xây dựng “một hệ thống thuế quốc tế ổn định hơn và công bằng hơn”.

Có nghĩa, những gã khổng lồ như Amazon, Google, Facebook hay Apple - những công ty được hưởng lợi từ việc đặt trụ sở tại các quốc gia có mức thuế thấp để giảm thiểu hóa đơn thuế - là những mục tiêu cụ thể của quy định toàn cầu mới này.

Cuộc cải cách thuế nói trên, do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) làm trung gian và được 136 quốc gia trên thế giới ủng hộ, đã được lên kế hoạch từ lâu và dự kiến sẽ có hiệu lực vào năm 2023. Tuy nhiên, theo giới quan sát, thời hạn này có nguy cơ không đạt được.

Vắc xin Covid-19

Các nhà lãnh đạo đã cam kết sẽ ủng hộ mục tiêu của WHO là tiêm vắc xin Covid-19 cho ít nhất 40% dân số thế giới vào năm 2021 và 70% vào giữa năm tới, bằng cách tăng cường cung cấp vắc xin cho các nước đang phát triển.

Hội nghị cũng hứa sẽ “làm việc cùng nhau để hướng tới việc thừa nhận các loại vắc-xin Covid-19 được WHO xác nhận là an toàn và hiệu quả”, sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin phàn nàn về sự thiếu chấp thuận của quốc tế đối với vắc xin Sputnik của nước này trong hội nghị.

Kinh tế toàn cầu

Trong bối cảnh lạm phát gia tăng, do giá năng lượng tăng vọt, cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng toàn cầu đang đè nặng lên nền kinh tế thế giới, các nhà lãnh đạo G20 đạt thỏa thuận không sớm loại bỏ các biện pháp hỗ trợ các quốc gia.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục duy trì sự phục hồi, tránh rút lại các biện pháp hỗ trợ, đồng thời duy trì sự ổn định tài chính và tính bền vững tài khóa dài hạn và bảo vệ trước các rủi ro giảm và tác động lan tỏa tiêu cực,” hội nghị tổng kết.

Về lạm phát, họ cho biết “các ngân hàng trung ương đang theo dõi chặt chẽ các động thái giá cả hiện tại” và “sẽ hành động khi cần thiết, bao gồm ổn định giá cả, đồng thời xem xét áp lực lạm phát tạm thời và vẫn cam kết thông tin rõ ràng về quan điểm chính sách”.

Cuối cùng, các nhà lãnh đạo G20 cam kết “vẫn cảnh giác với những thách thức toàn cầu đang ảnh hưởng đến nền kinh tế của chúng ta, chẳng hạn như sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng, và sẽ theo dõi và giải quyết những vấn đề này khi nền kinh tế phục hồi”.

Viện trợ phát triển

Các nhà lãnh đạo đặt ra mục tiêu mới là chuyển 100 tỷ USD cho các quốc gia nghèo nhất, đến từ khoản ngân sách 650 tỷ USD do Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cung cấp thông qua việc phát hành Quyền rút vốn đặc biệt (SDR).

SDR không phải là một loại tiền tệ, nhưng có thể được các nước đang phát triển sử dụng như một loại tiền tệ dự trữ, để ổn định giá trị của đồng nội tệ hoặc được chuyển đổi thành các loại tiền tệ mạnh hơn.

Đối với các nước nghèo hơn, lợi ích của chính sách này là họ có được đồng tiền cứng mà không phải trả lãi suất đáng kể.

Hoàng Hải

Bình Luận

Tin khác

Ngoại trưởng Blinken nói Mỹ không kìm hãm sự phát triển của Trung Quốc

Ngoại trưởng Blinken nói Mỹ không kìm hãm sự phát triển của Trung Quốc

(CLO) Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết các biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip tiên tiến sang Trung Quốc không nhằm mục đích kìm hãm nền kinh tế hoặc sự phát triển công nghệ của Trung Quốc.

Thế giới 24h
Nhiều người biểu tình ủng hộ Palestine tại các trường đại học Mỹ bị bắt

Nhiều người biểu tình ủng hộ Palestine tại các trường đại học Mỹ bị bắt

(CLO) Những người biểu tình ủng hộ Palestine tại một số trường đại học Mỹ đã bị bắt vào thứ Bảy (27/4), khi họ tuyên bố sẽ tiếp tục phong trào nhằm tìm kiếm lệnh ngừng bắn trong cuộc chiến giữa Israel với Hamas.

Thế giới 24h
Ngoại trưởng Pháp đến thăm Lebanon, tìm cách ngăn chặn xung đột Israel-Hezbollah

Ngoại trưởng Pháp đến thăm Lebanon, tìm cách ngăn chặn xung đột Israel-Hezbollah

(CLO) Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Stephane Sejourne sẽ thúc đẩy các đề xuất nhằm ngăn chặn sự leo thang trong xung đột giữa Israel và Hezbollah trong chuyến thăm Lebanon vào Chủ nhật (28/4).

Thế giới 24h
Iraq phạt tù quan hệ đồng giới lên tới 15 năm

Iraq phạt tù quan hệ đồng giới lên tới 15 năm

(CLO) Quốc hội Iraq hôm thứ Bảy (27/4) đã thông qua luật hình sự hóa các mối quan hệ đồng giới với mức án tối đa 15 năm tù.

Thế giới 24h
Nga có thể tịch thu tài sản tư nhân của Mỹ

Nga có thể tịch thu tài sản tư nhân của Mỹ

(CLO) Nếu Mỹ tịch thu tài sản và tiền mặt bị đóng băng của Nga ở phương Tây, Nga cũng sẽ tịch thu tài sản của các công dân và nhà đầu tư Mỹ ở Nga, theo ông Dmitry Medvedev, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga, tuyên bố vào thứ Bảy (27/4).

Thế giới 24h