Các nước đang chạy đua để đặt mua thuốc uống chống COVID-19

Thứ tư, 06/10/2021 09:10 AM - 0 Trả lời

(CLO) Nhiều nước đã vào cuộc đàm phán đặt mua thuốc kháng virus dạng uống Molnupiravir của hãng Merck & Co dù thuốc chưa được cấp phép.

Chạy đua để cuộc sống trở lại bình thường

Ông Somsak Akksilp, Vụ trưởng Vụ Dịch vụ y tế, Bộ Y tế Thái Lan, nói với Reuters rằng, Bangkok đang đàm phán một thỏa thuận mua thuốc kháng virus molnupiravir. Hàn Quốc, Malaysia, Đài Loan (Trung Quốc) đều đang đàm phán để mua loại thuốc này.

cac nuoc dang chay dua de dat mua thuoc uong chong covid 19 hinh 1

Thuốc kháng virus Molnupiravir dạng uống đang là niềm hy vọng giúp chiến thắng đại dịch COVID-19. Ảnh minh họa

Philippines đang thử nghiệm molnupiravir và hy vọng việc này sẽ giúp tiếp cận nguồn cung. Các quốc gia đều từ chối cung cấp thông tin về quá trình đàm phán.

Nhiều quốc gia vội vã đặt hàng sau khi số liệu từ các cuộc thử nghiệm lâm sàng cho thấy thuốc uống của Merck có thể giảm 50% tỷ lệ nhập viện hoặc tử vong ở nhóm người dễ rơi vào tình trạng nặng nếu mắc COVID-19.

Được thiết kế để đưa lỗi vào bộ gien của virus, molnupiravir dự kiến sẽ trở thành thuốc chống COVID-19 đầu tiên qua đường uống được cấp phép.

Nhiều quốc gia châu Á muốn bảo đảm nguồn cung sau khi khốn khổ trong cuộc đua tìm nguồn cung cấp vắc-xin COVID-19 thời gian qua.

“Chúng tôi đang xúc tiến một thỏa thuận với Merck, dự kiến hoàn tất trong tuần này. Chúng tôi đặt trước 200.000 liều”, ông Somsak cho biết. Ông nói rằng lô hàng có thể được giao vào tháng 12, dù thuốc phải chờ được Cục Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ và cơ quan chức năng Thái Lan cấp phép.

cac nuoc dang chay dua de dat mua thuoc uong chong covid 19 hinh 2

Hãng dược phẩm Merck (Mỹ) nghiên cứu thuốc uống Molnupiravir chuyên điều trị COVID-19 cho các bệnh nhân từ thể nhẹ đến trung bình Nguồn: Reuters

Ngày 4/10, lần đầu tiên kể từ giữa tháng 7, số ca mắc COVID-19 ở Thái Lan giảm xuống dưới 10.000. Nước này đã tiêm 55,5 triệu mũi vắc-xin, với khoảng 31% dân số được tiêm đủ liều.

Thủ tướng Úc Scott Morrison hôm qua cho biết sẽ mua 300.000 liều thuốc của Merck, trong bối cảnh bang Victoria ghi nhận số ca mắc cao kỷ lục từ khi đại dịch xảy ra ở nước này, với 1.763 trường hợp.

Úc dự kiến sẽ nhận được thuốc vào đầu năm sau nếu được cơ quan chức năng nước này cấp phép. Một liều thuốc molnupiravir yêu cầu uống 2 viên mỗi ngày trong 5 ngày liên tục đối với bệnh nhân trưởng thành, ông Morrison cho biết.

Phát ngôn viên của Ủy ban châu Âu cho biết, Brussels có thể triển khai một kế hoạch mua chung cho cả khối, tương tự chiến lược về mua vắc-xin, nhưng chưa có thông tin cụ thể nào về việc mua thuốc của Merck.

Phát ngôn viên Bộ Y tế Đức cho biết, chính phủ Đức đang theo dõi tiến triển của các loại thuốc mới, nhưng từ chối cho biết liệu nước này có đặt mua thuốc của Merck hay không.

Merck dự kiến có thể sản xuất 10 triệu liều thuốc COVID-19 đến cuối năm nay. Hãng đã ký hợp đồng với chính phủ Mỹ để cung cấp 1,7 triệu liều molnupiravir với giá 700 USD/liều. Công ty nói rằng, giá bán dựa

cac nuoc dang chay dua de dat mua thuoc uong chong covid 19 hinh 3

Remdesivir đã được nhiều quốc gia như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản phê chuẩn để điều trị cho các bệnh nhân mắc COVID-19 Nguồn: Reuters

"Vũ khí" hữu hiệu chống lại đại dịch

Trước đó, ngày 27/9, Hãng dược phẩm Pfizer của Mỹ thông báo đang bước sang giai đoạn giữa và cuối của tiến trình thử nghiệm lâm sàng thuốc viên kháng SARS-CoV-2 dành cho những người đã nhiễm bệnh.

Theo giám đốc phụ trách khoa học của Pfizer, Mikael Dolsten, loại thuốc này được Pfizer phát triển từ tháng 3-2020, mang tên PF-07321332. Trong giai đoạn thử nghiệm mới sẽ có sự tham gia của 2.660 người trưởng thành có triệu chứng mắc Covid-19 hoặc được xác định đã tiếp xúc với nguồn bệnh.

Những tình nguyện viên này được chỉ định ngẫu nhiên, uống thuốc PF-07321332 kết hợp với ritonavir - loại thuốc được sử dụng kết hợp trong điều trị HIV.

Người tham gia thử nghiệm sẽ uống giả dược 2 lần/ngày, trong 5 hoặc 10 ngày, qua đó đánh giá độ an toàn và hiệu quả của PF-07321332 trong việc ngăn chặn lây nhiễm SARS-CoV-2 và sự phát triển của các triệu chứng bệnh trong chu kỳ 14 ngày.

Bên cạnh Pfizer đang nỗ lực tạo ra loại thuốc viên kháng SARS-CoV-2, Công ty Merck và đối tác Ridgeback Biotherapeutics (Mỹ) cũng đã khởi động việc đánh giá thuốc Molnupiravir về khả năng giảm thiểu nguy cơ nhập viện hoặc tử vong đối với bệnh nhân mắc Covid-19.

Những nghiên cứu này đang có nhiều thuận lợi, bởi thuốc viên kháng vi rút từ lâu đã được sử dụng để điều trị nhiều căn bệnh do vi rút gây ra, như viêm gan C hay HIV/AIDS.

Một trong những sản phẩm được sử dụng rộng rãi nhất là Tamiflu, loại dược phẩm dùng trong đại dịch viêm đường hô hấp cấp (SARS) vào năm 2003. Tuy nhiên, để tạo ra "vũ khí" thực sự có hiệu quả cần thêm thời gian.

Trên lý thuyết, các loại thuốc điều trị và ngăn ngừa nhiễm vi rút ở người và động vật tuy khác nhau về phương thức nhưng đều chung một mục đích là để tăng cường hệ thống miễn dịch, chống nhiễm khuẩn, đồng thời giảm thiểu lượng vi rút hoạt động.

Cụ thể, thuốc PF-07321332 sẽ ngăn chặn các enzyme chủ chốt cần thiết mà SARS-CoV-2 cần để nhân bản. Tuy nhiên, các loại thuốc kháng vi rút SARS-CoV-2 hiện mới có hiệu quả trong điều trị cho những bệnh nhân mới nhiễm bệnh.

Theo giới chuyên môn, khi bệnh đã chuyển nặng, phần lớn vi rút ngừng nhân bản, khiến việc dùng thuốc kháng vi rút có thể tạo phản ứng thái quá của hệ miễn dịch, gây nguy hiểm cho người sử dụng.

Ở thời điểm này, bệnh nhân sẽ cần các loại thuốc khác như Corticosteroid, Kevzara hay Actemra - những dược phẩm đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phê duyệt phục vụ điều trị Covid-19.

Có thể thấy, việc nghiên cứu, sản xuất thuốc viên kháng vi rút SARS-CoV-2 được nhiều quốc gia kỳ vọng, trong bối cảnh biến chủng Delta đang đẩy hệ thống y tế nhiều nước vào tình trạng quá tải.

Mỹ đã công bố đầu tư tới 3,2 tỷ USD phục vụ cho các nghiên cứu thuốc kháng Covid-19, trong khi Hàn Quốc mới đây cũng phân bổ ngân sách tới 30,8 triệu USD để mua thuốc điều trị Covid-19 dạng viên.

Các hãng dược của xứ Kim chi cũng đang phát triển 11 loại thuốc điều trị Covid-19 dạng viên...

Từ trước đến nay, vắc xin vẫn là "vũ khí" hiệu quả nhất trong cuộc chiến chống Covid-19. Việc phát triển thêm thuốc viên kháng vi rút SARS-CoV-2 là sự bổ sung rất quan trọng và cần thiết để đẩy lùi đại dịch bởi nó có nhiều tính năng ưu việt, vừa có tác dụng điều trị trực tiếp, vừa dễ sử dụng.

Quan trọng hơn, loại thuốc viên kháng SARS-CoV-2 này sẽ mở ra cơ hội, giúp cuộc sống của người dân trên toàn cầu sớm trở lại với trạng thái "bình thường mới".

Thủy Tiên

Bình Luận

Tin khác

Hóc dị vật cuống trái xoài khiến một trẻ nguy kịch

Hóc dị vật cuống trái xoài khiến một trẻ nguy kịch

(CLO) Dị vật cuống trái xoài đã được các bác sĩ lấy ra khỏi đường thở của bé trai 8 tháng tuổi, hiện tình trạng sức khỏe bé tạm ổn, đang điều trị và theo dõi thêm.

Sức khỏe
Bắc Ninh ghi nhận 4 ca mắc ho gà

Bắc Ninh ghi nhận 4 ca mắc ho gà

(CLO) Các ca mắc ho gà trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đều xuất hiện ở trẻ dưới 2 tháng tuổi, độ tuổi chưa đến lịch được tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà.

Sức khỏe
Cứu sống sản phụ vỡ thai ngoài tử cung, mất hơn 2 lít máu

Cứu sống sản phụ vỡ thai ngoài tử cung, mất hơn 2 lít máu

(CLO) Sản phụ 34 tuổi nhập viện trong tình trạng sốc mất máu, đau bụng nhiều, huyết áp giảm do thai ngoài tử cung bị vỡ và được chỉ định phẫu thuật cấp cứu và truyền 6 đơn vị máu.

Sức khỏe
Dịch bệnh thế giới diễn biến phức tạp, Bộ Y tế chỉ đạo phòng chống dịch từ xa

Dịch bệnh thế giới diễn biến phức tạp, Bộ Y tế chỉ đạo phòng chống dịch từ xa

(CLO) Dịp nghỉ lễ nhu cầu đi lại người dân nhiều nên tăng nguy cơ lây lan dịch, trong bối cảnh Tổ chức Y tế thế giới đã cảnh báo việc gia tăng số ca mắc bệnh sởi và nguy cơ bùng phát dịch sởi tại nhiều khu vực trên thế giới.

Sức khỏe
Giả mạo chữ ký lãnh đạo Bệnh viện Nhi trung ương để huy động tiền từ thiện

Giả mạo chữ ký lãnh đạo Bệnh viện Nhi trung ương để huy động tiền từ thiện

(CLO) Một tài khoản mạng xã hội đã đăng thông tin sai sự thật trên các hội, nhóm và các trang mạng xã hội mạo danh Bệnh viện nhi Trung ương để huy động tiền từ thiện.

Sức khỏe