Các tỉnh ồ ạt “xin” sân bay: Hợp đồng PPP có giảm được gánh nặng cho ngân sách nhà nước?

Thứ bảy, 13/03/2021 08:05 AM - 0 Trả lời

(CLO) Hiện tại, chỉ có duy nhất Quảng Trị đề xuất “xin” sân bay bằng hình thức đối tác công - tư (PPP). Nhiều chuyên gia đánh giá cao phương án này, nhưng thời điểm này chưa phù hợp.

Giải pháp PPP có “cứu” được sân bay?

Trong hàng chục tỉnh “xin” sân bay, chỉ có duy nhất Quảng Trị là địa phương đề xuất phương án sân bay địa phương theo hình thức đối tác công - tư (PPP).

Về mặt lợi ích, việc “tư nhân hóa” sân bay vừa giảm bớt gánh nặng cho Ngân sách Nhà nước vừa làm thỏa mãn mong muốn của địa phương. Tuy nhiên, ngay cả khi có sự tham gia của tư nhân, nếu một dự án sân bay không có lãi và báo lỗ triền miên, Chính phủ vẫn sẽ phải gánh vác và chia sẻ trách nhiệm.

“Tư nhân hóa” sân bay là giải pháp hay, nhưng hiện tại được cho là chưa phù hợp.

“Tư nhân hóa” sân bay là giải pháp hay, nhưng hiện tại được cho là chưa phù hợp.

Nhiều chuyên gia đánh giá, có thể tầm nhìn trong 20 - 30 năm nữa, Việt Nam cần có thêm sân bay để phục vụ cho lợi ích kinh tế - du lịch. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, số lượng sân bay trong nước vấn đáp ứng đủ nhu cầu đi lại, di chuyển trong nước và quốc tế.

TS Nguyễn Hữu Đức, chuyên gia giao thông của Jica đánh giá: Bất kỳ doanh nghiệp nào, khi đầu tư kinh doanh cũng đều đặt nặng vấn đề tài chính, lợi nhuận lên hàng đầu. Nếu không có lãi, doanh nghiệp sẽ không dại gì mà “thò” chân vào.

Tuy nhiên, cũng có một vài trường hợp, doanh nghiệp nhận trái đắng khi các khoản đầu tư trước đó không mang lại hiệu quả. Đặt giả thuyết, doanh nghiệp đầu tư vào sân bay bị lỗ. Nếu thua lỗ triền miên, chắc chắn doanh nghiệp sẽ rút lui, còn nếu không rút sẽ phải đối mặt với phá sản.

“Trong trường hợp này, nếu Chính phủ hỗ trợ, câu chuyện lại trở về vấn đề lãng phí ngân sách nhà nước. Như vậy, theo tôi, bất kỳ quy hoạch sân bay nào đều phải dựa trên nguyên tắc có lãi hãy làm”, ông Đức nói.

Ngoài ra, chuyên gia của Jica nhìn nhận: Trong bối cảnh các sân bay nội hiện nay vẫn đáp ứng tốt nhu cầu đi lại, di chuyển của người dân và du khách quốc tế. Việc xây dựng thêm sân bay mới sẽ lãng phí tài nguyên đất.

Đồng tình với quan điểm này, GS.TS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận xét: Cần phải xem xét về tính khả thi của các dự án sân bay địa phương.

“Kể cả dùng Hợp đồng đối tác PPP, nếu sân bay không có lãi cũng không làm. Tất cả phải dựa trên nguyên tắc, sân bay có thể tự nuôi thì hẵng làm, còn chờ mong có ai đó hàng năm chi ra hàng trăm tỷ đồng để “nuôi báo cô” thì không làm”, ông Võ cho biết.

Quy hoạch sân bay thế nào cho hợp lý?

Theo GS Đặng Hùng Võ, để tránh lãng phí Ngân sách Nhà nước, Bộ Xây dựng nên xem xét quy hoạch sân bay theo “chuẩn” quốc tế. Tức là, một sân bay dùng cho tất cả các địa phương nằm trong bán kính 60 km. Như vậy, ở Việt Nam một sân bay có thể dùng cho 4-5 tỉnh ở miền Bắc và miền Nam còn miền Trung ít nhất là dùng được cho 3 tỉnh.

Trong khi đó, TS Nguyễn Xuân Thủy, nguyên Giám đốc nhà xuất bản giao thông chia sẻ: Về quy chuẩn xây dựng sân bay hiệu quả, các sân bay phải cách nhau ít nhất là 400 km - 500 km. Ví dụ, nếu Hà Nội đã có sân bay Nội Bài, thì sân bay tiếp theo sẽ phải nằm ở Hà Tĩnh, Quảng Bình (các địa phương này cách Hà Nội khoảng 400 km - 500 km).

Ông Thủy nhấn mạnh, thay vì xây thêm sân bay mới, các tỉnh nên ưu tiên phát triển các loại hình giao thông khác, như đường sắt, đường bộ để kết nối với hệ thống sân bay sẵn có. Điều này vừa tiết kiệm ngân sách, vừa khai thác hết tiềm năng của các loại hình giao thông mang lại.

Nguyễn Hoài Thu

Tin khác

Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

Nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới xuất hiện, tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục

(CLO) Dù đợt nắng nóng gay gắt ở miền Bắc mới diễn ra 1 ngày, song mức tiêu thụ điện đã xô đổ mọi kỷ lục.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

Nhóm hàng nào tăng giá mạnh nhất từ đầu năm 2024?

(CLO) Giá lương thực, xăng dầu và giá dịch vụ y tế đã khiến CPI 4 tháng đầu năm 2024 tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,81%.

Kinh tế vĩ mô
Số lượng doanh nghiệp phá sản vẫn 'áp đảo', mỗi tháng có 21.600 công ty rút lui

Số lượng doanh nghiệp phá sản vẫn "áp đảo", mỗi tháng có 21.600 công ty rút lui

(CLO) Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 86.400 doanh nghiệp, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân một tháng có 21.600 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Kinh tế vĩ mô
Giảm mạnh ngày lễ, giá vàng SJC vẫn “nóng bỏng tay” so với vàng thế giới

Giảm mạnh ngày lễ, giá vàng SJC vẫn “nóng bỏng tay” so với vàng thế giới

(CLO) Dù giảm mạnh trong ngày nghỉ lễ nhưng giá vàng SJC vẫn cao vượt trội so với giá vàng thế giới.

Tài chính - Bảo hiểm
Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

Một nửa giao dịch giữa Nga - Trung Quốc được thực hiện thông qua bên thứ ba

(CLO) Reuters đưa tin, dẫn lời các nhà tư vấn thương mại và chủ ngân hàng, cũng như các nhà nhập khẩu và xuất khẩu, có tới một nửa số giao dịch thương mại giữa Nga và Trung Quốc được thực hiện thông qua các bên trung gian.

Thị trường - Doanh nghiệp