Các trường đại học đua nhau mở ngành, đóng ngành: Giáo dục chạy theo thị hiếu nhất thời sẽ thất bại!

Thứ năm, 11/04/2024 11:13 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Theo chuyên gia, giáo dục đại học phải xuất phát từ cái tâm đào tạo nhân lực, nhân tài chất lượng cao cho đất nước thì mới bền vững, còn chạy theo thị hiếu nhất thời sẽ thất bại.

Sự kiện: Bộ GD&ĐT

Dừng đào tạo, tuyển sinh vì không có sinh viên

Hiện nay, để thu hút tuyển sinh, nhiều trường đại học đua nhau mở ngành mới tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt trong tuyển sinh đầu vào giữa các trường đại học. Việc mở ngành nhiều, ưu điểm sẽ tạo nhiều cơ hội lựa chọn cho sinh viên lựa chọn ngành nghề để theo học. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, việc mở ngành quá nhiều đặc biệt chạy theo thị hiếu dẫn đến tình trạng thừa thãi, không tuyển sinh được nên ngành vừa mở thì phải đóng cửa do không tuyển sinh hoặc tuyển sinh quá ít.

Câu chuyện xảy ra tại Trường Đại học Hoa Sen, Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng và Trường Đại học Thủ Dầu Một… là một trong những minh chứng cho tình trạng mở ngành tràn lan, thiếu kiểm soát. Theo đó, Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ ra nhiều thiếu sót, sai phạm trong việc mở ngành, đào tạo tại các trường đại học này. Trong đó, nhiều ngành khi mở, các trường đã không khảo sát nhu cầu xã hội đầy đủ dẫn đến khó tuyển sinh, số lượng nhập học rất thấp, thậm chí không tuyển được sinh viên.

Tại Trường Đại học Hoa Sen, nhà trường đã không tuyển sinh được sinh viên các ngành Quản lý tài nguyên môi trường, Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu, Công nghệ thực phẩm, Quản trị văn phòng, Hoa Kỳ học, Bảo hiểm trong năm 2021 và năm 2022. Ngành Nhật Bản học cũng chung số phận, khi trong năm 2022 – 2023 không tuyển sinh được đành phải dừng. Trường cũng dừng tuyển sinh các ngành Luật quốc tế, Bất động sản và Hệ thống thông tin quản lý.

cac truong dai hoc dua nhau mo nganh dong nganh giao duc chay theo thi hieu nhat thoi se that bai hinh 1

Giáo dục đại học cần xác định mục tiêu là đào tạo nguồn nhân lực cao cho xã hội, tránh chạy theo thị hiếu một cách thiếu kiểm soát.

Khi chiếu vào các ngành không tuyển được sinh viên buộc phải dừng tuyển sinh của Trường Đại học Hoa Sen nhiều người bình luận đây là kết quả của việc mở ngành chạy theo thị hiếu, theo phong trào mà ít quan tâm đến nhu cầu thực. Anh Trần Quốc Toản ở Đống Đa, Hà Nội bình luận, việc Trường Đại học Hoa Sen dừng tuyển sinh ngành Nhật Bản học không hề gây bất ngờ với anh. Bởi, ngành học Nhật Bản học đã trở thành truyền thống, thương hiệu của nhiều trường đại học lớn. Đầu vào tỷ lệ chọi của ngành Nhật Bản Học rất cao, dẫn đến tuyển sinh điểm luôn xấp xỉ gần 30 điểm như tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội).

“Việc Trường Đại học Hoa Sen mở ngành trong thời điểm nhu cầu xã hội đã bão hòa, ngành học không còn tính mới và không thể cạnh tranh được với những trường đã có truyền thống, có uy tín trong đào tạo ở mảng này nên việc dừng tuyển sinh là điều có thể hiểu được” – anh Trần Quốc Toản chia sẻ. Ngoài ra, anh Trần Quốc Toản cho rằng, các ngành như Bất động sản hay Hoa Kỳ học là những tên ngành nghề thì rất kêu, rất thị hiếu nhưng bản chất của những chuyên ngành này còn quá mới, chưa tạo nên được sự yên tâm của thí sinh khi đăng ký theo học.

Cũng chung số phận phải dừng tuyển sinh nhiều ngành đào tạo, Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng đã ngừng tuyển sinh 7 ngành đào tạo trình độ đại học gồm: Giáo dục thể chất, Thiết kế thời trang, Quản lý công nghiệp, Kỹ thuật xây dựng, Trung Quốc học, Hàn Quốc học, Nhật Bản học.

Tuy nhiên, bàn về kỷ lục đóng ngành phải kể đến Trường Đại học Thủ Dầu Một. Năm 2022, trường có 11 ngành phải dừng tuyển sinh (Lịch sử, Văn học, Văn hóa học, Toán kinh tế, Chính trị học, Địa lý học, Quốc tế học, Sinh học ứng dụng, Vật lý học, Đảm bảo chất lượng và An toàn thực phẩm, Quản lý đô thị). Năm 2023, trường đã ngừng tuyển sinh thêm 2 ngành (Quản lý văn hóa và Quản lý công). Trong số 13 ngành ngừng tuyển sinh, hiện có 4 ngành không có sinh viên theo học (Quản lý Văn hóa, Quản lý công, Toán kinh tế và Quản lý đô thị).

Cần giám sát chặt chẽ

Thực trạng mở ngành và dừng tuyển sinh nhanh chóng chỉ sau một vài năm tại Trường Đại học Hoa Sen, Trường Đại học Hồng Bàng, Trường Đại học Thủ Dầu Một… nhiều ý kiến cho rằng đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm trong mở ngành tràn lan rồi sau đó vài năm lại dừng tuyển sinh vì không có sinh viên theo học.

cac truong dai hoc dua nhau mo nganh dong nganh giao duc chay theo thi hieu nhat thoi se that bai hinh 2

Chị Nguyễn Thu Thủy ở quận Nam Từ Liêm bình luận, chị lo ngại về chất lượng đào tạo đại học. “Một năm có trường mở ra một lúc nhiều ngành mới thì lấy đâu ra chất lượng. Thậm chí, những ngành mở ra không liên quan gì đến lĩnh vực có truyền thống đào tạo trước đây” – chị Nguyễn Thu Thủy chia sẻ. Theo chị Nguyễn Thu Thủy, cơ quan quản lý cần siết chặt hơn trong quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo đại học. Tránh trường hợp mở ngành ra không tuyển sinh được nên phải dừng quá nhiều.

“Việc đào tạo đại học không phải là chuyện thử sai. Giáo dục không được phép thử sai chính vì vậy cần siết chặt khâu mở ngành, đào tạo. Tránh việc mở ngành theo trào lưu, theo thị hiếu thiếu đi cơ sở khoa học, thực tiễn. Tình trạng này nếu không quản lý tốt, dẫn đến tình trạng nhiễu loạn tuyển sinh, khiến thí sinh và phụ huynh như rơi vào ma trận khó biết chọn ngành, chọn nghề, chọn trường nào theo học để có tương lai” – chị Nguyễn Thu Thủy nêu.

Bàn về vấn đề này, phóng viên Báo Nhà báo & Công luận đã có trao đổi với Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Xuân Nhĩ - Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo. Theo ông Trần Xuân Nhĩ, một trường đại học muốn mở ngành cũng cần điều kiện, không tự nhiên nhà trường được mở để tuyển sinh, đào tạo.

“Trường đại học muốn mở ngành phải chứng minh điều kiện cơ sở vật chất, giảng viên, chương trình và nhu cầu của xã hội cần ngành đó như nào. Khi mở ngành phải điều tra khảo sát kỹ lưỡng. Còn không làm khảo sát mà làm theo cảm tính, nghĩ bừa ra nhiều ngành để thu hút nhiều sinh viên. Những suy nghĩ như vậy mới dẫn tới làm không đúng và hệ lụy không có sinh viên theo học, đành phải dừng tuyển sinh” – ông Trần Xuân Nhĩ phân tích.

Cũng theo vị này, làm giáo dục cần thực chất, chính đáng. Giáo dục đại học trước hết vì đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng để phục vụ cho xã hội. Cái tâm của các nhà trường phải thế thì mới làm giáo dục đại học được. “Nếu chỉ chạy theo cơ chế thị trường, thương mại hóa giáo dục đại học cuối cùng sẽ gặp chuyện thất bại” – ông Trần Xuân Nhĩ nhấn mạnh.

Trong vấn đề quản lý, theo ông Trần Xuân Nhĩ, Nhà nước có đưa ra điều kiện mới được mở ngành. Mặc dù có điều kiện nhưng Bộ GD&ĐT cũng cần thể hiện sự hiểu biết của mình. Xem các ngành trường dự định mở đã có trường nào đào tạo chưa, nhu cầu xã hội thế nào, cơ quan quản lý phải có sự hiểu biết để định hướng cho các trường.

“Nhà trường và Bộ GD&ĐT cần có trách nhiệm trong việc mở ngành đào tạo. Nếu buông thả làm không đúng chắc chắn ảnh hưởng đến thanh danh. Nhà trường cứ mở ngành rồi đóng ngành liên tục, chắc chắn sẽ rất khó phát triển” – ông Trần Xuân Nhĩ bình luận.

Như vậy, qua ý kiến của chuyên gia cho thấy giáo dục đại học cần phát triển theo chiều sâu, vì cái tâm đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao để phục vụ xã hội. Còn nếu chỉ chăm chăm vào thị hiếu, mở ngành tràn lan để thu hút thí sinh thì chỉ là nhất thời, không thể phát triển bền vững, lâu dài.

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Huyện Chư Pưh (Gia Lai) tích cực nâng cao kỹ năng sống cho học sinh

Huyện Chư Pưh (Gia Lai) tích cực nâng cao kỹ năng sống cho học sinh

(CLO) Để hạn chế các tai nạn thương tích xảy ra với học sinh, thời gian qua ngành Giáo dục huyện Chư Pưh đã tích cực phối hợp tuyên truyền, giáo dục pháp luật, tăng cường các kỹ năng sống, những hoạt động này được các em và phụ huynh nhiệt tình hưởng ứng.

Giáo dục
Hướng dẫn đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trực tuyến

Hướng dẫn đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trực tuyến

(CLO) Quá trình đăng ký dự thi, các thí sinh cần điền đủ thông tin nhằm đảm bảo quyền lợi khi tham dự thi tốt nghiệp THPT 2024.

Giáo dục
Quy định về ảnh thí sinh sử dụng khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Quy định về ảnh thí sinh sử dụng khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

(CLO) Theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ảnh của thí sinh trên hệ thống phải bảo đảm độ phân giải là 400x600 pixels, được chụp theo kiểu căn cước công dân và trước thời gian nộp hồ sơ không quá 6 tháng.

Giáo dục
Bắc Ninh có hơn 17.000 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Bắc Ninh có hơn 17.000 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(CLO) Năm học 2023-2024, toàn tỉnh Bắc Ninh có 17.296 học sinh lớp 12 (tăng hơn 1 nghìn học sinh lớp 12 so với năm 2023), cùng với khoảng 400 thí sinh tự do sẽ đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Giáo dục
Hà Tĩnh đặt hàng cho Đại học Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Hà Tĩnh đặt hàng cho Đại học Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

(CLO) Đại học Quốc gia Hà Nội và tỉnh Hà Tĩnh thí điểm hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong nhiều lĩnh vực từ năm học 2024-2025 theo cơ chế đặt hàng.

Giáo dục