Các trường đua nhau tổ chức nhiều kỳ thi riêng: Bộ Giáo dục và Đào tạo cần siết chặt

Thứ ba, 07/02/2023 10:28 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga, việc đua nhau tổ chức kỳ thi riêng, đua nhau tăng phí dự thi dẫn tới tốn kém và phiền phức cho xã hội vì thế Bộ Giáo dục và Đào tạo cần phải tăng cường quản lý.

Hiện nay, cả nước có nhiều kỳ thi phục vụ cho công tác tuyển sinh đại học. Ngoài kỳ thi tốt nghiệp THPT được tổ chức đồng loạt trong cả nước thì nhiều trường đại học đua nhau tổ chức kỳ thi riêng.

Đơn cử như kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội, kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Kỳ thi đánh giá tư duy của Đại học Bách Khoa Hà Nội, Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Sư phạm Hà Nội, Kỳ thi vào khối ngành Công an…

cac truong dua nhau to chuc nhieu ky thi rieng bo giao duc va dao tao can siet chat hinh 1

Quá nhiều kỳ thi riêng gây lãng phí và phiền phức cho toàn xã hội (ảnh chinhphu.vn).

Việc tổ chức thi, các nhà trường lại tăng phí tuyển sinh theo từng năm. Kỳ thi đánh giá năng lực của đại học Quốc gia Hà Nội năm 2023 thu thí sinh đăng ký tham dự kỳ 500.000 đồng/thí sinh/lượt. Trước đây lệ phí chỉ 200 nghìn đồng.

Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, mức phí thi đánh giá năng lực cũng được điều chỉnh cao hơn so với năm trước, tức tăng từ 200.000 đồng/lượt/thí sinh lên thành 300.000 đồng/lượt/thí sinh.

Riêng thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ phải đóng lệ phí thi là 160.000 đồng/1 môn thi. Tức nếu thí sinh tham gia thi tổ hợp 3 môn thì số tiền lên đến 480.000 đồng.

Trước việc có nhiều kỳ thi riêng để phục vụ cho công tác tuyển sinh đại học, phóng viên Báo Nhà báo & Công luận trao  đổi với Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương).

Bàn về vấn đề này, theo ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga các nhà trường đua nhau tổ chức tuyển sinh riêng vì xuất phát từ việc Luật Giáo dục Đại học cho phép các trường tự chủ trong tuyển sinh.

Theo đó, do các trường không đặt niềm vào kết quả thi THPT quốc gia, chính vì vậy phải có kỳ thi riêng để đảm bảo chất lượng trong tuyển sinh. Phân tích thêm, vị này cho rằng trong nhiều năm kỳ thi THPT quốc gia (nay kỳ  thi tốt nghiệp THPT) có hiện tận gian lận. Kết quả kỳ thi điểm cao một cách bất thường, thiếu sự phân hóa.

“Đây là một trong những nguyên nhân khiến nhiều trường chất lượng cao không mấy tin tưởng vào kỳ thi tốt nghiệp THPT nên họ đứng ra tổ chức một kỳ thi riêng. Tuy nhiên, kỳ thi riêng chỉ giải quyết được một vấn đề là các trường tự chủ trong tuyển sinh. Họ được tham gia lựa chọn sinh viên trường mình để đảm bảo chất lượng đầu vào.

Nhưng dẫn đến nhiều bất cập. Đã có kỳ thi tốt nghiệp THPT rồi còn có nhiều kỳ thi riêng. Như vậy, ý nghĩa của kỳ thi quốc gia không giữ được” – ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga nhận định.

Cũng theo vị này, khi tổ chức một kỳ thi chung để phục vụ tuyển sinh đại học và xét tốt nghiệp sẽ để thí sinh đỡ vất vả. Còn khi tổ chức nhiều kỳ thi chắc chắn sẽ tốn kém và mệt mỏi cho toàn xã hội.

“Tôi cho rằng, phương án kỳ thi 2 trong 1 vừa lấy điểm tốt nghiệp THPT vừa lấy điểm tốt nghiệp đại học sẽ giảm tải rất nhiều. Trong khi với xu hướng đua nhau tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực đầu vào tự nhiên biến một kỳ thi thành nhiều kỳ thi rất nhiêu khê, vất vả” – vị này nhận mạnh.

Cũng theo vị này, thời gian qua nhiều phụ huynh và dư luận phàn nàn về tình trạng tiền lệ phí mỗi trường thu một khác. Đây là vấn đề cần được xem xét.

Mặc dù, các trường tự tổ chức, các trường tự có quyền quyết định lệ phí thi nhưng việc đua nhau tăng giá cần phải có đánh giá tác động đến thí sinh và phụ huynh.

Việc năm ngoái lệ phí khác, năm nay lại khác. Thậm chí có trường tăng lên rất cao. Tôi thấy, phía Bộ Giáo dục và Đào tạo cần rà soát việc các trường đua nhau đánh giá năng lực, đây là một trào lưu rất bất cập.

Theo ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga, trước đây đã có thời gian dài khắc phục được việc có quá nhiều kỳ  thi. Tuy nhiên, giờ các trường đua nhau tổ chức như vậy không khác gì trở lại thời kỳ trước.

Để khắc phục việc này, trước hết Bộ Giáo dục và Đào tạo cần nghiêm túc, chú trọng nâng cao chất lượng kỳ thi tốt nghiệp THPT để các trường yên tâm khi lấy kết quả để tuyển sinh đại học.

Phải tránh được tình trạng điểm thi tốt nghiệp quá cao. Cách ra đề phải phân hóa được học sinh. Việc điểm quá cao nên nhiều trường không yên tâm. Bên cạnh đó cần có động thái chấn chỉnh việc ồ ạt tổ chức các kỳ thi riêng.

Hiện nay đang có quá nhiều kỳ thi, mỗi nơi thu phí một kiểu. Trong khi tâm lý của phụ huynh, học sinh  muốn con đỗ vào trường Top nên đành phải chấp nhận dự thi. Điều này gây nên lãng phí và tốn kém lớn.

“Hiện chưa có chế tài nào điều chỉnh trong việc thu phí dự thi. Nhưng để đảm bảo minh bạch cần phải rà soát tổng thể không thể để tự nhà trường định giá tùy tiện” – Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga nêu ý kiến.

Như vậy qua trao đổi có thể thấy vấn đề tổ chức kỳ thi riêng đang chứa đựng nhiều bất cập cần thiết phải được quản lý tránh tình trạng đua nhau mở kỳ thi rồi cùng nhau tăng giá lệ phí thi.

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Chứng chỉ hành nghề nhà giáo có làm nhụt chí người theo đuổi nghề giáo?

Chứng chỉ hành nghề nhà giáo có làm nhụt chí người theo đuổi nghề giáo?

(CLO) Ông Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) cho rằng, sinh viên ra trường phải đủ điều kiện thực tập trong thời gian một năm sau đó được đánh giá hoàn thành mới được cơ quan tuyển dụng.

Giáo dục
Luật hóa quy định lương giáo viên cao nhất liệu có khả thi?

Luật hóa quy định lương giáo viên cao nhất liệu có khả thi?

(CLO) Hiện nay, dự thảo Luật Nhà giáo đã đưa vào quy định lương giáo viên cao nhất trong thang bậc lương hành chính sự nghiệp, nếu được thông qua đây được xem một bước đột phá trong chính sách giáo dục.

Giáo dục
Hải Phòng: Phân công nhiệm vụ khác với giáo viên phụ trách lớp có trẻ bị bầm tím lưng khi đi học

Hải Phòng: Phân công nhiệm vụ khác với giáo viên phụ trách lớp có trẻ bị bầm tím lưng khi đi học

(CLO) Chiều ngày 17/5, UBND quận Lê Chân (Hải Phòng) đã phát đi văn bản yêu cầu Hiệu trưởng trường mần non An Dương tạm thời phân công nhiệm vụ khác đối với 3 giáo viên phụ trách lớp có cháu bé 5 tuổi bị bầm tím ở lưng.

Giáo dục
Ngành Giáo dục đề xuất được quyền tuyển dụng giáo viên

Ngành Giáo dục đề xuất được quyền tuyển dụng giáo viên

(CLO) Theo dự thảo của Luật Nhà giáo, việc tuyển dụng giáo viên nếu tới đây luật được thông qua sẽ do các đơn vị trực thuộc ngành giáo dục quyết định.

Giáo dục
Vừa thành lập, Trường THCS-THPT Trần Đại Nghĩa được TP HCM giao chỉ tiêu tuyển sinh bao nhiêu?

Vừa thành lập, Trường THCS-THPT Trần Đại Nghĩa được TP HCM giao chỉ tiêu tuyển sinh bao nhiêu?

(CLO) Trường THCS-THPT Trần Đại Nghĩa tuyển 555 học sinh lớp 6 và lớp 10 từ năm học 2024-2025. Đây là trường được thành lập trên cơ sở tách Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa.

Giáo dục