Cách tính điểm tốt nghiệp khiến cho điểm tổng kết học bạ "trên trời"!

Thứ bảy, 29/08/2020 16:05 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trong bối cảnh dịch COVID -19 việc dạy và học rất khó khăn nhưng điểm tổng kết các môn thi tốt nghiệp của học sinh một số tỉnh vẫn cao chót vót. Nếu xét tốt nghiệp chắc sẽ dẫn đầu cả nước.

Hà Nội, Hải Phòng ghi danh vào bảng vàng nâng điểm

Năm học 2019 -2020 là năm học chịu ảnh hưởng lớn từ dịch COVID -19. Mặc dù, việc áp dụng dạy học trực tuyến, truyền hình được phổ biến rộng rãi tuy nhiên không thể sánh được với chất lượng dạy học trực tiếp.

Với chất lượng dạy học như vậy nhưng thật bất ngờ khi điểm tổng kết của học sinh lại cao chót vót. Đơn cử như tại Nghệ An, một tỉnh có nhiều trường miền núi nhưng điểm tổng kết học bạ các môn thi tốt nghiệp của học sinh lên đến 7,74; Long An 8,00; Hải Phòng 8,13; Hà Nội 7,84…

Với mức điểm tổng kết cao như vậy, nếu xét tốt nghiệp bằng học bạ có lẽ đây là những tỉnh được ghi vào bảng vàng thành tích học tập.

Oái oăm là sau khi có điểm thi tốt nghiệp THPT 2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành phân tích phổ điểm và đối sánh đã chỉ ra được thực trạng chất lượng một đằng, tổng kết một nẻo.

Đề thi năm nay được các chuyên gia đánh giá là dễ, còn nếu khó như các năm, chắc chắn tình trạng chênh lệch điểm tổng kết học bạ với điểm thi sẽ còn lớn hơn.

diem2
Top 10 nhũng địa phương có điểm tổng kết và điểm thi chênh lệch lớn nhất (ảnh TL).

Top 10 nhũng địa phương có điểm tổng kết và điểm thi chênh lệch lớn nhất (ảnh TL).

Dẫu biết rằng, khó thể quy kết trách nhiệm cho cá nhân nào liên quan đến điểm học bạ “trên trời” trong khi điểm thi lại thấp. Bởi điểm ảo đã trở nên phổ biến, nếu tiến hành kỷ luật thì xảy ra tình trạng đổ lỗi, đùn đẩy trách nhiệm từ Sở, tới trường và đến từng giáo viên bộ môn.

Do cách tính điểm xét tốt nghiệp

Bình luận về vấn đề này, tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục Hà Nội cho rằng, sai số này khó để nói căn cứ do đâu vì mỗi trường làm một kiểu.

Các số liệu trên là hồi chuông cảnh tỉnh để những năm sau không làm lung tung. Còn giờ mỗi nơi làm một kiểu khó để đánh giá.

Không nên để điểm tổng kết cộng vào với điểm thi để xét tốt nghiệp (hiện nay  điểm tổng kết chiếm tới 30% điểm xét tốt nghiệp của học sinh) mà nên để hai điểm thi này độc lập.

Thầy Nguyễn Tùng Lâm đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ lấy điểm thi tốt nghiệp để xét tốt nghiệp. Điểm trung bình đỗ là 5 điểm, thậm chí 4 điểm và không nên đặt chỉ tiêu tỉ lệ đậu tốt nghiệp gần 100%.

Giờ đây các em trượt tốt nghiệp đã có bằng chứng nhận học hết 12 năm có thể đi học nghề được, đi xin việc làm. 

Để điểm tổng kết thực chất đừng tính điểm tổng kết vào xét tốt nghiệp. Vì do điểm tổng kết học bạ chiếm tới 30% điểm xét tốt nghiệp nên phải nâng điểm hàng ngày lên.

Việc nâng điểm so với thực học của học sinh là phổ biến. Trong số đó có những trường hợp nâng quá cao.

Cách tính điểm xét tốt nghiệp như hiện nay là nguyên nhân dẫn tới không trung thực trong tổng kết điểm.

Hệ lụy nguy hiểm

Cũng liên quan đến vấn đề này, nhiều ý kiến còn cho rằng, cần thiết phải được nhìn nhận đúng vấn đề để khắc phục thực trạng này bởi hệ lụy của việc tổng kết điểm quá cao so với thực học của học sinh đã khiến nhiều em ảo tưởng vào năng lực của bản thân.

Để đến khi nhận kết quả thi quá thấp so với kỳ vọng nhiều em đã "sốc", rơi vào tình trạng xấu hổ, chán nản. Phụ huynh cũng chả mấy vui vẻ khi hoang mang, trách móc lẫn nhau bởi thành tích ảo trong giáo dục.

Anh Trần Minh Quân ở Đống Đa, Hà Nội cho rằng, nếu tổng kết thực chất hơn, thậm chí là khắt khe điều này sẽ giúp phụ huynh nhận ra được thực học của con em mình, từ đó có kế hoạch trong việc ôn luyện, phụ đạo bổ sung kiến thức.

Đằng này, các em bị "thôi miên" từ những con số trong học bạ dẫn tới tâm lý chủ quan, ảo tưởng cuối cùng là thất bại.

Với hệ lụy lớn như vậy thì tình trạng điểm tổng kết một đằng, thực chất năng lực học sinh một nẻo cần thiết phải được chấn chỉnh kịp thời. Nếu còn tình trạng cấy điểm, cho điểm, tổng kết xa rời với thực học tiếp diễn vào các năm tiếp theo cần thiết phải được xử lý nghiêm khắc.

Chị Nguyễn Thị Phượng ở Hà Đông cho rằng: "Thực tế, việc đối sánh này mới chỉ phản ánh được một phần thực trạng điểm tổng kết một đằng mà thực học lại một nẻo hiện nay. Bởi kỳ thi tốt nghiệp THPT học sinh chỉ thi 6 môn trong khi học lại đến 12 môn.

Do đó, việc học thực, tổng kết thực đang trở thành thách thức lớn đối với giáo dục. Không chấn chỉnh kịp thời thì thực trạng này không khác gì gian lận thi cử". 

Trinh Phúc

Tin khác

Bắc Ninh có hơn 17.000 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Bắc Ninh có hơn 17.000 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(CLO) Năm học 2023-2024, toàn tỉnh Bắc Ninh có 17.296 học sinh lớp 12 (tăng hơn 1 nghìn học sinh lớp 12 so với năm 2023), cùng với khoảng 400 thí sinh tự do sẽ đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Giáo dục
Hà Tĩnh đặt hàng cho Đại học Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Hà Tĩnh đặt hàng cho Đại học Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

(CLO) Đại học Quốc gia Hà Nội và tỉnh Hà Tĩnh thí điểm hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong nhiều lĩnh vực từ năm học 2024-2025 theo cơ chế đặt hàng.

Giáo dục
Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

(CLO) Theo quy định, thí sinh chịu hoàn toàn trách nhiệm về thông tin khai trong phiếu đăng ký dự thi, vì vậy cần cẩn trong khi thực hiện điền các thông tin.

Giáo dục
Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

(CLO) Chiều 25/4, UBND thành phố Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh) thông tin cập nhật kết quả điều tra, xử lý vụ tố cáo một chủ nhóm lớp mẫu giáo bạo hành trẻ em trên địa bàn.

Giáo dục
Vụ trẻ bị cô giáo đánh ở TP Thủ Đức: Sự việc đáng tiếc của ngành giáo dục

Vụ trẻ bị cô giáo đánh ở TP Thủ Đức: Sự việc đáng tiếc của ngành giáo dục

(CLO) Tại buổi họp báo chiều 25/4, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP HCM Lê Hoài Nam đã thông tin về sự việc trẻ bị cô giáo đánh tại lớp mẫu giáo Tí Bo (phường Linh Đông, TP Thủ Đức, TP HCM).

Giáo dục