Cần bảo tồn nguyên vẹn cảnh quan văn hóa, lịch sử tại các lăng tẩm Hoàng gia triều Nguyễn

Thứ ba, 20/03/2018 14:27 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 20/3, tại thành phố Huế, tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề “Quản lý và sử dụng bền vững cảnh quan văn hóa, hệ thống sinh thái lịch sử tại các lăng tẩm Hoàng gia triều Nguyễn và khu vực thượng nguồn sông Hương”.

Chương trình hợp tác nghiên cứu giữa Trung tâm Bảo tồn Di tích (TTBTDT) Cố đô Huế, Viện nghiên cứu Đô thị và Vùng, Đại học Waseda, Nhật Bản (WIURS) về cảnh quan văn hóa và môi trường sinh thái lịch sử tại các lăng mộ Hoàng gia triều Nguyễn gắn liền với khu vực thượng nguồn sông Hương đã được phối hợp chặt chẽ nhiều năm qua.

Khu vực nghiên cứu tập trung chủ yếu vào bốn cụm lăng tẩm hoàng gia đầu triều Nguyễn gồm: lăng Gia Long, lăng Minh Mạng, lăng Thiệu Trị và lăng Tự Đức, trong đó đặc biệt tập trung vào khu vực lăng Gia Long và vùng phụ cận cùng khu vực thượng nguồn sông Hương.


 

Báo Công luận
Việc phát triển KT-XH  đang ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sinh thái, các công trình di tích… vì vậy cần có những giải pháp bảo tồn phù hợp.

Theo quan niệm của người xưa, vị trí địa lý của Huế không chỉ mang tầm quan trọng về mặt giao thông và phòng thủ mà còn mang ý nghĩa đặc biệt về phong thủy. Mặt khác, cụm lăng tẩm hoàng gia Triều nguyễn gắn liền với khu vực thượng nguồn sông Hương có giá trị to lớn về nhiều mặt, xứng đáng để được công nhận là di sản thế giới bởi những yếu tố đa dạng được lồng ghép một cách toàn diện và quy tụ hệ sinh thái tự nhiên trải dọc theo sông Hương từ Kinh thành Huế đến các lăng tẩm hoàng gia và hệ thống làng mạc dân cư.

Đây là nơi lưu giữ các giá trị tinh thần văn hóa vật thể, bao gồm: sản phẩm nông nghiệp, thế giới tinh thần, thủy lợi, hệ thống quản lý nước và các yếu tố lịch sử, văn hóa, truyền thống... Hệ thống thủy đạo và môi trường sinh thái lịch sử được thiết kế và bố trí tại lưu vực thượng nguồn sông Hương, có chức năng đặc biệt quan trọng hiện đang được quản lý và duy trì bởi chính quyền và người dân địa phương. 

Tuy nhiên, việc phát triển nó đang ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sinh thái, các công trình di tích… vì vậy cần có những giải pháp bảo tồn phù hợp.


 

Báo Công luận
Ông Phan Thanh Hải - Giám đốc TTBTDT Cố đô Huế đại diện trình bày bài tham luận. 

Tại Hội thảo quốc tế này có 7 bài tham luận chuyên môn được trình bày cùng những ý kiến trao đổi của các nhà quản lý, chuyên gia và các nhà nghiên cứu địa phương. Đặc biệt, Hội thảo tập trung nhấn mạnh bài tham luận của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế về vấn đề “Bảo vệ cảnh quan hai bờ sông Hương gắn liền với di tích thời Nguyễn” do Ts. Phan Thanh Hải - Giám đốc Trung tâm trình bày.

Hội thảo giúp các học giả, nhà nghiên cứu, nhà quản lý địa phương chia sẻ kinh nghiệm và đóng góp ý kiến bổ ích nhằm trao đổi quan điểm bảo tồn cảnh quan văn hóa của vùng đệm di sản để tiến đến xây dựng phương án và chính sách bảo vệ sự toàn vẹn, duy trì và phát triển các giá trị văn hóa - lịch sử, cảnh quan và môi trường, nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn, quản lý di sản gắn với phát triển du lịch một cách bền vững tại Đô thị Di sản Huế.

Hữu Tin

Tin khác

Du khách thưởng lãm bản anh hùng ca bằng ảnh về Điện Biên Phủ

Du khách thưởng lãm bản anh hùng ca bằng ảnh về Điện Biên Phủ

(CLO) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, sáng nay 3/5, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, gia đình cố nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại (1920-1992) phối hợp với Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam, Bảo tàng phụ nữ Việt Nam tổ chức Triển lãm ảnh “Nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại - Bản anh hùng ca bằng ảnh về Điện Biên Phủ”.

Đời sống văn hóa
Hơn 60 đội tham gia Giải Đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2024

Hơn 60 đội tham gia Giải Đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2024

(CLO) Giải Đua ghe Ngo năm 2024 được tổ chức với quy mô vùng, quy tụ từ 60 đến 65 đội trong và ngoài tỉnh tham gia tranh tài.

Đời sống văn hóa
Đặc sắc chương trình nghệ thuật đặc biệt 'Từ mùa hè Điện Biên đến mùa thu Hà Nội'

Đặc sắc chương trình nghệ thuật đặc biệt "Từ mùa hè Điện Biên đến mùa thu Hà Nội"

(CLO) Tối 2/5, tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt - Xô (Hà Nội), Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt "Từ mùa hè Điện Biên đến mùa thu Hà Nội" - là một trong các hoạt động giàu ý nghĩa chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024).

Đời sống văn hóa
Vòng bán kết cuộc thi “Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024” tổ chức tại Sa Pa

Vòng bán kết cuộc thi “Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024” tổ chức tại Sa Pa

(CLO) Bà Giàng Thị Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa ký công văn gửi Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch, đồng ý cho phép tổ chức vòng bán kết Cuộc thi “Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024”.

Đời sống văn hóa
Nghề cói Kim Sơn là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề cói Kim Sơn là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

(CLO) Nghề chế biến cói đã có từ lâu và là nghề gắn liền với cây lúa, đánh bắt thủy, hải sản để nuôi sống người dân Kim Sơn.

Đời sống văn hóa