Cận cảnh Bảo tàng Tố Hữu với cách trưng bày gợi mở, kết hợp đa phương tiện: đọc, xem, nghe, tương tác

Chủ nhật, 18/10/2020 09:49 AM - 0 Trả lời

(CLO) Bảo tàng Tố Hữu được nâng cấp từ nhà lưu niệm Tố Hữu mới đây chính thức đi vào hoạt động nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của nhà thơ (4/10/1920 – 4/10/2020). Bảo tàng sẽ mở cửa đón khách vào các ngày thứ Bảy hằng tuần.

Vào ngày 11/10 vừa qua, nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh đồng chí Tố Hữu (4-10-1920 / 4-10-2020), gia đình nhà thơ Tố Hữu đã khai trương Bảo tàng Tố Hữu tại địa chỉ D9, Làng quốc tế Thăng Long, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Bảo tàng Tố Hữu được xây dựng trên cơ sở Nhà lưu niệm Tố Hữu khai trương từ năm 2009. Các chuyên gia ngành bảo tàng, đứng đầu là PGS, TS Nguyễn Văn Huy, nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam và Thạc sĩ đồ họa Đam Ca đã xây dựng lại nội dung trưng bày và thiết kế, nâng cấp Nhà lưu niệm trở thành Bảo tàng Tố Hữu.

Chân dung nhà thơ Tố Hữu trong khuôn viên bảo tàng.

Chân dung nhà thơ Tố Hữu trong khuôn viên bảo tàng.

Trên diện tích hơn 120m2, bảo tàng hiện đang trưng bày một khối tư liệu lớn về cuộc đời và sự nghiệp Tố Hữu. Các hình ảnh, tư liệu, hiện vật tại bảo tàng đã được bố trí trưng bày một cách khoa học và đổi mới, cung cấp cho người xem một cách đầy đủ và đa chiều về cuộc đời và sự nghiệp của nhà cách mạng, nhà thơ lớn Tố Hữu.

Bảo tàng bao gồm hai phần nội dung, trong đó phần thứ nhất trưng bày về cuộc đời, sự nghiệp của nhà thơ Tố Hữu được sắp xếp theo một chủ đề xuyên suốt, thể hiện qua 7 tập thơ gắn liền với những giai đoạn lịch sử cách mạng của đất nước. Phần nội dung thứ hai là không gian tái tạo phòng khách và phòng làm việc của ông tại căn nhà 76 Phan Đình Phùng (Hà Nội), nơi nhà thơ Tố Hữu và gia đình đã sống suốt từ năm 1960 đến khi ông qua đời năm 2002.

Nhà lưu niệm Tố Hữu có 2 tầng trưng bày về cuộc đời, sự nghiệp của nhà thơ Tố Hữu.

Nhà lưu niệm Tố Hữu có 2 tầng trưng bày về cuộc đời, sự nghiệp của nhà thơ Tố Hữu.

Bên trong lưu giữ các tập thơ, gắn liền với những giai đoạn lịch sử cách mạng của đất nước.

Bên trong lưu giữ các tập thơ, gắn liền với những giai đoạn lịch sử cách mạng của đất nước.

Những kỷ vật của nhà thơ Tố Hữu được lưu giữ cận thận.

Những kỷ vật của nhà thơ Tố Hữu được lưu giữ cận thận.

Cô Nguyễn Minh Hồng đang giới thiệu các hiện vật trong nhà lưu niệm cho khách tham quan.

Cô Nguyễn Minh Hồng đang giới thiệu các hiện vật trong nhà lưu niệm cho khách tham quan.

Bảo tàng với nhiều cách trưng bày gợi mở, kết hợp đa phương tiện: đọc, xem, nghe, tương tác. Khiến cho người tham quan như được chính nhà thơ kể chuyện, dẫn dắt từng bước khám phá cả một chặng đường thơ, một chặng đường cách mạng suốt gần 70 năm.

Bảo tàng với nhiều cách trưng bày gợi mở, kết hợp đa phương tiện: đọc, xem, nghe, tương tác. Khiến cho người tham quan như được chính nhà thơ kể chuyện, dẫn dắt từng bước khám phá cả một chặng đường thơ, một chặng đường cách mạng suốt gần 70 năm.

Ông Nguyễn Hữu Phương (là con trai của nhà thơ Tố Hữu) đang nhìn lại những bức hình, bài thơ kỷ vật của nhà thơ Tố Hữu.

Ông Nguyễn Hữu Phương (là con trai của nhà thơ Tố Hữu) đang nhìn lại những bức hình, bài thơ kỷ vật của nhà thơ Tố Hữu.

Những kỷ vật vẫn còn nguyên trạng.

Những kỷ vật vẫn còn nguyên trạng.

Ở mỗi gian phòng, khách tham quan có thể chọn nghe các bài thơ, được nghe giọng đọc thơ, ngâm thơ bằng các hệ thống loa nhỏ có tai phôn.

Ở mỗi gian phòng, khách tham quan có thể chọn nghe các bài thơ, được nghe giọng đọc thơ, ngâm thơ bằng các hệ thống loa nhỏ có tai phôn.

Những bài thơ được phát liên tục qua các loa nhỏ.

Những bài thơ được phát liên tục qua các loa nhỏ.

Báo Công luận
Báo Công luận

Các hiện vật kỷ niệm của nhà thơ Tố Hữu.

Huân chương Sao Vàng và những kỷ vật của nhà thơ Tố Hữu được lưu giữ cận thận và nguyên vẹn.

Huân chương Sao Vàng và những kỷ vật của nhà thơ Tố Hữu được lưu giữ cận thận và nguyên vẹn.

Cuốn sổ ghi chép với bút tích chữ gốc của nhà thơ Tố Hữu.

Cuốn sổ ghi chép với bút tích chữ gốc của nhà thơ Tố Hữu.

Báo Công luận
Báo Công luận
Không gian tái hiện lại, phòng làm việc của nhà thơ Tố Hữu tại căn nhà 76 Phan Đình Phùng (Hà Nội), nơi ông và gia đình đã sống suốt từ năm 1960 đến khi ông qua đời năm 2002.

Không gian tái hiện lại, phòng làm việc của nhà thơ Tố Hữu tại căn nhà 76 Phan Đình Phùng (Hà Nội), nơi ông và gia đình đã sống suốt từ năm 1960 đến khi ông qua đời năm 2002.

Báo Công luận

Với một phong cách trưng bày mới, tương đối đầy đủ, Bảo tàng Tố Hữu sẽ mang tới cho công chúng những góc nhìn mới sâu sắc hơn về cuộc đời và sự nghiệp nhà thơ cách mạng Tố Hữu.

Thanh Xuân

Tin khác

Cuộc thi 'Tôi yêu du lịch Ninh Bình' tìm kiếm những đại sứ du lịch

Cuộc thi "Tôi yêu du lịch Ninh Bình" tìm kiếm những đại sứ du lịch

(CLO) Cuộc thi "Tôi yêu du lịch Ninh Bình" lần thứ 3 năm 2024 là một trong những hoạt chào mừng kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.

Đời sống văn hóa
Các họa sĩ nhí nhận giải thưởng vẽ tranh về Điện Biên Phủ

Các họa sĩ nhí nhận giải thưởng vẽ tranh về Điện Biên Phủ

(CLO) Tối 5/5, Lễ trao giải Cuộc thi vẽ tranh “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên” được tổ chức tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Hà Nội.

Đời sống văn hóa
Tưng bừng Festival múa sạp 'Rực rỡ sắc màu Tây Bắc'

Tưng bừng Festival múa sạp 'Rực rỡ sắc màu Tây Bắc'

(CLO) Tối 5/5, tại Quảng trường 19/8 trung tâm Km5, thành phố Yên Bái diễn ra Festival múa sạp “Rực rỡ sắc màu Tây Bắc” năm 2024 với sự tham gia của hơn 3.000 diễn viên quần chúng đến từ các câu lạc bộ múa sạp của các xã, phường trên địa bàn.

Đời sống văn hóa
Hà Giang hủy chương trình khai mạc Chợ Phong lưu Khâu Vai

Hà Giang hủy chương trình khai mạc Chợ Phong lưu Khâu Vai

(CLO) Do xảy ra mưa giông lớn, Lễ khai mạc Chợ tình Khâu Vai và một số hoạt động diễn ra trong ngày 5/5 đã phải huỷ bỏ.

Đời sống văn hóa
Hải Phòng tổ chức Liên hoan Múa rối mở rộng lần thứ hai

Hải Phòng tổ chức Liên hoan Múa rối mở rộng lần thứ hai

(CLO) Liên hoan Múa rối Hải Phòng mở rộng là sự kiện nhằm góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá nghệ thuật múa rối cổ truyền độc đáo của dân tộc Việt Nam.

Đời sống văn hóa