Cần có chính sách đặc thù đối với đồng bào dân tộc thiểu số rất ít người

Thứ ba, 12/12/2023 18:28 PM - 0 Trả lời

(CLO) Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện Chương trình mục  tiêu  quốc  gia  phát  triển  kinh  tế - xã  hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại huyện Trùng Khánh vẫn còn gặp nhiều khó khăn và cần những chính sách đặc thù để kinh tế của người dân 'cất cánh'.

Sau gần 3 năm Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, huyện Trùng Khánh bước đầu đã thu được những kết quả nhất định. Đó là sự vào cuộc quyết liệt của cấp uỷ, chính quyền các cấp và của cả hệ thống chính trị trong triển khai thực hiện các Chương trình MTQG.

Đến tháng 8/2022, UBND huyện đã ban hành xong các kế hoạch thực hiện chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 và năm 2030 làm cơ sở cho các cơ quan, đơn vị, các xã triển khai thực hiện các bước tiếp theo.

Công tác lập, thẩm định và phê duyệt dự án đã bám sát các văn bản, chế độ quy định, đảm bảo cho các dự án đầu tư thi công đạt chất lượng và hiệu quả. Người dân đã nhận thức rõ hơn về mục đích, ý nghĩa của Chương trình và vai trò chủ thể của mình, từ đó tự nguyện hiến đất, đóng góp tài sản, ngày công; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn được tăng cường.

Hiệu quả sử dụng vốn của các Chương trình MTQG được nâng cao hực hiện đúng nội dung, mục đích, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, tỷ lệ hộ nghèo hằng năm giảm.

Tổng số hộ dân cư trên địa bàn là thời điểm tháng 8/2023: 17.487 hộ. Trong đó, tổng số hộ nghèo toàn huyện là: 4.998/ 17.487 = 28,58%; Tổng số hộ cận nghèo toàn huyện là 3.170/17.487 = 18,13%.

Bên cạnh kết quả đạt được, vẫn còn tồn tại một số hạn chế, vướng mắc. Tại nhiều địa phương, đó là những khó khăn như: Việc bố trí đối ứng để thực hiện các chương trình theo tỷ lệ quy định là rất khó đảm bảo. Một số nội dung hỗ trợ còn thấp, khó áp dụng trong điều kiện địa bàn vùng dân tộc miền núi...

Để hiểu rõ hơn về những vấn đề này, nhóm phóng viên đã có cuộc trao đổi cùng ông Nông Văn Bộ, Chủ tịch UBND huyện Trùng Khánh.

can co chinh sach dac thu doi voi dong bao dan toc thieu so rat it nguoi hinh 1

+ Có ý kiến cho rằng sau 3 năm thực hiện, cần rà soát danh mục dự án thuộc các Chương trình mục tiêu Quốc gia để hạn chế tối đa việc đầu tư dàn trải, lãng phí nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Từ thực tiễn triển khai Chương trình tại địa phương những năm qua, ông nhìn nhận như thế nào về vấn đề này?

- Ông Nông Văn Bộ: Chương trình MTQG phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS&MN là một chương trình lớn của Đảng và Nhà nước ta, là chủ trương đúng đắn “ý Đảng - lòng dân”, nhất là đối với khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Tổng số vốn đầu tư cả giai đoạn dự kiến phân bổ cho huyện Trùng Khánh khoảng 280 tỷ đồng, bình quân chung phân bổ cho 1 xã vùng 3 cả giai đoạn chỉ khoảng 10-11 tỷ đồng, 800 triệu đồng/xóm đặc biệt khó khăn/giai đoạn. Số kinh phí được phân bổ cả giai đoạn rất ít so với nhu cầu đầu tư của Nhân dân.

Từ thực tiễn của địa phương, huyện Trùng Khánh thấy rằng, để hạn chế tối đa việc đầu tư dàn trải, lãng phí nguồn vốn ngân sách Nhà nước trong thực hiện Chương trình được kết quả thì việc rà soát, đánh giá kỹ những dự án có khả năng giải ngân để tập trung bố trí vốn, tránh giàn trải dẫn đến nhiều dự án dở dang, phải làm thủ tục gia hạn và gây lãng phí.

Trong quá trình thực hiện dự án cần quan tâm đến việc di dời hạ tầng kỹ thuật, việc này phải được chuẩn bị kỹ trong kế hoạch, lựa chọn tư vấn từ sớm, song song với công tác bồi thường giải phóng mặt bằng để đảm bảo tiến độ thi công.

Việc bố trí tái định cư là bố trí cuộc sống mới cho người dân nên cần phải quan tâm đầu tư nâng cao chất lượng hạ tầng, chất lượng căn hộ và đảm bảo đầy đủ các hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. Hướng đến làm sao người dân mong muốn Nhà nước thực hiện dự án tại nơi mình đang ở hiện hữu để mình có cuộc sống mới tốt hơn…

Trên cơ sở danh mục dự án các chủ đầu tư đề xuất, UBND huyện Trùng Khánh đã họp thẩm định, danh mục nào đáp ứng các yêu cầu mới chấp nhận đầu tư. Như vậy, trên cơ sở số vốn dự kiến phân bổ cho xã, xóm, huyện đã thẩm định theo thứ tự ưu tiên, phê duyệt danh mục các dự án đảm bảo yêu cầu, nhu cầu, định hướng phát triển chung của xã, của huyện.

+ Thời  gian  qua,  một  số ý  kiến  cho  rằng  một  trong  những điểm vướng trong triển khai Chương trình mục  tiêu  quốc  gia  phát  triển  kinh  tế - xã  hội  vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 –2025 là nguồn vốn, như Dự án 9 của Chương trình về “Đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn” chưa được hướng dẫn cụ thể về hình thức cho vay, định mức vay, thời gian vay và lãi suất vay đối với việc hỗ trợ các hộ dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn dẫn đến việc địa phương có nhiều nguồn kinh phí nhưng không thực hiện được. Đây có phải là vướng mắc mà địa phương đang gặp phải? Xung quanh vấn đề này, ông có đề xuất, đề nghị gì?

- Ông Nông Văn Bộ: Tại huyệnTrùng khánh chỉ thực hiện Tiểu DA 1 của DA 9 về Đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn hiện tại chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể của cấp trên.

Qua thực tế, huyện Trùng Khánh thấy rằng cần hỗ trợ các hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã ở vùng đồng bào DTTS còn gặp nhiều khó khăn, có tính chất đặc thù, DTTS rất ít người sinh sống được vay vốn tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội và được hỗ trợ các nguồn lực khác để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.

Miễn học phí ở tất cả các cấp học, ngành học đối với học sinh, sinh viên người DTTS rất ít người, học sinh, sinh viên các dân tộc có khó khăn đặc thù.

Ưu tiên cán bộ nữ là DTTS hiện nay còn rất ít người tham gia vào cơ quan Nhà nước. Đề nghị các cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản hướng dẫn theo thẩm quyền để tổ chức thực hiện Chương trình đảm bảo hiệu quả.

can co chinh sach dac thu doi voi dong bao dan toc thieu so rat it nguoi hinh 2

+ Ngoài những bất cập, vướng mắc đã nêu trên, từ thực tiễn triển khai tại địa phương, ông có đề xuất, kiến nghị gì để có thể tiếp tục thực hiện hiệu quả hơn nữa Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại địa phương?

- Ông Nông Văn Bộ: Đề nghị các cơ quan Trung ương phối hợp rà soát hệ thống các Thông tư, văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình MTQG theo hướng đồng bộ, thống nhất, để thuận lợi trong việc triển khai thực hiện. Hằng năm HĐND, UBND tỉnh giao (vốn sự nghiệp) thực hiện các Chương trình MTQG thì giao tổng kinh phí thực hiện từng dự án thành phần thuộc Chương trình MTQG (không giao chi tiết đến tiểu dự án) và cho phép địa phương được chủ động phân bổ sử dụng vốn sự nghiệp thực hiện chương trình MTQG cho từng lĩnh vực sự nghiệp, phù hợp nhu cầu thực tế của địa phương đảm bảo mức vốn của từng dự án thành phần, đúng nội dung chi và định mức chi theo quy định./.

+ Xin cảm ơn ông!

Thành Vinh (Thực hiện)

Bình Luận

Tin khác

Chương trình “Đổi sách lấy cây” lan tỏa thông điệp sống xanh, giúp học sinh nghèo vững bước đến trường

Chương trình “Đổi sách lấy cây” lan tỏa thông điệp sống xanh, giúp học sinh nghèo vững bước đến trường

(CLO) Chương trình “Đổi sách lấy cây” là một hoạt động thường niên do nhóm từ thiện Fly To Sky tổ chức với thông điệp lan tỏa lối sống xanh; đồng thời tạo động lực giúp các em học sinh nghèo vươn lên, khắc phục khó khăn, vững bước trên con đường học tập.

Đời sống
Dự báo thời tiết 14/5/2024: Nhiều nơi trên cả nước nắng nóng

Dự báo thời tiết 14/5/2024: Nhiều nơi trên cả nước nắng nóng

(CLO) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia: Dự báo thời tiết 14/5/2024, Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ ngày nắng, đêm mưa dông. Nam Trung Bộ, Tây Nguyên ngày nắng, có nơi nắng nóng trên 35 độ C. Nam Bộ có nơi nắng nóng gay gắt trên 37 độ C.

Đời sống
Nam Định: Tăng cường phòng, chống đuối nước ở trẻ em

Nam Định: Tăng cường phòng, chống đuối nước ở trẻ em

(CLO) Để ngăn chặn, chủ động phòng, chống đuối nước ở trẻ em, tỉnh Nam Định vừa có công văn yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể và UBND các huyện, thành phố tăng cường chỉ đạo, thực hiện phòng, chống đuối nước trẻ em.

Đời sống
Bán cà phê giả không có cafein, một hộ gia đình tại An Giang đối mặt với án hình sự

Bán cà phê giả không có cafein, một hộ gia đình tại An Giang đối mặt với án hình sự

(CLO) Chiều 13/5, Đội 1, Cục Quản lý thị trường An Giang (QLTT) cho biết, đơn vị này này vừa hoàn tất thủ tục, chuyển hồ sơ vụ một hộ gia đình sản xuất cà phê giả, tại huyện An Phú sang cơ quan cảnh sát điều tra.

Đời sống
Ông Ngô Minh Hải được bầu làm Bí thư Thành Đoàn TP HCM

Ông Ngô Minh Hải được bầu làm Bí thư Thành Đoàn TP HCM

(CLO) Ông Ngô Minh Hải, Phó Bí thư Thường trực Thành Đoàn đã được bầu làm Bí thư Thành Đoàn TP HCM nhiệm kỳ 2022-2027. Có 47/47 phiếu đồng ý bầu ông Hải vào vị trí này tại Hội nghị lần thứ 13 Ban chấp hành Thành Đoàn TP HCM khóa XI, nhiệm kỳ 2022-2027 ngày 13/5.

Đời sống