Cần có chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em

Thứ sáu, 25/02/2022 17:11 PM - 0 Trả lời

(CLO) Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hoàng Mai cho rằng, cần nghiên cứu xây dựng khung giá dịch vụ công về bảo vệ trẻ em, có chính sách khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em…

“Tăng cường thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực trẻ em” là một trong những vấn đề đang được Quốc hội quan tâm, giám sát. Đặc biệt, trong 2 năm vừa qua, đại dịch COVID-19 đã gây tổn thất nặng nề trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam; việc hạn chế đi lại, cách ly xã hội và những biện pháp ngăn chặn dịch bệnh, đi kèm với áp lực kinh tế và đời sống khó khăn tăng lên đối với các gia đình, dẫn đến bạo lực gia tăng với phụ nữ và trẻ em, đặc biệt là bạo lực đối với trẻ em.

Xung quanh vấn đề này, phóng viên báo Nhà báo và Công luận đã có cuộc trao đổi với đại biểu Quốc hội Nguyễn Hoàng Mai (Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội) để ghi nhận ý kiến.

can co chinh sach khuyen khich to chuc ca nhan cung cap dich vu bao ve tre em hinh 1

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hoàng Mai.

+ Thưa đại biểu, tình trạng bạo lực trẻ em “nóng” lên trong thời gian gần đây, đặc biệt là sau khi xảy ra một số vụ án nghiêm trọng trong phạm vi gia đình, khiến cho dư luận dậy sóng, cử tri và nhân dân rất quan tâm đến thực trạng phòng, chống bạo lực trẻ em. Ông nhìn nhận như thế nào về vấn đề này? 

Phòng, chống bạo lực trẻ em luôn là vấn đề được chúng ta quan tâm. Mới đây, Ủy ban Văn hóa  - Giáo dục của Quốc hội cũng phối hợp với Ủy ban Tư pháp và Uỷ ban Xã hội tổ chức phiên giải trình “Tăng cường thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực trẻ em”, với sự tham gia của đại diện nhiều bộ, ban, ngành liên quan.

Có thể nói, bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác bảo vệ trẻ em, đặc biệt là việc đầu tư nguồn lực cho phòng, chống bạo lực trẻ em trong gia đình vẫn chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Thời gian vừa qua, bạo lực trẻ em không chỉ diễn ra trong cộng đồng mà còn diễn ra ngay tại gia đình, nhà trường.

Theo số liệu thống kê của tổng đài 111, trẻ em bị bạo lực bởi người thân trong gia đình chiếm tỷ lệ cao nhất, tới trên 70%. Đây thực sự là điều rất đáng buồn.

+ Đại biểu có thể lý giải nguyên nhân dẫn đến thực trạng này?

Vấn nạn xâm hại, bạo lực trẻ em diễn ra ở nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Trong đó, nguyên nhân nổi lên trong giai đoạn diễn ra đại dịch Covid-19 vừa qua, đó là phần lớn thời gian các gia đình ở nhà vì dịch khiến trẻ bị xâm hại, bạo lực.

Bên cạnh đó, tình trạng nhiều gia đình hoàn cảnh kinh tế khó khăn; cha mẹ mâu thuẫn, ly hôn, ly thân; cha mẹ “vấp” vào tệ nạn xã hội như nghiện hút, cờ bạc, rượu chè; hoặc cha mẹ có lối sống ích kỷ, thiếu trách nhiệm với con cái, vi phạm pháp luật… cũng là những nguyên nhân góp phần dẫn đến tình trạng trẻ em bị bạo lực.

Ở nhiều nơi, việc thông tin, tố giác các trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại vẫn còn hạn chế…

Tôi cho rằng, trên thực tế, số vụ bạo lực trẻ em có thể còn cao hơn, bởi vì nhiều trường hợp chưa được phát hiện.

+ Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp và cả giai đoạn hậu Covid sau này, nhiều ý kiến cho rằng, cần đặc biệt quan tâm, chăm sóc, bảo vệ đối với trẻ bị mồ côi do đại dịch. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

Đây là nhóm đối tượng trẻ em có nguy cơ cao dễ bị xâm hại và tổn thương. Thời gian qua, rất nhiều trẻ em bị rơi vào hoàn cảnh mồ côi do đại dịch Covid-19, các em mất đi sự quan tâm, chăm sóc và bảo vệ của cha mẹ, người thân… càng trở nên yếu thế. Hơn lúc nào hết, các trường hợp này rất cần sự quan tâm đặc biệt để hỗ trợ, chăm sóc, bảo vệ các em trong thời gian dài.

can co chinh sach khuyen khich to chuc ca nhan cung cap dich vu bao ve tre em hinh 2

Ảnh minh họa.

Trước vấn đề thực tiễn cấp bách, cần có giải pháp tổng thể, sớm ban hành chính sách chăm sóc, bảo vệ, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi nói chung và trẻ em mồ côi do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, trẻ em di cư, trẻ em phải tách khỏi gia đình do bị bạo lực, xâm hại nói riêng.

Nhằm hạn chế, khắc phục ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 đối với trẻ em thì cần có chương trình, kế hoạch hành động cụ thể để chăm sóc sức khỏe tâm thần, nhất là với trẻ mồ côi, bảo đảm sự phát triển toàn diện của các em.

+ Vậy, theo đại biểu, đâu là giải pháp căn cơ để giải quyết vấn đề phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em trong thời gian tới?

Trước hết, đối với chính sách, cần nghiên cứu xây dựng khung giá dịch vụ công về bảo vệ trẻ em, chính sách khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em; phát triển mô hình “mạng lưới cộng tác viên dân số kiêm công tác gia đình và trẻ em”… Hiện nay, chúng ta đang tiếp tục hoàn thiện các quy định để nhằm mục tiêu chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em một cách tốt nhất có thể.

Tôi nghĩ rằng, bên cạnh công cụ quản lý nhà nước thì hành động hiệu quả nhất vẫn là nỗ lực chung tay của cả cộng đồng; đặc biệt là khâu tuyên truyền, giáo dục từ các môi trường gắn liền với phụ nữ và trẻ em. Cần hướng dẫn kiến thức, kỹ năng cho trẻ em biết tự bảo vệ mình; các gia đình nên chủ động dạy con cách bảo vệ bản thân, cần giải thích cho trẻ hiểu rằng “trẻ không đơn độc”, dù sợ hãi nhưng phải bình tĩnh, xử lý tình huống theo cách tố cáo kẻ gây ra hành vi bạo hành… Hoặc phụ huynh đăng ký cho trẻ tham gia các khóa học của những tổ chức uy tín để trang bị thêm kỹ năng sống cho trẻ.

Ngược lại, đối với những trường hợp vi phạm về bạo lực trẻ em thì phải nhanh chóng vào cuộc xử lý nghiêm để mang tính chất răn đe, phòng ngừa chung…

+ Xin cảm ơn ông!

Nguyễn Hường

Bình Luận

Tin khác

Cổ đông lớn ngân hàng thương mại không phải thực hiện thủ tục chấp thuận mua, bán, chuyển nhượng cổ phần

Cổ đông lớn ngân hàng thương mại không phải thực hiện thủ tục chấp thuận mua, bán, chuyển nhượng cổ phần

(CLO) Đối với thủ tục hành chính chấp thuận mua, bán, chuyển nhượng cổ phần của cổ đông lớn; mua, bán, chuyển nhượng cổ phần dẫn đến trở thành cổ đông lớn của ngân hàng thương mại, Chính phủ quyết định bãi bỏ việc cổ đông lớn phải thực hiện thủ tục chấp thuận mua, bán, chuyển nhượng cổ phần.

Tin tức
Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả, xác minh nguyên nhân sự cố sạt lở đất tại Kỳ Liên (Hà Tĩnh)

Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả, xác minh nguyên nhân sự cố sạt lở đất tại Kỳ Liên (Hà Tĩnh)

(CLO) Ngày 7/5/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Công điện số 45/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung khắc phục hậu quả, làm rõ nguyên nhân sự cố sạt lở đất tại phường Kỳ Liên, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.

Tin tức
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Người điều khiển xe điện 4 bánh phải có giấy phép lái xe

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Người điều khiển xe điện 4 bánh phải có giấy phép lái xe

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu các địa phương chịu trách nhiệm cấp phép đăng ký, cụ thể hóa phạm vi hoạt động của xe điện 4 bánh, thực hiện nghiêm quy định của Luật Giao thông đường bộ. Đặc biệt, người điều khiển phải có giấy phép lái xe theo quy định.

Tin tức
Ninh Bình: Thống nhất dự kiến nội dung kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XV

Ninh Bình: Thống nhất dự kiến nội dung kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XV

(CLO) Chiều 7/5, Thường trực HĐND tỉnh Ninh Bình tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất dự kiến nội dung kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XV. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Mai Văn Tuất chủ trì hội nghị.

Tin tức
Ninh Bình là một trong 2 tỉnh đã hoàn thành bàn giao khoảng néo thực hiện dự án đường dây 500kV mạch 3

Ninh Bình là một trong 2 tỉnh đã hoàn thành bàn giao khoảng néo thực hiện dự án đường dây 500kV mạch 3

(CLO) Ngày 7/5, Văn phòng Ban Chỉ đạo nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng họp trực tuyến giao ban định kỳ về các dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối.

Tin tức