Cần có một khung pháp lý quy định chung về mức lương lũy tiến làm thêm giờ

Thứ hai, 05/08/2019 08:26 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng Ban Quan hệ lao động (TLĐLĐVN), về khách quan, người lao động và chủ lao động luôn tồn tại quan hệ không bình đẳng. Người lao động không dễ thương lượng được mức lương lũy tiến làm thêm giờ như mong muốn, sẽ rất khó nếu như không có một khung pháp lý quy định chung.

Các chuyên gia lao động cho rằng, việc cho phép trả lương lũy tiến làm thêm giờ là một xu hướng phù hợp nhằm hạn chế doanh nghiệp huy động người lao động làm thêm giờ. (Ảnh minh họa)

Các chuyên gia lao động cho rằng, việc cho phép trả lương lũy tiến làm thêm giờ là một xu hướng phù hợp nhằm hạn chế doanh nghiệp huy động người lao động làm thêm giờ. (Ảnh minh họa)

Trong dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) đề xuất mở rộng khung thỏa thuận làm thêm giờ lên tối đa 400 giờ/năm.

Mức giờ làm thêm tối đa này sẽ được áp dụng đối với một số ngành nghề nhất định và vào các thời điểm nhất định (thời điểm hoàn thành đơn hàng theo mùa, vụ).

Theo Bộ LĐ-TB&XH, việc kéo dài thời gian làm việc trong ngày giúp doanh nghiệp tăng sự linh hoạt trong sản xuất - kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng thời giúp người lao động nâng cao thu nhập.

Dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi cũng đề xuất quy định tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.

Theo đó, người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm vào ngày thường, ít nhất bằng 150%; vào ngày nghỉ hàng tuần, ít nhất bằng 200%; vào ngày nghỉ Lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300%.

Việc trả lương lũy tiến làm thêm giờ với mức lương cao hơn quy định ở khoản này thì do hai bên thỏa thuận để thực hiện.

Bàn về nội dung này, các chuyên gia lao động cho rằng, việc cho phép trả lương lũy tiến làm thêm giờ là một xu hướng phù hợp nhằm hạn chế doanh nghiệp huy động người lao động làm thêm giờ. Nhưng Dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi chưa quy định rõ “thỏa thuận” như thế nào thì được chấp nhận.

Theo ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng Ban Quan hệ lao động (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam), về khách quan, trong quan hệ lao động, người lao động và chủ sử dụng lao động luôn tồn tại quan hệ không bình đẳng.

Phần yếu thế luôn thuộc về người lao động, người lao động không dễ thương lượng được mức lương lũy tiến như mong muốn cho nên việc tự thoả thuận giữa 2 bên về tiền lương làm thêm rất khó, nếu như không có một khung pháp lý quy định chung.

Nêu giải pháp để vừa đảm bảo tạo sự linh hoạt trong sản xuất - kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp đồng thời tránh việc doanh nghiệp lợi dụng tăng giờ làm thêm để trả lương thấp, buộc người lao động không có sự lựa chọn nào ngoài việc phải “tự nguyện” làm thêm giờ, ông Lê Đình Quảng cho rằng, về nguyên tắc, quy định về giờ làm thêm phải đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với chính sách tiền lương của doanh nghiệp.

Cụ thể, ông Lê Đình Quảng đưa ra hai phương án tính lương làm thêm giờ cho người lao động. Phương án 1: Vào ngày thường, tiền lương ít nhất bằng 150% cho 2 giờ làm thêm đầu tiên, 200% cho giờ làm thêm thứ 3, 250% cho giờ làm thêm thứ 4. Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200% cho 2 giờ làm thêm đầu tiên, 250% cho giờ làm thêm thứ 3, 300% cho giờ làm thêm thứ 4.

Với phương án 2, đề xuất của TLĐLĐ đặt mục tiêu trong 200 giờ làm thêm đầu tiên, cách tính như quy định hiện hành đang áp dụng, tức là ngày thường; ngày nghỉ; ngày Lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương. Trong trường hợp làm thêm tiếp tới giờ 201 đến giờ thứ 300, tiền lương ít nhất bằng 250%.

Minh Thùy

Tin khác

Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine bị bắt vì tham nhũng hàng triệu USD

Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine bị bắt vì tham nhũng hàng triệu USD

(CLO) Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine Mykola Solskyi đã bị bắt giữ sau khi bị coi là nghi phạm chính thức trong cuộc điều tra tham nhũng khu đất trị giá hơn 7 triệu USD khi ông còn là người đứng đầu một công ty nông nghiệp lớn và là thành viên Quốc hội.

Thị trường - Doanh nghiệp
Kinh tế Mỹ đối mặt với nguy cơ lạm phát đình trệ

Kinh tế Mỹ đối mặt với nguy cơ lạm phát đình trệ

(CLO) Dữ liệu kinh tế vĩ mô mới nhất do Bộ Thương mại Mỹ công bố chỉ ra rằng nền kinh tế nước này có thể đang tiến tới tình trạng lạm phát đình trệ, Business Insider đưa tin. Tờ báo cho biết thêm, những dấu hiệu ảm đạm cho thấy những thách thức khó khăn phía trước.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hà Nội: Siêu thị, trung tâm thương mại “chạy đua” khuyến mãi dịp lễ 30/4-1/5

Hà Nội: Siêu thị, trung tâm thương mại “chạy đua” khuyến mãi dịp lễ 30/4-1/5

(CLO) Kéo dài tới 5 ngày nên kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay được đánh giá là thời cơ vàng để kích cầu mua sắm. Để thu hút khách, nhiều nhà bán lẻ rầm rộ đưa ra các chương trình khuyến mãi, tri ân người tiêu dùng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

(CLO) Bloomberg đưa tin, dẫn lời một cựu quan chức của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), việc "vũ khí hóa" đồng đô la Mỹ thông qua việc tịch thu các tài sản bị đóng băng của Nga có thể thúc đẩy toàn cầu xa lánh đồng bạc xanh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

(CLO) Một con tàu do hãng vận tải khổng lồ Sovcomflot (SCF) của Nga bị Mỹ trừng phạt đã xả dầu nhiên liệu tại một cảng phía tây Ấn Độ vào thứ Sáu (26/4), Reuters đưa tin.

Thị trường - Doanh nghiệp