Cần công khai danh tính người mua bằng giả tiếng Anh ở Đại học Đông Đô

Thứ tư, 16/12/2020 15:57 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo nguyên ĐBQH Lê Như Tiến, cần công khai danh tính người mua bằng giả để mọi người biết ai dùng bằng giả để tiến thân, ngồi vào các vị trí nào trong bộ máy nhà nước.

Vụ việc gian lận bằng tiếng Anh tại Trường Đại học Đông Đô ngày một thu hút sự chú ý của dư luận khi nhiều người đã sử dụng bằng giả này để đi học tiến sĩ, hoàn thiện hồ sơ cán bộ. Tuy nhiên đến giờ danh tính của những người mua bằng giả vẫn chưa được công khai.

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu Bộ Công an chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan mở rộng điều tra vụ án, tiếp tục làm rõ số cá nhân được Trường Đại học Đông Đô cấp, sử dụng văn bằng cử nhân ngành ngôn ngữ Tiếng Anh giả và các văn bằng, chứng chỉ khác (nếu có) không qua tuyển sinh, đào tạo hoặc chưa đủ điều kiện cấp bằng để thu hồi và kiến nghị các cơ quan chức năng xem xét xử lý nghiêm vi phạm theo quy định pháp luật.

le-nhu-tien1

Chỉ đạo của Thủ tướng nhanh chóng nhận được sự ủng hộ lớn từ dư luận. Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng, để vụ việc nhanh chóng phơi bày ra ánh sáng thì nên công khai danh tính những cá nhân mua bằng giả của Trường Đại học Động Đô. Khi danh tính được công khai thì nhiều vấn đề mà dư luận quan tâm sẽ được phơi bày.

Liên quan đến ý kiến trên, trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận, ông Lê Như Tiến, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội này tỏ sự đồng tình nhất trí cao.

Bởi theo ông Lê Như Tiến, xã hội chúng ta đang đề cao công khai, minh bạch nên không có lý do gì để giấu giếm danh tính người mua bằng giả.

Việc công khai danh tính những người mua bằng giả cũng giống như công khai danh tính những người chiếm đoạt nhà công vụ hoặc công khai danh tính những người mua điểm cho con để vào đại học là việc nên làm.

“Phải công khai danh tính để mọi người biết những ai đã mua bằng giả để leo lên vị trí này, vị trí kia trong bộ máy nhà nước. Điều này rất có ý nghĩa và không có gì phải lo sợ.

Công khai tên tuổi những người này chỉ có tốt cho công tác cán bộ. Để công tác cán bộ không bị những người đó đánh lừa. Công khai cũng là cách để dè chừng, cảnh báo những người chuẩn bị mua bằng giả” – ông Lê Như Tiến nhấn mạnh.

Cũng theo vị này, lý do nhiều người mua bằng giả để sử dụng là có nguyên nhân từ công tác cán bộ khi tuyển dụng, đề bạt lại quá coi trọng bằng cấp.

Khi đã coi bằng cấp như một tiêu chuẩn bắt buộc nên nhiều người tìm cách mua. Việc mua bằng không chỉ dừng ở bằng đại học mà còn bằng thạc sĩ, tiến sĩ.

Vì thế nên công khai, minh bạch để cảnh tỉnh, răn đe.

Trước đó, theo kết luận điều tra của Cơ quan an ninh điều tra (Bộ Công an), căn cứ tài liệu thu giữ được, cơ quan điều tra xác định trường Đại học Đông Đô đã cấp bằng cử nhân ngành ngôn ngữ tiếng Anh cho 626 trường hợp, nhưng chỉ có 216 trường hợp có thông tin để xác minh.

Kết quả xác minh xác định trong số 216 trường hợp thì có tới 193 người được cấp bằng không qua tuyển sinh, đào tạo hoặc không đủ điều kiện để cấp bằng (số bằng này được cấp trong giai đoạn từ tháng 5/2018 đến tháng 3/2019).

Đối với 193 trường hợp được Đại học Đông Đô cấp bằng giả, có 60 trường hợp sử dụng bằng giả này, trong đó có 55 người sử dụng để nộp hồ sơ xét tuyển nghiên cứu sinh hoặc bảo vệ luận án tiến sĩ, 1 trường hợp thi nâng ngạch thanh tra viên, 1 trường hợp thi công chức, 2 trường hợp khai vào hồ sơ cán bộ, 1 trường hợp nộp hồ sơ xét tuyển thạc sĩ.

Ngoài ra, cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an cũng làm rõ mặc dù Đại học Đông Đô không được cấp phép đào tạo văn bằng 2 nhưng từ năm 2015, Bộ Giáo dục & Đào tạo vẫn cho đăng tải thông báo chỉ tiêu hệ văn bằng 2 chính quy của trường này lên Cổng thông tin của Bộ.

Việc các đơn vị, cá nhân thuộc Vụ Kế hoạch tài chính và Vụ Giáo dục đại học thực hiện thông báo chỉ tiêu tuyển sinh, đăng tải đề án tuyển sinh trong đó có chỉ tiêu văn bằng 2 lên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GĐ&ĐT cho trường Đại học Đông Đô trong khi trường này chưa được Bộ GĐ&ĐT cấp phép là có dấu hiệu vi phạm quy định về đào tạo cấp bằng đại học thứ 2 của Bộ trưởng Bộ GĐ&ĐT. Cần làm rõ trách nhiệm liên quan để xử lý theo quy định của pháp luật.

Trinh Phúc

Tin khác

Bắc Ninh có hơn 17.000 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Bắc Ninh có hơn 17.000 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(CLO) Năm học 2023-2024, toàn tỉnh Bắc Ninh có 17.296 học sinh lớp 12 (tăng hơn 1 nghìn học sinh lớp 12 so với năm 2023), cùng với khoảng 400 thí sinh tự do sẽ đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Giáo dục
Hà Tĩnh đặt hàng cho Đại học Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Hà Tĩnh đặt hàng cho Đại học Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

(CLO) Đại học Quốc gia Hà Nội và tỉnh Hà Tĩnh thí điểm hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong nhiều lĩnh vực từ năm học 2024-2025 theo cơ chế đặt hàng.

Giáo dục
Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

(CLO) Theo quy định, thí sinh chịu hoàn toàn trách nhiệm về thông tin khai trong phiếu đăng ký dự thi, vì vậy cần cẩn trong khi thực hiện điền các thông tin.

Giáo dục
Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

(CLO) Chiều 25/4, UBND thành phố Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh) thông tin cập nhật kết quả điều tra, xử lý vụ tố cáo một chủ nhóm lớp mẫu giáo bạo hành trẻ em trên địa bàn.

Giáo dục
Vụ trẻ bị cô giáo đánh ở TP Thủ Đức: Sự việc đáng tiếc của ngành giáo dục

Vụ trẻ bị cô giáo đánh ở TP Thủ Đức: Sự việc đáng tiếc của ngành giáo dục

(CLO) Tại buổi họp báo chiều 25/4, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP HCM Lê Hoài Nam đã thông tin về sự việc trẻ bị cô giáo đánh tại lớp mẫu giáo Tí Bo (phường Linh Đông, TP Thủ Đức, TP HCM).

Giáo dục