Cần cuộc đại phẫu cho căn bệnh mang tên “lạc hậu” của nông sản

Thứ ba, 19/06/2018 06:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) “Các cuộc giải cứu mang tính lâm thời và liên mùa đến bao giờ mới kết thúc? Người nông dân quê tôi và bao vùng quê khác bao giờ mới chủ động được mùa vụ của mình? Bao giờ mới chấm dứt cái ví von trong dân gian thời thị trường: thửa ruộng là sòng bạc, xuống giống là đặt cọc vào sòng bạc mà đối thủ là vô hình?... Chính những câu hỏi khó này đã luôn khiến tôi trăn trở và tôi chỉ còn biết “Cần một cuộc đại phẫu cho nông sản” - nhà báo Xuân Yến - Đài PT-TH Quảng Ngãi bộc bạch.

Từ câu chuyện mang tên “giải cứu nông sản”…

Nhà báo Xuân Yến chia sẻ: Câu chuyện giải cứu nông sản Việt nói chung có thể hình dung tổng thể qua những gì thực tế diễn ra tại Quảng Ngãi trong 5 năm gần đây. Bởi Quảng Ngãi là một trong những địa phương có số lượng hàng nông sản được giải cứu kiểu lâm thời khá nhiều và nổi tiếng trên cả nước, như dưa hấu, bí đỏ, cá bớp, heo và thậm chí giải cứu cho cả ớt và muối.

Cơ quan tôi gần cơ quan Tỉnh Đoàn Quảng Ngãi. Có vài thời điểm, cổng cơ quan Tỉnh Đoàn biến thành một cửa hàng nông sản. Những người bán hàng mặc áo Đoàn. Tôi cũng từng đi mua hàng kiểu tình thương mến thương dưới tấm băng rôn có từ “giải cứu”, và cũng từng đặt dấu hỏi về công việc của các bạn cán bộ Đoàn: Bộ rảnh quá. Nhưng cũng tự trả lời là không thể phủ nhận tinh thần xung kích của các bạn đoàn viên, thanh niên. Họ là con em nông dân, xót lòng trước cảnh cha mẹ, cô bác, anh chị mình đã nghèo còn thêm gánh nặng nợ nần khi đến mùa thu hoạch mà cây trái làm ra mà không bán được.

Tôi là phóng viên, cũng từng đau lòng trước cảnh nông dân ra đồng đứng như trời trồng nhìn xa xăm. Tôi cũng từng có bài viết ca ngợi các bạn trẻ đã “giải cứu” nông sản bị ngập do lũ lụt, nhưng cũng từng có bài viết nêu ý kiến không nên kéo dài các phiên chợ “giải cứu” nông sản ế.

Thật ra thì người nông dân luôn bị động trong chọn lựa hướng sản xuất. Đối với thị trường trong nước, cung vượt quá cầu là do kiểu sản xuất ồ ạt, thấy cây trồng nào đem lại lợi nhuận là nông dân hùa theo, chặt phá những cây trồng trước đó để trồng cây mới, vô tình sản phẩm làm ra bị ứ thừa. Vì vậy có thể ví chính những người nông dân Việt Nam đã cùng đánh bạc với nhau và sòng bạc lạ đời này là các bên đều thua. Đối với các mặt hàng nông sản xuất khẩu theo đường tiểu ngạch, như cau, dưa hấu thì đối thủ của nông dân Việt là người ở bên kia biên giới. Đối thủ này chủ động hoàn toàn và dẫn dắt lối chơi theo ý mình.

Báo Công luận
Nhà báo Xuân Yến trong một lần tác nghiệp. 

Thành ra, người nông dân thường bị điêu đứng khi tham gia cuộc chơi thị trường nông sản, đời sống gặp nhiều khó khăn, phải rơi vào tình trạng cần giúp đỡ, vì thế mới có hỗ trợ kiểu từ thiện, nhân đạo như hàng loạt cuộc giải cứu thời vụ nhưng liên mùa.

“Các cuộc giải cứu mang tính lâm thời và liên mùa đến bao giờ mới kết thúc? Người nông dân quê tôi và bao vùng quê khác bao giờ mới chủ động được mùa vụ của mình? Bao giờ mới chấm dứt cái ví von trong dân gian thời thị trường: thửa ruộng là sòng bạc, xuống giống là đặt cọc vào sòng bạc mà đối thủ là vô hình? Nông sản Việt Nam bao giờ mới hết lệ thuộc vào con đường xuất khẩu tiểu ngạch, bao giờ mới hết cảnh, giá cả dao động lên xuống từng ngày, thậm chí từng giờ, chỉ phụ thuộc hoàn toàn vào những cú điện thoại ở cửa khẩu? Những câu hỏi đó, ít ai có thể trả lời được. Và tôi chỉ còn biết “Cần một cuộc đại phẫu cho nông sản”, với phóng sự 3 kỳ…”, nhà báo Xuân Yến trăn trở.

Đến một cuộc đại phẫu cho căn bệnh mang tên “lạc hậu” của nông sản

Từ thực tiễn này, nhà báo Xuân Yến chỉ rõ, cuộc đại phẫu để chữa căn bệnh “lạc hậu” cho nông sản Việt vẫn chưa xuất hiện. Những người nông dân vẫn không thể tự nghiên cứu thị trường, không thể tự liên kết với các doanh nghiệp bởi diện tích đất đai khá manh mún. Họ chỉ làm theo suy đoán và bắt chước nhau để khi thu hoạch thì số đông đều gánh chịu hậu quả. Trong khi đó, việc liên kết vùng, liên kết các nhà vẫn chưa được triển khai nên nông dân vẫn phải “tự bơi” trong cơ chế thị trường và nông sản Việt đến mùa lại rớt giá.

Báo Công luận
 Sinh viên giải cứu chuối cho bà con nông dân.

Tuy nhiên, cũng theo nhà báo Xuân Yến, ở Quảng Ngãi hiện nay đang xuất hiện những luồng ánh sáng của ánh đèn pin. Một vài mặt hàng nông sản mà nông dân sẵn sàng nói không với giải cứu. Ví dụ như loại dưa hấu trồng trên đất pha cát nhiễm mặn ven biển ở xã Phổ Châu huyện Đức Phổ, mà nông dân ở đây tuyên bố: “dưa hấu Phổ Châu đâu cần giải cứu”. Cứ đến mùa là tư thương ùn ùn kéo đến tranh giành nhau mua để cung cấp thị trường trong nước. Hay, mới đây là một liên kết độc nhất vô nhị của tỉnh Quảng Ngãi đến thời điểm này là lãnh đạo chính quyền huyện Sơn Hà đích thân đi kết nối, đưa nông sản đặc trưng, nông sản bản địa được nuôi trồng sạch và hữu cơ của địa phương mình vào hệ thống siêu thị BigC của toàn quốc.

Một mặt hàng khá đặc biệt nữa ở Quảng Ngãi cũng nói không với giải cứu là tỏi Lý Sơn. Vào cuối năm 2015, giá tỏi có xuống thấp, nhưng khi một số người đứng ra tổ chức giải cứu, đem tỏi ra bán tại quận Ba Đình (Hà Nội) để bán theo kiểu kêu gọi tình thương mến thương. Khi nghe tin này, chính quyền và người dân nơi đây đã phản đối cách thức mua bán kiểu từ thiện này, vì nó tiềm ẩn nguy cơ làm giảm sút thương hiệu tỏi Lý Sơn. 

“Như vậy, Quảng Ngãi khá nổi tiếng về giải cứu nông sản, nhưng cũng xuất hiện khá nhiều những tuyên bố không cần giải cứu, dù nhỏ nhưng cũng là những gợi ý. Tuy nhiên, người nông dân với mảnh đất nhỏ lẻ của mình đang rất cần một bước chuyển cơ bản hơn, một cuộc đại phẫu cho căn bệnh mang tên “lạc hậu” của nông sản, cần một tổng công trình sư, hay một kế hoạch “giải cứu” toàn diện, quy mô và có tính chiến lược để nông dân không còn trông chờ vào những cuộc “giải cứu” thời vụ, giải cứu theo kiểu kêu gọi “tình thương, mến thương” của người tiêu dùng”, nhà báo Xuân Yến bày tỏ.

Lan Vi (Ghi)

 

Tin khác

Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

(CLO) Trong những ngày tháng diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ, đã có những bài báo, những bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc lịch sử hào hùng, phản ánh chân thực, sinh động nhất về diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ và 56 ngày đêm chiến đấu kiên cường… Những câu chuyện ấy phần nào được kể qua hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam hôm nay.

Nghề báo
Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

(CLO) Chiều 26/4, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu Cuộc thi ảnh báo chí, nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam và Quốc phòng toàn dân năm 2024.

Nghề báo
Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện nhiều chương trình trọng điểm, phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.

Nghề báo
Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(CLO) Ngày 26/4, Hội Nhà báo tỉnh Bình Dương đã tổ chức hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho gần 100 hội viên, nhà báo đang công tác tại các cơ quan báo chí trong tỉnh.

Nghề báo
Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày truyền thống Báo Khánh Hòa, ngày 26/4, Báo Khánh Hòa tiếp tục phối hợp với Công ty Cổ phần Nước giải khát yến sào Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”.

Nghề báo