Kinh tế Việt Nam 2023 - Vượt cơn gió ngược:

Cần đẩy nhanh hơn nữa những nỗ lực cải cách trong trung và dài hạn

Thứ hai, 01/01/2024 19:00 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Trong bối cảnh “bất bình thường mới” này, nếu chính sách chỉ chạy theo phản ứng ngắn hạn, sẽ mất định hướng, kém hiệu quả, và không nhất quán. Do vậy, chúng ta không chạy theo những biến động và con số và sự kiện trước mắt, mà mất phương hướng trung và dài hạn.

Bài liên quan

Năm 2023, kinh tế Việt Nam đối mặt với nhiều thách thức từ cả nội tại lẫn bên ngoài. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình phục hồi của nền kinh tế sau đại dịch COVID-19.

Trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận, ông Nguyễn Minh Cường - nguyên chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nhấn mạnh: Việt Nam cần tập trung vào các giải pháp trung và dài hạn trong bối cảnh thế giới “bất bình thường”.

can day nhanh hon nua nhung no luc cai cach trong trung va dai han hinh 1

Ông Nguyễn Minh Cường - nguyên chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).

+ Ông đánh giá thế nào về tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2023?

- Trong vài năm gần đây, thế giới ngày càng đối mặt với nhiều khủng hoảng. Như mọi người đã biết, giai đoạn 2020 - 2022, thế giới chao đảo vì đại dịch COVID-19, sau đó xung đột Nga - Ukraine lại bồi thêm một cú sốc lớn vào sự phục hồi vốn đã rất yếu.

Năm 2023 cũng vậy, sự xung đột chính trị trước đây chưa kết thúc, lại xuất hiện thêm xung đột mới, với nguy cơ lan rộng sang toàn bộ khu vực, đẩy kinh tế thế giới một lần nữa vào những rủi ro lớn. Tất cả những yếu tố này đã ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

Tuy nhiên, có một thực tế, trong bối cảnh thế giới đang trong giai đoạn “bất bình thường mới”, nhiều quốc gia chỉ xoay quanh các biện pháp chính sách đối phó ngắn hạn và dường như các ưu tiên trung và dài hạn bị gạt sang một bên.

Các phân tích chính sách tràn ngập các dự báo về số liệu lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, kết quả kinh doanh của Mỹ từng quý, từng tháng, thậm chí tuần, và rồi từ đó đưa ra các dự đoán liệu FED sắp tới có tăng lãi suất tiếp hay không, và tăng bao nhiêu, hay dừng lại.

Thị trường chứng khoán, tiền tệ, tài chính, bất động sản trồi sụt theo các dự báo, tạo điều kiện để tâm lý bầy đàn dẫn dắt thị trường, và từ đó lại gây ra hiệu ứng phản ứng chính sách ngắn hạn. Cái vòng tròn luẩn quẩn này cứ tiếp diễn trong suốt ba năm vừa qua cho đến tận bây giờ.

Câu chuyện tương tự xảy ra với Việt Nam. Nền kinh tế đã bước vào giai đoạn cuối năm 2023 và phản ứng chính sách cũng chỉ vẫn quanh quẩn quanh câu chuyện liệu tăng trưởng quý này ra sao, liệu có thể giúp đạt 6,5% như Quốc hội đề ra hay không.

Các chính sách dường như mất sự định hướng trung và dài hạn, dẫn tới thiếu nhất quán, đó là chưa kể việc thực hiện chậm trễ lại là một câu chuyện hoàn toàn khác.

Thực tế này cho thấy đã đến lúc phải chấp nhận tình trạng bất bình thường mới của kinh tế thế giới, theo đó tăng trưởng của toàn cầu sẽ chậm lại trong những năm tới, lạm phát sẽ dai dẳng, lãi suất sẽ duy trì cao hơn trước COVID-19, chủ nghĩa bảo hộ thương mại gia tăng, rủi ro địa chính trị và địa kinh tế sẽ tiếp tục chia cắt nền kinh tế thế giới, thiên tai, và dịch bệnh sẽ tiếp tục bùng nổi và những cú sốc sẽ trở nên thường xuyên hơn, và khó lường hơn.

can day nhanh hon nua nhung no luc cai cach trong trung va dai han hinh 2

+ Vậy theo ông, trong bối cảnh “bất bình thường mới” như hiện nay, Việt Nam cần phải làm gì?

- Trong bối cảnh “bất bình thường mới” này, nếu chính sách chỉ chạy theo phản ứng ngắn hạn, sẽ mất định hướng, kém hiệu quả, và không nhất quán.

Trên thực tế, chúng ta đã thấy rất rõ là rất nhiều các phản ứng chính sách ngắn hạn của Việt Nam mặc dù được ban hành rất nhanh, nhưng lại gần như không thực hiện được như đã đề ra.

Ví dụ chương trình phục hồi kinh tế thông qua tháng 1/2022, trong đó có gói hỗ trợ lãi suất 2%, và gói phát triển cơ sở hạ tầng, chương trình nhà ở xã hội thực hiện rất chậm.

Nguyên nhân chính là do cơ chế thực hiện không hiệu quả, mà cơ chế thực hiện thì lại liên quan đến cải cách thế chế trong trung và dài hạn. Đúng ra những cú sốc địa chính trị, địa kinh tế, và dịch bệnh trong ba năm vừa qua phải tạo đà và là tiền đề để đẩy mạnh các cải cách thể chế trung và dài hạn.

Nhưng thực tế cho thấy các chính sách gần đây của Việt Nam chỉ tập trung vào các vấn đề trước mắt, và gần như có sự lãng quên hay sao nhãng các mục tiêu cải cách trung và dài hạn.

Đã đến lúc, cần chấp nhận trạng thái “bất bình thường mới” của nền kinh tế thế giới, để từ đó coi đây như là những động lực để thúc đẩy cải cách thể chế nhanh hơn, triệt để hơn nữa, sâu rộng hơn nữa. Rào cản thể chế là nguyên nhân chính khiến các nỗ lực cải cách quan trọng chưa thể phát huy hiệu quả.

Trong thị trường tài chính, những bất cập về thể chế khiến thị trường vốn vẫn chưa thể phát triển để chia sẻ gánh nặng với hệ thống ngân hàng. Lãi suất có thể hạ, nhưng doanh nghiệp cũng chưa chắc hấp thụ được vốn tín dụng được vì vướng các vấn đề thể chế.

Bên cạnh đó, giải ngân đầu tư công liên tục bị nhỡ kế hoạch nhiều năm cũng do sự thiếu hiệu quả của thể chế. Các thách thức với mạng lưới an sinh xã hội cũng đều là vấn đề thể chế.

Gần như toàn bộ các lĩnh vực của nền kinh tế đều bị hàng rào thể chế làm giảm đi hiệu quả.

Mặc dù Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ trong nhiều năm qua trong cải cách thể chế, nhưng dường như trong ba năm đối mặt với dịch bệnh và các biến động địa chính trị lớn đã làm ưu tiên cải cách thể chế trung và dài hạn phần nào đã bị gạt sang một bên bởi các ứng phó chính sách ngắn hạn và đang dần trở thành tư duy chính sách ngắn hạn.

Đã đến lúc Việt Nam phải nhìn nhận rằng thế giới đã và sẽ ở trong trạng thái “bất bình thường mới” trong những năm tới, theo đó các cú sốc địa chính trị, thiên tai, dịch bệnh sẽ thường xuyên hơn.

Nếu Việt Nam liên tục có những ứng phó chính sách ngắn hạn để ứng phó với các cú sốc này, thì sẽ dần hình thành tư duy chính sách ngắn hạn, chạy theo sự kiện, mất tính chủ động, và mất định hướng phát triển trung và dài hạn, đặc biệt trong cải cách thể chế.

Do vậy, đã đến lúc cần từ bỏ tư duy chính sách ngắn hạn, không chạy theo những biến động và con số và sự kiện trước mắt, mà mất phương hướng trung và dài hạn.

Ngược lại, phải tận dụng những cú sốc này để thúc đẩy nhanh hơn nữa những nỗ lực cải cách trong trung và dài hạn với mục đích tăng cường kết nối giữa việc ra chính sách và thực hiện chính sách, và từ đó lại giúp nền kinh tế ứng phó nhanh và hiệu quả với các cú sốc đang dần trở nên thường xuyên.

+ Xin chân thành cảm ơn ông!

Trang Lê (Thực hiện)

Bình Luận

Tin khác

6 địa phương bị 'bêu tên' giải ngân đầu tư công chậm

6 địa phương bị "bêu tên" giải ngân đầu tư công chậm

(CLO) Bộ Tài chính vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về kết quả kiểm tra đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.

Kinh tế vĩ mô
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư lý giải đường Vành đai 3 TP.HCM chậm tiến độ

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư lý giải đường Vành đai 3 TP.HCM chậm tiến độ

(CLO) Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dự án đường Vành đai 3 TP.HCM đoạn qua thành phố có khó khăn về thiếu nguồn cát san lấp nên phần đường đang chậm tiến độ.

Kinh tế vĩ mô
Bắc Ninh: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 tăng 6,25%

Bắc Ninh: Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 4/2024 tăng 6,25%

(CLO) Mặc dù chưa thể hồi phục về quy mô bình thường nhưng chỉ số sản xuất công nghiệp của Bắc Ninh trong tháng 4/2024 đã tăng 6,25% so với cùng kỳ.

Kinh tế vĩ mô
Mục tiêu tới năm 2030, thu nhập bình quân của người dân Đông Nam Bộ đạt 16.000 USD/năm

Mục tiêu tới năm 2030, thu nhập bình quân của người dân Đông Nam Bộ đạt 16.000 USD/năm

(CLO) Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 370/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Kinh tế vĩ mô
Bắc Ninh “hút” được 997,1 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài trong 4 tháng đầu năm 2024

Bắc Ninh “hút” được 997,1 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài trong 4 tháng đầu năm 2024

(CLO) 4 tháng đầu năm 2024, các nhà đầu tư nước ngoài (FDI) tiếp tục rót vốn vào tỉnh Bắc Ninh hơn 100 dự án, đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 998,3 triệu USD, chiếm gần 10,8% tổng vốn đầu tư cả nước.

Kinh tế vĩ mô