Dịch Covid-19 diễn biến ngày càng bất thường:

Cân nhắc chuyện đưa trẻ đến trường!

Thứ sáu, 14/02/2020 08:04 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo thông tin mới nhất từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), vào ngày 17/2, tại các địa phương không có dịch, học sinh đã có thể đi học lại. Tuy nhiên điều này đang tạo nên những phản ứng mạnh mẽ từ dư luận, đặc biệt các phụ huynh.

Ngày 13/2, trên thế giới tiếp tục đón nhận những số liệu thống kê dịch Covid-19 do Trung Quốc công bố tiếp tục tăng lên đến 15.152 ca nhiễm mới và 254 người chết. Còn tại các nước khác cũng gióng lên hồi chuông báo động với các ca nhiễm có xu hướng tăng dần.

Thông tin này đã phá vỡ những kịch bản lạc quan và các dự báo của các chuyên gia trên thế giới, cho rằng dịch Covid-19 sẽ được khu trú ở Trung Quốc và sẽ được ngăn chặn bằng các biện pháp hạn chế đi lại, cách ly. Điều này cho thấy, thế giới vẫn chưa thể đánh giá được một cách đầy đủ về quy mô cũng như khả năng lây nhiễm, khống chế dịch Covid-19.

Học sinh có thể sẽ phải trở lại trường vào ngày 17/2

Học sinh có thể sẽ phải trở lại trường vào ngày 17/2

Tại Việt Nam, số ca nhiễm hôm nay đã là 16, cách ly 716 người để theo dõi sức khỏe, đồng thời có phương án cách ly cả khu vực có dịch. Như tại địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, hiện có rất nhiều trường hợp bị cách ly, theo dõi, giám sát vì nghi mắc Covid-19 do tiếp xúc với người mang mầm bệnh từ Vũ Hán về, sau đó lây bệnh chéo. Độ nguy hiểm của Covid-19 không phải là tỷ lệ tử vong cao, mà là khả năng lây lan nhanh và khi dịch bùng phát có thể dẫn tới mất kiểm soát.

Việt Nam đang thực hiện việc cách ly và điều trị Covid-19 khá tốt, khi đã có 7 bệnh nhân được chữa khỏi, chưa có trường hợp nào tử vong. Nhưng đây mới là những con số nằm trong tầm kiểm soát mà hệ thống y tế Việt Nam có thể xử lý được. Nhưng nếu số bệnh nhân bị lây nhiễm chéo, gia tăng theo cấp số nhân như Vũ Hán, ngành y tế chắc chắn không thể kiểm soát được việc điều trị. Sự quá tải của bệnh viện, trang thiết bị y tế và sự tê liệt về giao thông, sinh hoạt khi các khu vực lây nhiễm bị phong tỏa thì sẽ là kịch bản tồi tệ nhất mà không ai muốn nó xảy ra ở Việt Nam.

Trong khi đó, trường học lại là môi trường dễ lây bệnh nhất, bởi luôn có sự tập trung đông người, có sự giao tiếp hai chiều trong cự li gần. Học sinh tại các trường học không phải tập trung ở một địa điểm, mà là đan xen nhiều khu vực khác nhau. Chỉ cần có một ca nhiễm bệnh, việc cách ly, phong tỏa những đối tượng tiếp xúc sẽ cực kỳ khó và không thể thực hiện được, chắc chắn sẽ dẫn tới sự bùng phát dịch trên cả nước. Ngành y tế sẽ thất thủ.

Việc cho học sinh nghỉ học để phòng, chống dịch Covid-19 trong 2 tuần vừa qua của Bộ GD&ĐT là biện pháp hợp lý, mặc dù có gây một số xáo trộn đáng kể trong cuộc sống của các gia đình. Tuy nhiên, việc nghỉ học như vậy là cần thiết trước nguy cơ lây nhiễm chéo, trước thông tin cho thấy dịch bệnh vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp và chưa có phương án cụ thể để ngăn chặn.

Thế nhưng ngay trong ngày 13/2, Bộ GD&ĐT đã có công văn chỉ đạo, với các địa phương không có dịch Covid-19, Sở GD&ĐT có thể đề xuất UBND tỉnh, thành phố cho học sinh học trở lại. Điều này lại dấy lên nỗi lo của các bậc phụ huynh khi e ngại về sức khỏe, tính mạng của con trẻ và cộng đồng trong tâm điểm dịch Covid-19 vẫn hoành hành.

Nhiều phụ huynh nêu quan điểm, học hành là chuyện cả đời, nhưng nếu dịch Covid-19 bùng phát, con trẻ bị nhiễm thì có thể có những hậu quả nghiêm trọng mà Bộ GD&ĐT không thể lường trước được. Hãy nhìn Vũ Hán và tỉnh Vĩnh Phúc như một bài học khi coi thường Covid-19 dẫn tới việc bùng phát và không thể khống chế được khiến đại dịch xảy ra. Trong một trường, chỉ cần có một học sinh bị nhiễm sẽ là đại họa khi bản thân con trẻ chưa có ý thức phòng tránh. Nếu trường hợp xấu nhất xảy ra, ai sẽ là người chịu trách nhiệm với những hậu quả từ dịch bệnh mang đến cho con trẻ? Hơn nữa, với việc hàng triệu học sinh đi học cũng đồng nghĩa với việc mỗi ngày phải có hàng triệu khẩu trang được sử dụng, chắc chắn thị trường chưa thể đáp ứng đủ trong bối cảnh khẩu trang vẫn là mặt hàng khan hiếm. Trước thông tin học sinh sẽ phải đi học vào tuần tới, đã có phụ huynh cho rằng: câu hỏi khẩn thiết thời điểm hiện tại chính là: mạng sống hay kiến thức? Và chắc chắn không phụ huynh nào lại lựa chọn “kiến thức” và không thể mạo hiểm tính mạng con trẻ.

Về vấn đề này, Bộ GD&ĐT hoàn toàn có thể tiếp tục lùi thời gian đi học lại, xây dựng các phương án sau khi dịch Covid-19 đến đỉnh, chứ không phải là “đá” trách nhiệm lên tỉnh, thành phố và các Sở GD&ĐT. Khi ổ dịch Covid-19 ở Vĩnh Phúc vẫn chưa khống chế được, số người mắc bệnh tiếp tục tăng thì việc cho học sinh trở lại trường không phải là quyết định khôn ngoan của mỗi gia đình. Mặt khác, hiện tại, một số trường đã triển khai song song hình thức học tập trực tuyến, đây có thể coi là một trong các biện pháp hữu hiệu phòng, chống dịch xâm nhập và lây lan qua môi trường học đường.

Thực sự, rất nên cân nhắc chuyện cho trẻ đến trường trở lại trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp như thế này! 

Gia Minh

Tin khác

Hướng dẫn đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trực tuyến

Hướng dẫn đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trực tuyến

(CLO) Quá trình đăng ký dự thi, các thí sinh cần điền đủ thông tin nhằm đảm bảo quyền lợi khi tham dự thi tốt nghiệp THPT 2024.

Giáo dục
Quy định về ảnh thí sinh sử dụng khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

Quy định về ảnh thí sinh sử dụng khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT

(CLO) Theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ảnh của thí sinh trên hệ thống phải bảo đảm độ phân giải là 400x600 pixels, được chụp theo kiểu căn cước công dân và trước thời gian nộp hồ sơ không quá 6 tháng.

Giáo dục
Bắc Ninh có hơn 17.000 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Bắc Ninh có hơn 17.000 thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(CLO) Năm học 2023-2024, toàn tỉnh Bắc Ninh có 17.296 học sinh lớp 12 (tăng hơn 1 nghìn học sinh lớp 12 so với năm 2023), cùng với khoảng 400 thí sinh tự do sẽ đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Giáo dục
Hà Tĩnh đặt hàng cho Đại học Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Hà Tĩnh đặt hàng cho Đại học Quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

(CLO) Đại học Quốc gia Hà Nội và tỉnh Hà Tĩnh thí điểm hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong nhiều lĩnh vực từ năm học 2024-2025 theo cơ chế đặt hàng.

Giáo dục
Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

(CLO) Theo quy định, thí sinh chịu hoàn toàn trách nhiệm về thông tin khai trong phiếu đăng ký dự thi, vì vậy cần cẩn trong khi thực hiện điền các thông tin.

Giáo dục