Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM:

Cần nhân rộng cho các thành phố khác

Thứ tư, 05/07/2023 09:43 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Ông Lê Hoàng Châu- Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA) đánh giá: Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM sẽ là một động lực bứt phá cho sự phát triển của thành phố, đảm bảo mục tiêu xây dựng nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045.

Sự kiện: TP.HCM

Mới đây, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/8/2023. Việc Quốc hội thông qua Nghị quyết này đã tạo điều kiện cho TP.HCM phát triển bứt phá trong những năm sắp tới.

Trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA) nhận định: Nghị quyết có nội dung rất toàn diện, bao gồm các lĩnh vực đầu tư, tài chính, ngân sách, quản lý đất đai, quy hoạch và tổ chức bộ máy với đặc thù “thành phố trong thành phố”.

Đặc biệt, có một số quận, huyện có quy mô dân số gần tương đương 1 tỉnh nhỏ, mở ra cơ hội và tạo động lực phát triển vượt trội cho thành phố.

“Với quan điểm cả nước vì TP.HCM, TP.HCM vì cả nước, Nghị quyết này sẽ đảm bảo mục tiêu xây dựng nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045”, ông Lê Hoàng Châu nói.

can nhan rong cho cac thanh pho khac hinh 1

+ Theo ông, điểm “đặc sắc” của Nghị quyết thí điểm  một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM là gì?

- Theo tôi, Nghị quyết này có rất nhiều điểm đặc sắc, nhưng có 5 điểm đặc sắc nhất, đều là những yếu tố rất cần thiết cho sự phát triển của TP.HCM.

Thứ nhất, Nghị quyết cho phép thành phố thí điểm mô hình phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông (TOD). Đây là mô hình phát triển đô thị đã được áp dụng thành công tại nhiều nước trên thế giới, gắn liền với phát triển đồng bộ các loại hình giao thông công cộng và khai thác hiệu quả nguồn lực đất đai vùng phụ cận các công trình giao thông, tăng thêm các tiện ích và dịch vụ đô thị phục vụ cư dân và khách vãng lai.

Thứ hai, Nghị quyết đồng ý cho thành phố thí điểm thực hiện dự án đầu tư theo Hợp đồng BT đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội, chất lượng công trình dự án, không gây thất thoát ngân sách nhà nước.

Thứ ba, Nghị quyết cũng cho phép TP.HCM được quyết định chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa dưới 500 ha phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền quyết định.

Điều này sẽ giúp thành phố chủ động trong việc quyết định chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa để có thể hình thành các khu công nghiệp, khu công nghệ cao quy mô lớn.

Thứ tư, Nghị quyết cho phép Thủ tướng Chính phủ quyết định việc phân cấp cho UBND TP.HCM thực hiện phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị, điều chỉnh cục bộ quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật theo thủ tục, trình tự do Thủ tướng Chính phủ quy định và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.

Với thẩm quyền về quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị được phân cấp trên đây, thành phố sẽ chủ động hơn trong việc thực hiện phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật để đáp ứng kịp thời nhu cầu đầu tư các dự án có sử dụng đất của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.

Thứ năm, Nghị quyết cho phép thành phố được chấp thuận chủ trương đầu tư dự án nhà ở xã hội đối với trường hợp quy hoạch chi tiết, quy hoạch phân khu chưa phù hợp quy hoạch chung thì cho phép thực hiện việc chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy hoạch chung và chỉ tiêu về hệ số sử dụng đất hoặc mật độ xây dựng theo quy định của pháp luật về nhà ở xã hội.

+ Để Nghị quyết này thực sự có hiệu quả và trở thành một lực đẩy mạnh mẽ cho sự phát triển của TP.HCM, theo ông, thành phố cần phải có những giải pháp gì?

- Không chỉ về mặt cơ chế, lãnh đạo TP.HCM cũng đã nhanh chóng đưa ra các giải pháp để triển khai cũng là điều rất đáng mừng. Trong đó, vào giữa tháng 6/2023, UBND TP.HCM đã chủ động ban hành kế hoạch  triển khai chuẩn bị thực hiện thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố và thành lập tổ công tác, do ông Phạm Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM làm tổ trưởng.

Với những động thái này, tôi kỳ vọng Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố  sẽ sớm đi vào cuộc sống, tạo được sự chuyển biến thực chất về mọi mặt cho TP.HCM.

+ Vậy theo ông, Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM có “lỗ hổng” nào không?

- Hiện tại thì chưa, nhưng tôi cũng có một số đề xuất để đảm bảo việc thực hiện Nghị quyết đạt hiệu quả cao nhất và được sự thấu hiểu, ủng hộ, đồng thuận của người dân.

Nghị quyết là cho phép TP.HCM được áp dụng hợp đồng BOT đối với một số trường hợp nâng cấp, mở rộng hạ tầng giao thông. Trong đó, những tuyến đường chính hay bị ùn tắc giao thông, bị “thắt cổ chai” sẽ được ưu tiên. Đơn cử như  đoạn Quốc lộ 13 từ cầu Bình Triệu đến ngã tư Bình Phước.

Nhưng, để tránh xảy ra tình trạng xung đột lợi ích giữa nhà đầu tư dự án  với người dân và người sử dụng dịch vụ, tôi đề nghị UBND TP.HCM sẽ có các giải pháp hài hòa lợi ích giữa các bên.

Cụ thể, tôi đề nghị UBND TP.HCM thực hiện đầy đủ, công khai minh bạch các thông tin về dự án để thuận lợi cho người dân giám sát. Trong khi đó, HĐND TP.HCM tổ chức giám sát đảm bảo quyền lợi của người dân.

Tôi đề nghị  đề nghị Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét cho phép các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác cũng được áp dụng một số cơ chế đặc thù của Nghị quyết này, để giải quyết các vướng mắc tương tự như TP.HCM.

Trong đó, tôi đề nghị cho phép các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác cũng được thí điểm thực hiện dự án đầu tư theo Hợp đồng BT đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội, chất lượng công trình dự án, không gây thất thoát ngân sách nhà nước.

Tôi đề nghị cho phép các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác cũng được chấp thuận chủ trương đầu tư dự án nhà ở xã hội đối với trường hợp quy hoạch chi tiết.

Với quy định phải xây dựng nhà ở xã hội trong khu đô thị thương mại, tôi mong muốn quy định này có sự điều chỉnh linh hoạt, cho phép bố trí quỹ đất nhà ở xã hội ở vị trí khác tương đương về quy mô, ngoài phạm vi dự án nhà ở thương mại.

Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức đầu tư xây dựng nhà ở xã hội tại vị trí được quy hoạch hoán đổi và hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với quỹ đất được hoán đổi trong dự án nhà ở thương mại, để giải quyết các vướng mắc của các dự án nhà ở xã hội tại địa phương.  

+ Xin chân thành cảm ơn ông!

Lâm Tú (Thực hiện)

Bình Luận

Tin khác

Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

(CLO) Tiếp tục chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại tại một số nước châu Âu, trong chương trình công tác tại Hà Lan, đoàn công tác của tỉnh Thái Bình do Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải làm trưởng đoàn có buổi làm việc với một số doanh nghiệp của Vương quốc Hà Lan.

Kinh tế vĩ mô
Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

(CLO) Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Kinh tế vĩ mô
VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: 'Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: "Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

(CLO) Việc VIPFA khai trương cơ quan đại diện tại TP Hồ Chí Minh sẽ là cầu nối hiệu quả giữa cộng đồng doanh nghiệp hình thành hệ sinh thái kinh doanh kết nối cơ hội đầu tư và xúc tiến FDI vào Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô
Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024, trong đó có các tháng cao điểm mùa khô.

Kinh tế vĩ mô
Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

(CLO) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới đã tổ chức buổi công bố điểm lại kinh tế Việt Nam tháng 4/2024, với chuyên đề "Đẩy mạnh khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo".

Kinh tế vĩ mô