(NB&CL) Một số Đại biểu Quốc hội đã bày tỏ băn khoăn về những bất cập trong lĩnh vực y tế, đặc biệt là việc chậm trễ đối với cung ứng thuốc, vật tư y tế. Đây là nội dung được dư luận đặc biệt quan tâm trong thời gian qua.
Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, nêu ý kiến trước Quốc hội về nội dung đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, một số Đại biểu Quốc hội đã bày tỏ băn khoăn về những bất cập trong lĩnh vực y tế, đặc biệt là việc chậm trễ đối với cung ứng thuốc, vật tư y tế. Đây là nội dung được dư luận đặc biệt quan tâm trong thời gian qua.
Bảo hiểm y tế có trách nhiệm gì trong việc người dân phải tự bỏ tiền để mua thuốc?
Đại biểu Quốc hội Phạm Khánh Phong Lan (Đoàn TP. Hồ Chí Minh) nêu rõ, trong báo cáo của Chính phủ cần phải bổ sung rõ hơn về tình hình cung ứng thuốc, vật tư y tế đã được nỗ lực giải quyết như thế nào, cũng như danh mục thuốc bảo hiểm y tế.
“Có thể nói, thuốc và vật tư y tế có thời gian đã không được cung ứng đủ cho bệnh nhân. Cập nhật danh mục thuốc để cho bệnh nhân có thể kịp thời sử dụng những thành quả mới nhất của nhân loại cũng rất chậm nếu so với các nước. Đơn cử đối với các nước như: Nhật Bản chỉ mất khoảng 3 tháng, Pháp khoảng 15 tháng, Hàn Quốc 18 tháng, nhưng chúng ta mất trung bình từ 2 tới 4 năm để cho một loại thuốc mới có thể được vào danh mục thuốc bảo hiểm y tế và như vậy mất quyền lợi của người dân hưởng bảo hiểm y tế” - Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan dẫn chứng.
Đại biểu Quốc hội Phạm Khánh Phong Lan
Nữ Đại biểu Quốc hội phân tích thêm: “Ngoài ra, vấn đề trước đây và bây giờ cũng vẫn còn xảy ra lác đác, đó là bệnh nhân phải tự mua thuốc. Tôi xin đặt lại câu hỏi một lần nữa, bảo hiểm y tế có trách nhiệm gì trong việc chi trả tiền người dân phải tự bỏ ra để mua thuốc này. Vì đây là quyền lợi của người dân và không cung ứng được là lỗi của chúng ta”.
Từ thực tiễn trên, Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan đề nghị bổ sung chính sách dự trữ quốc gia về các thuốc hiếm để giải quyết một số bệnh và một số trường hợp đặc biệt. Theo Đại biểu, việc thiếu vaccine cho tiêm chủng mở rộng vẫn là một nguy cơ.
Mua bán vật tư tiêu hao y tế “vô cùng rối”
Ngày 1/11, phát biểu tranh luận tại hội trường về vấn đề chậm trễ cung ứng thuốc trong thời gian qua, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Lân Hiếu (đoàn Bình Định) cho biết, hiện nay việc đấu thầu, mua sắm thuốc đã được cải thiện rất nhiều, không còn hiện tượng phải mua thuốc ngoài và cũng giảm đi rất nhiều. Tuy nhiên, trong khi đó việc mua bán vật tư tiêu hao y tế lại “vô cùng rối”.
Đại biểu cho rằng, nguyên nhân khách quan là do có quá nhiều quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực nhạy cảm này, rất khó để đưa ra quyết định mua sắm, đáp ứng đầy đủ các quy định của nhiều bộ, ngành khác nhau.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Lân Hiếu.
Theo Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu, khó khăn nhất hiện nay là không thể mua được hàng chất lượng tốt và phát triển được kỹ thuật mới. Rất nhiều hàng chất lượng không tốt vẫn vượt qua “khe cửa hẹp” để trúng thầu với giá rẻ, có những hãng sẵn sàng in sửa lại catalog để đáp ứng yêu cầu đưa vào danh sách đấu thầu. Chính vì vậy, Đại biểu cho rằng cần đẩy mạnh tiêu chí bảo hành, chuyển giao kỹ thuật, phân nhóm, chỉ có hãng chất lượng tốt mới chấp nhận bảo hành, bảo trì lên đến 5 năm kèm theo các điều khoản đào tạo chuyển giao. Nếu các tiêu chí này được pháp luật khuyến khích bằng các văn bản hướng dẫn cụ thể sẽ giúp ích rất nhiều cho ngành y tế.
Việc tổ chức thực hiện mua sắm, đấu thầu còn vướng mắc
Đối với vấn đề trên, giải trình, làm rõ ý kiến Đại biểu Quốc hội nêu, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết: Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới, thiếu thuốc, thiết bị vật tư y tế là một thách thức dai dẳng. Đây không phải là hiện tượng mới xảy ra ở nhiều nước, đặc biệt nghiêm trọng hơn trong và sau đại dịch COVID-19, ảnh hưởng đến việc chăm sóc sức khỏe của người dân. Ngay ở các quốc gia phát triển, có hệ thống y tế tiên tiến hiện đại như các quốc gia châu Âu, Anh, Pháp, Ý và cả Hoa Kỳ cũng có hiện tượng này. Đặc biệt là các thuốc cho hệ thần kinh, hệ tim mạch, thuốc chống nhiễm trùng, thuốc chống ung thư, thuốc tiêu hóa, thuốc kháng độc bạch hầu, vaccine khẩn cấp cho bệnh sốt vàng, các thuốc, sinh phẩm chế biến từ huyết tương trong máu người…
Ngày 24/10/2023, Ủy ban châu Âu (EC) đã họp bàn và ra thông báo về vấn đề tăng cường các hành động nhằm giải quyết tình trạng thiếu thuốc trầm trọng và tăng cường an ninh nguồn cung. Có thể nói, việc này xảy ra do nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên nhân chủ yếu do nguồn cung nguyên liệu, hoạt chất trên thế giới khan hiếm, giá cả biến động trên quy mô toàn cầu, vấn đề lạm phát, khủng hoảng năng lượng, ảnh hưởng của xung đột quân sự giữa các quốc gia làm tăng cao chi phí đầu vào của ngành sản xuất dược phẩm. Giá thành sản phẩm tăng cao, chuỗi cung ứng bị gián đoạn, thiếu động lực khuyến khích các nhà sản xuất sản xuất các loại thuốc mang lại ít lợi nhuận hơn.
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan giải trình, làm rõ ý kiến đại biểu Quốc hội nêu tại phiên thảo luận ngày 1/11.
Tại Việt Nam, việc tổ chức đấu thầu thuốc hiện nay được thực hiện ở cả 3 cấp, Trung ương đấu thầu tập trung quốc gia chiếm khoảng từ 16,5 đến 18% số lượng thuốc toàn quốc, cấp địa phương và các cơ sở y tế tự thực hiện việc mua sắm. Tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị vật tư y tế tại các cơ sở y tế công lập xuất hiện nhiều hơn sau đại dịch COVID-19, bên cạnh các nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan như đã nêu ở trên thì còn các nguyên nhân chủ quan do hệ thống văn bản pháp luật liên quan còn bất cập, việc tổ chức thực hiện mua sắm, đấu thầu còn vướng mắc; công tác phối hợp giữa các đơn vị trong quá trình thực hiện mua sắm chưa kịp thời, hiệu quả, đặc biệt là có tâm lý e ngại, sợ sai ở một số cá nhân, đơn vị và địa phương.
Trong thời gian vừa qua, Bộ Y tế, các bộ, ngành đã trình Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhiều giải pháp đồng bộ để tháo gỡ các khó khăn, tồn tại, vướng mắc liên quan tới cơ chế mua sắm, đấu thầu thuốc, vật tư y tế. Về cơ chế, chính sách, Bộ đã trình Quốc hội ban hành các luật liên quan đến Luật Đấu thầu, Luật Giá, Luật Khám bệnh, chữa bệnh và các Nghị quyết của Quốc hội, các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các văn bản của Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tạo hành lang pháp lý.
Vị tư lệnh ngành Y tế nhấn mạnh: Về đảm bảo nguồn cung thuốc và trang thiết bị y tế trên thị trường, Bộ tập trung đẩy nhanh tiến độ cấp gia hạn thuốc, đăng ký lưu hành thuốc và thiết bị y tế. Tổng số thuốc có đăng ký lưu hành, nguyên liệu làm thuốc còn hiệu lực tại thời điểm hiện nay khoảng trên 22.000 thuốc và trên 100.000 chủng loại trang thiết bị còn hiệu lực, đã tạo điều kiện cho thị trường đảm bảo cung ứng cho các cơ sở y tế.
Bộ cũng chỉ đạo các doanh nghiệp tìm nguồn cung; đặc biệt là đối với thuốc hiếm, đẩy mạnh việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, thực hiện việc phân cấp toàn diện việc phê duyệt thẩm quyền quyết định mua sắm, kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho các đơn vị, cơ sở y tế trực thuộc bộ. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện mua sắm thuốc, đấu thầu tập trung quốc gia. Tăng cường công bố thông tin phục vụ đấu thầu, phối hợp cùng với các địa phương, các cơ sở y tế rà soát các vướng mắc liên quan tới việc đảm bảo thuốc, trang thiết bị y tế để giải quyết theo thẩm quyền.
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan khẳng định, đến nay, việc triển khai đồng bộ các giải pháp đã đạt được kết quả tích cực bước đầu, mặc dù vẫn còn tình trạng thiếu thuốc cục bộ tại một số cơ sở y tế địa phương. Theo báo cáo của 1078 cơ sở y tế trên toàn quốc với Bộ Y tế, trong tháng 10/2023 có 61,41% đơn vị báo cáo đã đủ cung ứng thuốc cho hoạt động khám, chữa bệnh, 38,59% đơn vị báo cáo có tình trạng thiếu cục bộ, có những đơn vị trước đây khó khăn nhưng hiện nay đã đấu thầu đảm bảo cơ bản cho công tác khám, chữa bệnh. Ví dụ như Bệnh viện Bạch Mai từ đầu năm đến nay đã thực hiện được 35 gói thầu vật tư, hóa chất, máy móc. Đối với các bệnh hiếm gặp thì bộ cũng đã trình cơ chế để tháo gỡ trong vấn đề đảm bảo được nguồn cung cho các vấn đề thuốc hiếm. Đặc biệt là liên quan đến vấn đề cơ chế tài chính ngân sách để đảm bảo thực hiện cho vấn đề thuốc hiếm.
(CLO) TP Hà Nội yêu cầu tập trung tháo gỡ “điểm nghẽn” lớn nhất là công tác GPMB, vốn ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thực hiện các dự án để hoàn thành Kế hoạch vốn đầu tư công năm 2025 đạt trên 95%.
(CLO) Chiều 14/3, lãnh đạo Phòng GD-ĐT thành phố Hà Tĩnh cho biết, đơn vị đã gửi báo cáo tới Sở GD-ĐT về vụ việc xảy ra tại nhóm trẻ độc lập Mầm non Tuổi Thơ do bà Phan Thị Tr. (SN 1990) làm chủ.
(CLO) Xe khách của nhà xe Đức Đạt chạy tuyến Gia Lai-TP Hồ Chí Minh đang lưu thông từ đường nhánh ra thì tông trực diện vào chiếc xe máy. Cú tông mạnh khiến phụ nữ trên xe máy tử vong, tài xế xe khách sau đó đã rời khỏi hiện trường.
(CLO) Chiều 14/3/2025, Công ty Cổ phần Tập đoàn Chị em rọt (CER Group) bất ngờ tổ chức buổi “Gặp gỡ thân tình Team CER Group và Truyền thông” tại Press Club (Hà Nội) để giải đáp thắc mắc về sản phẩm “Kẹo rau củ Kera”, dù trước đó Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội chưa chấp thuận đơn xin phép họp báo.
(CLO) Tập đoàn khí đốt quốc doanh của Nga Gazprom buộc phải rao bán nhiều bất động sản cao cấp trong bối cảnh hoạt động kinh doanh tại châu Âu sụt giảm nghiêm trọng.
(CLO) Theo Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng: “Không thể lấy việc học sinh cần học mà tổ chức dạy thêm và thu tiền của học sinh. Giáo viên đã tư vấn cho học sinh chưa, xem học sinh có cần học thêm hay không hay chỉ cần tự học? Hình như vẫn có nơi chưa làm thế, chưa làm hết trách nhiệm, nên tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan kéo dài”.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn, ngày 15/3, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng tới khu vực Bắc Bộ, trời chuyển rét, vùng núi rét đậm, rét hại dưới 10 độ. Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường nên từ chiều tối ngày 15/3 đến sáng sớm ngày 16/3, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông.
(CLO) Dự án nhà ở xã hội công đoàn với 750 căn hộ dự kiến được triển khai tại xã Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh, gần các khu công nghiệp lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Đây là dự án nhà ở xã hội đầu tiên trên địa bàn tỉnh, góp phần ổn định đời sống cho nhiều công nhân và người lao động.
(CLO) Chiều 14/3, UBND tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức cuộc họp thường kỳ để thảo luận nội dung dự thảo báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quý I, nhiệm vụ trọng tâm quý II năm 2025.
(CLO) Ngày 14/3, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Thọ đã tổ chức hội nghị để xem xét và thông qua dự thảo điều chỉnh, bổ sung bảng giá các loại đất 5 năm (2020 - 2024) trên địa bàn tỉnh.
(CLO) Cine7 - Ký ức phim Việt phát sóng lúc 21 giờ 10 ngày 15/3 trên kênh VTV3 sẽ đem tới cho khán giả bộ phim kinh điển "Vĩ tuyến 17 ngày và đêm" - một tác phẩm đỉnh cao của điện ảnh cách mạng Việt Nam do đạo diễn Hải Ninh thực hiện vào năm 1972.
(CLO) Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gửi một thông điệp đến Tổng thống Mỹ Donald Trump thông qua đặc phái viên Steve Witkoff về đề xuất ngừng bắn ở Ukraine, theo Điện Kremlin cho biết hôm thứ Sáu.
(CLO) Tổng giám đốc Bưu điện Mỹ (USPS) Louis DeJoy thông báo với Quốc hội vào thứ Năm rằng ông đã ký thỏa thuận với Tổng cục Dịch vụ Công và Bộ Hiệu quả Chính phủ (DOGE) của Elon Musk nhằm cắt giảm 10.000 nhân viên và hàng tỷ USD khỏi ngân sách của cơ quan này.
(CLO) Dự án xây dựng công viên và hồ điều hòa với diện tích hơn 20ha đang được quận Long Biên tích cực triển khai trên địa bàn phường Thạch Bàn. Công trình hứa hẹn không chỉ mang đến không gian xanh mà còn góp phần cải thiện môi trường sống, đáp ứng nhu cầu vui chơi, thư giãn của người dân khu vực.
(CLO) Việc ban hành Luật Tình trạng khẩn cấp nhằm kịp thời khắc phục những bất cập, hạn chế trong thực tiễn thi hành pháp luật về tình trạng khẩn cấp, nhất là từ khi diễn ra đại dịch Covid-19.
(CLO) Hàng chục hành khách đã phải leo ra cánh máy bay để sơ tán khẩn cấp sau khi một trong các động cơ của chuyến bay American Airlines bốc cháy tại Sân bay quốc tế Denver (Mỹ) vào tối thứ Năm, tạo ra cột khói đen dày đặc bao trùm khu vực.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Tập đoàn Airbus quan tâm, xem xét việc sớm bàn giao các đơn hàng tàu bay đã ký hợp đồng cho các hãng hàng không Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển đội bay của các hãng trong thời gian tới.
(CLO) Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu bảo vệ và phát triển hoa Ban gắn với bảo vệ rừng, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, đảm bảo môi trường sinh thái trong lành phục vụ phát triển du lịch bền vững; đẩy mạnh quảng bá, nâng tầm thương hiệu để Lễ hội Hoa Ban thực sự cuốn hút, trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước.
(CLO) Ngày 14/3, HĐND tỉnh Nam Định khóa XIX, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức Kỳ họp thứ 25 để giải quyết công việc phát sinh đột xuất theo đề nghị của UBND tỉnh.
(CLO) Ngày 14/3, Kỳ họp thứ 24 (Kỳ họp chuyên đề) HĐND thành phố Hải Phòng khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã hoàn thành các nội dung chương trình đề ra.
(CLO) TP Hà Nội yêu cầu tập trung tháo gỡ “điểm nghẽn” lớn nhất là công tác GPMB, vốn ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thực hiện các dự án để hoàn thành Kế hoạch vốn đầu tư công năm 2025 đạt trên 95%.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ, việc đăng cai tổ chức APEC 2027 là cơ hội đặc biệt, có một không hai để giúp Phú Quốc trở thành tâm điểm của thế giới, khẳng định vị thế của một trong những “thiên đường du lịch” đẹp nhất hành tinh, chứng minh năng lực tổ chức sự kiện trọng đại tầm cỡ thế giới. Từ đó, tạo ra động lực chưa từng có để Phú Quốc phát triển.
(CLO) Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, trong tháng 4/2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tổ chức họp liên tục để điều chỉnh địa giới hành chính cấp xã. Dự kiến, phải sắp xếp 60 - 70% đơn vị hành chính cấp xã.
(CLO) Chiều 14/3, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp ông Nate Franklin, nhà sáng lập và Chủ tịch Tập đoàn Pacifico Energy (PE), Hoa Kỳ.
(CLO) Dự án xây dựng công viên và hồ điều hòa với diện tích hơn 20ha đang được quận Long Biên tích cực triển khai trên địa bàn phường Thạch Bàn. Công trình hứa hẹn không chỉ mang đến không gian xanh mà còn góp phần cải thiện môi trường sống, đáp ứng nhu cầu vui chơi, thư giãn của người dân khu vực.