Căn phòng bí mật ẩn giấu bên trong tháp Eiffel

Thứ tư, 03/02/2021 18:43 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tháp Eiffel là công trình cao nhất thế giới, Trong giai đoạn từ năm 1889 đến 1930, trước khi bị những công trình khác đồ sộ hơn vượt qua. Tuy nhiên, từ khi mở cửa tới nay, kỳ quan kiến trúc này vẫn luôn nằm trong danh sách những điểm đến hút khách du lịch bậc nhất.

Tháp Eiffel vốn được biết tới là kỳ quan kiến trúc lừng danh của nhân loại, trở thành niềm tự hào của người dân Pháp. "Cha đẻ" công trình là kiến trúc sư Gustave Eiffel. Tên của ông được sử dụng để đặt cho ngọn tháp như một cách để người dân tưởng nhớ công lao này.

Báo Công luận

Trong suốt hơn 100 năm qua, biểu tượng của nước Pháp vẫn đứng hiên ngang sừng sững, trong khi đó, nhiều người không ngừng tìm hiểu nhiều bí ẩn xung quanh tòa tháp này. Dù nhìn bề ngoài, trông công trình có vẻ đơn giản, nhưng thực tế cấu trúc bên trong rất phức tạp và tinh tế.

Năm 1890 một năm sau khi tháp Eiffel được hoàn tất, kiến trúc sư Gustave Eiffel trở thành "trung tâm của sự ghen tị" bởi ông đã thiết kế nên một trong những tượng đài nổi tiếng nhất mọi thời đại.

Đặc biệt, căn phòng bí ẩn nằm trên đỉnh của công trình cao hơn 300 được kiến trúc sư Gustave Eiffel tạo dựng nên bên trong tòa tháp và duy nhất một mình ông mới được ra vào căn phòng này.

Căn phòng bí ẩn nằm trên đỉnh của công trình cao hơn 300 được kiến trúc sư Gustave Eiffel tạo dựng.

Căn phòng bí ẩn nằm trên đỉnh của công trình cao hơn 300 được kiến trúc sư Gustave Eiffel tạo dựng.

Căn hộ bên trong tháp được thiết kế ấm cúng và lãng mạn, với giấy dán tường, đồ nội thất bằng gỗ, tranh sơn dầu, thậm chí cả một cây đàn piano cỡ lớn nhằm tạo ra bầu không khí thoải mái ở độ cao hàng trăm mét so với mặt đất.

Mặc dù, căn phòng có diện tích khiêm tốn, nơi này không thể có những tiện nghi sang trọng, nhưng chắc chắn đây là nơi có tầm nhìn đẹp nhất ở Paris.

Mặc dù, căn phòng có diện tích khiêm tốn, nơi này không thể có những tiện nghi sang trọng, nhưng chắc chắn đây là nơi có tầm nhìn đẹp nhất ở Paris.

Ngoài căn phòng nhỏ này, vị kiến trúc sư tài ba còn thiết kế thêm một phòng thí nghiệm nhỏ. Tại đây, ông có trang bị nhiều thiết bị khoa học công nghệ tân tiến nhất ở thời đại bấy giờ.

Trong cuốn sách mang tựa "La Tour Eiffel de Trois Cent Métres", tác giả Henri Girard tiết lộ, nhiều người Paris từng muốn thuê nghỉ qua đêm tại căn phòng này với mức giá "cao ngất ngưởng" nhưng đều bị "cha đẻ" Eiffel kiên quyết từ chối.

Tuy nhiên thỉnh thoảng ông vẫn tiếp đón những vị khách đặc biệt tại căn phòng này. Nhà khoa học Thomas Edison là một trong những vị khách như vậy. Tháng 9/1889, nhà phát minh lỗi lạc này đã tới đây, có dịp trò chuyện cùng Gustave Eiffel. Để lưu lại khoảnh khắc lịch sử này, ngày nay, bên trong căn phòng còn có thêm hình nộm bằng sáp của hai nhân vật vĩ đại.

Ngày nay, còn có thêm hình nộm bằng sáp của hai nhân vật vĩ đại kiến trúc sư Gustave Eiffel và nhà phát minh Thomas Edison trong căn phòng bí ẩn này.

Ngày nay, còn có thêm hình nộm bằng sáp của hai nhân vật vĩ đại kiến trúc sư Gustave Eiffel và nhà phát minh Thomas Edison trong căn phòng bí ẩn này.

Dù đã 92 năm kể từ khi Gustave Eiffel qua đời, theo yêu cầu của ông căn phòng này không dành cho người khác được sử dụng thì truyền thống đó vẫn được giữ vững. Và căn phòng bí mật rất hiếm khi mở ra để công chúng được chiêm ngưỡng.

Đến nay, dù không thể bước vào trong căn phòng nhưng những du khách mua vé lên đỉnh tháp có thể nhìn thấy căn hộ phía sau ô cửa sổ. Phần lớn những món đồ nội thất vẫn còn được giữ nguyên sau hàng trăm năm với hình nộm của Eiffel và Edison đặt bên trong.

Khánh Ngọc

Tin khác

Phố phường Hà Nội rực sắc đỏ trong dịp lễ 30/4 và 1/5

Phố phường Hà Nội rực sắc đỏ trong dịp lễ 30/4 và 1/5

(CLO) Những ngày này, nhiều tuyến phố tại Thủ đô Hà Nội được trang trí rực rỡ cờ hoa, băng rôn để chào mừng 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954- 7/5/2024), 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024).

Đời sống văn hóa
Chuyện người cán bộ công an nặng lòng với kỷ vật chiến tranh

Chuyện người cán bộ công an nặng lòng với kỷ vật chiến tranh

(NB&CL) Hàng ngàn hiện vật quý giá về một thời “mưa bom bão đạn” đã được Thượng tá công an Đào Hà dày công sưu tầm, lưu giữ. Nhưng Đào Hà không dành bộ sưu tập đó cho riêng mình, ông mong muốn chúng mang đến những giá trị văn hóa, lịch sử cho cộng đồng.

Đời sống văn hóa
Trải nghiệm chợ phiên vùng cao giữa Thủ đô dịp nghỉ lễ

Trải nghiệm chợ phiên vùng cao giữa Thủ đô dịp nghỉ lễ

(CLO) Du khách có cơ hội được trải nghiệm những nét văn hóa đặc trưng của một chợ phiên vùng cao ngay tại thủ đô Hà Nội trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay.

Đời sống văn hóa
Khánh thành nhà hát tỉnh Ninh Bình với tổng mức đầu tư 245 tỷ đồng

Khánh thành nhà hát tỉnh Ninh Bình với tổng mức đầu tư 245 tỷ đồng

(CLO) Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới (2014-2024), UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức lễ khánh thành Nhà hát tỉnh Ninh Bình.

Đời sống văn hóa
Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới

Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới

(CLO) Triển lãm ảnh “Việt Nam - Những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới” trưng bày 70 hình ảnh, tư liệu quý hiếm về 2 sự kiện lịch sử nổi bật của dân tộc ta trong thế kỷ XX.

Đời sống văn hóa