Cần quy định nghĩa vụ của người trúng đấu giá tài sản, tránh tình trạng “bỏ cọc”, gây lũng đoạn thị trường

Thứ năm, 07/12/2023 09:35 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản đang được lấy ý kiến để hoàn thiện.

Sự kiện: đấu giá

Các Đại biểu Quốc hội cho rằng, cần có quy định riêng về trình tự, thủ tục đấu giá tài sản thi hành án để đảm bảo minh bạch, chặt chẽ; bên cạnh đó, cần có quy định rõ về việc xử lý tiền đặt trước trong quá trình đấu giá quyền sử dụng đất, để tránh tình trạng bỏ giá quá cao, rồi sau khi trúng đấu giá thì lại “bỏ cọc”, gây nhiễu loạn thông tin, gây lũng đoạn thị trường...

Làm rõ về trình tự, thủ tục đấu giá tài sản thi hành án

Theo dự thảo Luật trình Quốc hội khóa XV tại Kỳ họp thứ 6 thì cơ bản giữ nguyên các quy định của Luật Đấu giá tài sản đang còn phù hợp và phát huy hiệu quả trong thực tiễn. Đồng thời, sửa đổi, bổ sung 25 Điều, Khoản; bổ sung 1 điều mới quy định về: Tiêu chuẩn, điều kiện đấu giá viên, quyền, nghĩa vụ và việc thay đổi đăng ký hoạt động của tổ chức đấu giá tài sản; trình tự, thủ tục đấu giá tài sản, trong đó có tính đến một số loại tài sản đặc thù, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn, đồng thời tăng cường tính chặt chẽ, khách quan, công khai, minh bạch, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số; trách nhiệm của người có tài sản đấu giá, các cơ quan, tổ chức có liên quan trong quá trình tổ chức đấu giá và hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về đấu giá tài sản.

Góp ý để hoàn thiện cho dự thảo Luật, Đại biểu Quốc hội Dương Khắc Mai (đoàn Đắk Nông) cho rằng, tài sản thi hành án là tài sản đặc thù, mặt khác, chấp hành viên chỉ là người có quyền đưa tài sản ra đấu giá theo quy định của pháp luật (không phải là người sử dụng, người sở hữu tài sản). Do đó, Đại biểu Dương Khắc Mai đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo cần nghiên cứu có những quy định riêng cho phù hợp với các quy định về thi hành án cũng như bảo đảm tốt quyền lợi của người sở hữu, sử dụng tài sản.

can quy dinh nghia vu cua nguoi trung dau gia tai san tranh tinh trang bo coc gay lung doan thi truong hinh 1

Đại biểu Quốc hội Dương Khắc Mai.

Đồng tình quan điểm này, Đại biểu Trần Thị Hồng Thanh (đoàn Ninh Bình) cho rằng, theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Đấu giá tài sản hiện hành và dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung thì tài sản thi hành án thuộc trường hợp phải bán thông qua đấu giá. Tuy nhiên, Luật Đấu giá tài sản hiện hành và dự thảo Luật hiện nay chưa có quy định thủ tục riêng cho việc đấu giá tài sản thi hành án.

Cũng theo nữ Đại biểu Quốc hội, thực tiễn cho thấy để đưa tài sản thi hành án ra bán đấu giá thì thời gian thường kéo dài từ lúc kê biên, thỏa thuận giá, lựa chọn tổ chức thẩm định giá, lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản, ký kết hợp đồng dịch vụ đấu giá.

Trường hợp bán đấu giá không thành thì giảm giá tài sản để tiếp tục bán. Mỗi hành vi, công việc nêu trên của chấp hành viên, của các tổ chức, cơ quan đều có thể bị chủ tài sản, người phải thi hành án khởi kiện, tố cáo và quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo mất rất nhiều thời gian.

Nhiều trường hợp người dân sợ rủi ro khi mua tài sản thi hành án nên việc bán đấu giá tài sản thi hành án thường tổ chức rất nhiều lần mà chưa có người mua, đến khi bán đấu giá thành thì không ít trường hợp người phải thi hành án, chủ tài sản chống đối bằng nhiều hình thức nên dẫn đến chậm bàn giao tài sản cho người mua, từ đó dẫn đến quyền lợi của người được thi hành án, người trúng đấu giá bị ảnh hưởng, cơ quan thi hành án đối mặt với nguy cơ khiếu nại, tố cáo và bồi thường Nhà nước.

Từ lập luận nêu trên, Đại biểu Quốc hội Trần Thị Hồng Thanh nhấn mạnh, cần nghiên cứu bổ sung các quy định riêng về trình tự, thủ tục đấu giá tài sản thi hành án trong dự thảo Luật để đảm bảo tính minh bạch, chặt chẽ và khả thi trong thực tiễn áp dụng.

Cần bổ sung quy định về quyền, nghĩa vụ của người trúng đấu giá tài sản

Trong khi đó, đóng góp ý kiến về vấn đề tiền đặt trước và xử lý tiền đặt trước, Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Thịnh (đoàn Bắc Giang) đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét đối với trường hợp xác định tiền đặt trước trong quá trình đấu giá quyền sử dụng đất để cho thuê đất, thu tiền thuê đất hằng năm. Bởi vì, nếu xác định tiền thuê đất nộp 1 năm thì giá trị rất thấp so với giá trị của lô đất, nên tiền đặt trước được tính tối đa 20% giá trị tiền thuê đất 1 năm không có nhiều ý nghĩa ràng buộc.

can quy dinh nghia vu cua nguoi trung dau gia tai san tranh tinh trang bo coc gay lung doan thi truong hinh 2

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Thịnh.

Ngoài ra, Đại biểu Phạm Văn Thịnh kiến nghị cần “lấp” khoảng trống pháp lý hiện nay đối với các trường hợp quyền sử dụng đất được giao đất, thu tiền thuê đất hằng năm qua đấu giá nhưng sau 5 năm lại sang chu kỳ mới. Tiền thuê đất sẽ tính lại nên giá thuê đất hằng năm qua đấu giá thực chất chỉ có ý nghĩa trong chu kỳ 5 năm đầu thuê đất mà thôi.

Từ thực tiễn các cuộc đấu giá diễn ra gần đây, quyền sử dụng đất lô 3-12 khu đô thị Thủ Thiêm với giá trúng gấp 8,3 lần so giá khởi điểm, lên đến 2,43 tỷ đồng/m2. Đấu giá cho thuê 10 năm, Nhà hàng Thủy Tạ có diện tích xây dựng 280 m2 với giá trúng đấu giá 151 tỷ đồng, gấp 5 lần giá khởi điểm nhưng nhà đầu tư đều bỏ tiền đặt trước khi hết thời hạn thực hiện nghĩa vụ tài chính.

Vì vậy, Đại biểu Phạm Văn Thịnh đề xuất Luật bổ sung thêm quy định khi việc đấu giá tài sản nhà nước theo phương thức trả giá - có thể xuất hiện tình huống đấu giá nhiều vòng, khi mức giá của vòng đầu tiên cao hơn giá khởi điểm từ 2 lần thì người tham gia đấu giá tiếp phải nộp bổ sung tiền đặt trước để đảm bảo tỷ lệ đặt trước so với giá bắt đầu của vòng đấu giá tiếp theo. Quy định này lại tiếp tục áp dụng nếu như giá đấu của các vòng sau vòng đầu tiên gấp hơn từ hai lần so mức giá phải bổ sung tiền đặt trước.

Điều này sẽ làm cho tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá có trách nhiệm hơn với quyết định trả giá của mình, tránh tình trạng bỏ giá quá cao, sau đó lại bỏ tiền đặt trước, gây nhiễu loạn thông tin. Trong nhiều trường hợp tác động lớn đến thị trường tài sản đem đấu giá, như vụ đấu giá đất Thủ Thiêm.

Từ quy định của pháp luật hiện hành và từ thực tiễn công tác quản lý nhà nước về đấu giá tài sản ở địa phương, Đại biểu Quốc hội Đỗ Thị Việt Hà (đoàn Bắc Giang) nêu quan điểm: “Cần bổ sung quy định về quyền và nghĩa vụ của người trúng đấu giá tài sản. Hiện nay, nội dung này đang được quy định tại Điều 48 của Luật hiện hành. Tuy nhiên, trong dự thảo Luật chưa có nội dung nào sửa đổi, bổ sung điều này.

Thực tiễn thi hành luật cho thấy vẫn còn tình trạng chưa thực hiện hoặc có thực hiện nhưng chưa nghiêm. Nhất là tình trạng trúng đấu giá nhưng không mua tài sản đã trúng đấu giá và tình trạng trả giá cao bất thường rồi bỏ tiền đặt trước, gây lũng đoạn thị trường, chuyển nhượng tài sản trúng đấu giá sau khi trúng đấu giá khi tài sản đó chưa đủ điều kiện để chuyển nhượng: tình trạng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính sau khi trúng đấu giá. Do đó, tôi cho rằng cần phải có đánh giá và đánh giá thật kỹ thực trạng này trong quá trình thi hành luật thời gian qua”.

can quy dinh nghia vu cua nguoi trung dau gia tai san tranh tinh trang bo coc gay lung doan thi truong hinh 3

Đại biểu Quốc hội Đỗ Thị Việt Hà.

Để khắc phục những hạn chế, bất cập nêu trên, tiếp tục quy định đầy đủ nghĩa vụ của người trúng đấu giá, Đại biểu Đỗ Thị Việt Hà đề nghị tiếp tục nghiên cứu bổ sung vào dự thảo Luật này 4 quy định liên quan đến nghĩa vụ của người trúng đấu giá. Một là, quy định về chuyển nhượng quyền trúng đấu giá. Hai là, quy định về việc phạt vi phạm nghĩa vụ trong hoạt động đấu giá theo hướng quy định điều khoản phạt trong trường hợp trúng đấu giá nhưng không mua tài sản và mức tiền vi phạm cụ thể. Ba là, bổ sung chế tài xử lý vi phạm theo hướng không được tham gia đấu giá trong một số trường hợp đối với hành vi vi phạm nhất định.

Thiên An

Bình Luận

Tin khác

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra, đốc thúc một số dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra, đốc thúc một số dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam

(CLO) Ngày 29/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đi kiểm tra hiện trường, động viên cán bộ, công nhân đang làm việc trên công trường, đốc thúc một số dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021-2025, đi qua địa bàn các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột.

Tin tức
Truy điệu 2 cán bộ kiểm lâm hy sinh khi làm nhiệm vụ chữa cháy rừng ở Hà Giang

Truy điệu 2 cán bộ kiểm lâm hy sinh khi làm nhiệm vụ chữa cháy rừng ở Hà Giang

(CLO) Ngày 28/4, tại Nhà tang lễ thành phố Hà Giang, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Giang cùng các gia đình tổ chức lễ tang, lễ truy điệu 2 cán bộ kiểm lâm đã anh dũng hy sinh khi làm nhiệm vụ chữa cháy rừng. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Quốc Trị dự lễ truy điệu.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giao thông tới đâu, người dân hưởng lợi tới đó

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giao thông tới đâu, người dân hưởng lợi tới đó

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, thực tiễn cho thấy, giao thông phát triển đến đâu sẽ tạo ra giá trị mới, mở ra không gian phát triển mới đến đó.

Tin tức
Hợp luyện toàn bộ khối diễu binh, diễu hành Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hợp luyện toàn bộ khối diễu binh, diễu hành Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Ngày 28/4, tại sân vận động tỉnh Điện Biên, toàn bộ 51 khối tham gia diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đã tiến hành hợp luyện lần đầu tiên.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát, kiểm tra công tác ứng phó khô hạn trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát, kiểm tra công tác ứng phó khô hạn trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

(CLO) Ngày 28/4, trong chương trình công tác tại Ninh Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi thị sát, tìm hiểu tình hình hạn hán, kiểm tra công tác ứng phó khô hạn trên địa bàn tỉnh, khảo sát việc vận hành hệ thống thủy lợi Tân Mỹ, thăm hỏi, động viên người dân bị ảnh hưởng bởi hạn hán.

Tin tức