Cần thận trọng khi sáp nhập thư viện với các thiết chế văn hóa cơ sở

Thứ năm, 31/05/2018 15:35 PM - 0 Trả lời

(CLO) Thư viện, bảo tàng và trung tâm văn hóa là các thiết chế văn hóa có chức năng và nhiệm vụ riêng biệt. Việc sáp nhập một cách cơ học cần phải được xem xét, cân nhắc thật kỹ lưỡng và cần tính đến các yếu tố đặc thù và hiệu quả hoạt động.

Báo Công luận
Hội sách thiếu nhi ở Thư viện tỉnh Bình Dương. Ảnh: H.M 

Sáp nhập làm thụt lùi văn hóa đọc

Thời gian gần đây, một số địa phương trong quá trình sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập, đã có chủ trương và triển khai sáp nhập thư viện cấp tỉnh, cấp huyện với các cơ sở văn hóa khác như Bảo tàng, Ban Quản lý di tích, Trung tâm Văn hóa...

Trước thực trạng các địa phương sáp nhập thư viện với bảo tàng và trung tâm văn hóa, nhiều nhà nghiên cứu, các chuyên gia trong lĩnh vực thư viện đã đồng loạt lên tiếng để bày tỏ những lo ngại xung quanh việc sáp nhập này.

Hình thành và phát triển một thiết chế văn hóa nói chung, thư viện nói riêng trải qua quá trình tích lũy và phát triển lâu dài. Nhiều thư viện cấp tỉnh, huyện được sự quan tâm của chính quyền địa phương đã vươn lên khẳng định và trở thành trung tâm thông tin, tri thức, nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng, không gian học tập sáng tạo ngoài nhà trường của người dân.

Trong những năm qua hệ thống thư viện công cộng, đặc biệt thư viện cấp tỉnh, giữ vai trò nòng cốt trong việc đưa sách, thông tin đến người dân và phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng.

Tuy nhiên, Ở cấp tỉnh có Long An, Lai Châu và Kon Tum, Tỉnh ủy đã có Nghị quyết, kế hoạch triển khai sáp nhập Thư viện tỉnh với Bảo tàng, Ban Quản lý di tích tỉnh, Lào Cai sáp nhập thư viện tỉnh với Trung tâm Văn hóa. Ở cấp huyện có huyện Cao Phong (Hòa Bình), thành phố Thái Nguyên (Thái Nguyên), huyện Côn Đảo, Châu Đốc (Bà Rịa Vũng Tàu), huyện Thanh Bình (Đồng Tháp), quận Ninh Kiều (Cần Thơ) sáp nhập với Trung tâm Văn hóa, Đài Truyền thanh huyện. Riêng thư viện thành phố Bắc Kạn sáp nhập về thư viện tỉnh…

Ông Nguyễn Thanh Tùng, Giám đốc Thư viện tỉnh Sóc Trăng cho rằng, việc sáp nhập thư viện với bảo tàng và trung tâm văn hóa tại một số địa phương hiện nay chưa đúng với tinh thần của Nghị quyết 19-NQ/TW và Nghị quyết 08/NQ-CP. Hai Nghị quyết này chỉ đề cập đến việc kiện toàn, củng cố thư viện công cộng cấp huyện với các mô hình, thiết chế đã có và việc thành lập mới chỉ được thực hiện tại các địa phương có nhu cầu và điều kiện cho phép. Mặt khác, trên thế giới cũng chưa thấy mô hình nào sáp nhập như vậy và người ta chỉ sáp nhập những mô hình hoạt động có cùng chức năng và nhiệm vụ giống nhau.

Theo ông Đỗ Đình Nguyên, Giám đốc Thư viện tỉnh Thái Nguyên, hiện tại văn hóa đọc của Việt Nam còn rất thấp so với mặt bằng chung của thế giới, khi chúng ta đang loay hoay để chấn hưng văn hóa đọc bằng việc nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động thư viện phục vụ bạn đọc, thì việc sáp nhập thư viện với các đơn vị không cùng chức năng sẽ tạo nên nhiều hệ lụy và nguy cơ dẫn đến làm suy giảm, xuống cấp môi trường đọc và học tập suốt đời của người dân tại các địa phương. 

Bên cạnh đó, thư viện, bảo tàng và trung tâm văn hóa là các thiết chế văn hóa có chức năng, nhiệm vụ, quy trình chuyên môn nghiệp vụ không giống nhau. Điều này đã được quy định tại Luật Di sản văn hóa và Pháp lệnh Thư viện. Do vậy, khi tiến hành sáp nhập các nhà quản lý cần nghiên cứu để lựa chọn các đơn vị có chức năng tương đương nhau.

Là người gắn bó lâu năm trong lĩnh vực thư viện, ông Kiều Văn Hốt, nguyên Phó Giám độc Thư viện Quốc gia Việt Nam cho rằng, việc sáp nhập thư viện huyện vào trung tâm văn hoá đã được một số địa phương thực hiện từ nhiều năm nay, còn việc sáp nhập thư viện tỉnh vào cơ quan khác thì mới gần đây. Đã có một thời kỳ nhiều thư viện tỉnh nằm dưới sự quản lý của cơ quan khác chứ không trực thuộc Sở VHTT&DL. 

Điều này gây trở ngại lớn cho hoạt động thư viện nên nhà nước đã có điều chỉnh để thư viện tỉnh trở thành cơ quan có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Hiện nay, nếu cứ sáp nhập một cách ồ ạt, mang tính cơ học thì thư viện tỉnh sẽ mất vị trí vai trò đối với bạn đọc và tổ chức hoạt động sẽ khó khăn.

Báo Công luận
Đọc sách tại thư viện là một sinh hoạt hè cho thiếu nhi phổ biến ở nhiều địa phương. Ảnh: H.M.

Nguy cơ thất lạc tài liệu

Thực tế đã có những bài học đáng nhớ khi một số thư viện sau khi bị sáp nhập đã không còn thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của mình, không phát huy được hiệu quả phục vụ nhu cầu khai thác và sử dụng thông tin của người dân; hiện tượng thất thoát, hư hỏng, mai một khối lượng lớn sách, tài liệu khá phổ biến. Bài học cho thấy đã có hàng chục nghìn tài liệu của Thư viện Y học Việt Nam thuộc Bộ Y tế bị cất kho không khai thác được, hàng vạn bản tài liệu của Thư viện Uông Bí bị hư nát phải tiêu hủy.

Mặt khác, tại các thư viện huyện đã sáp nhập vào trung tâm văn hóa, thời gian dành cho hoạt động chuyên môn thư viện bị cắt xén, cán bộ thư viện bị điều động đi làm các việc “bề nổi” của trung tâm. Tuy nhiên, với biên chế một hai người thì việc sáp nhập thư viện huyện vào trung tâm văn hoá là có thể chấp nhận được còn ở cấp thư viện tỉnh thì khác vì quy mô hoạt động và tổ chức bộ máy là rất lớn.

Do vậy, việc sáp nhập một cách cơ học các thiết chế văn hóa, thể thao nói chung, đặc biệt thư viện cấp tỉnh với các thiết chế văn hóa nhưng không cùng chức năng cần được xem xét cân nhắc thật kỹ lưỡng. Trong bối cảnh đất nước đang đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, tăng cường các loại hình đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của người dân, triển khai đề án đẩy mạnh học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ, phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, thư viện là thiết chế quan trọng, kênh thông tin hữu hiệu, một môi trường đọc cần phải được quan tâm, không thể sáp nhập với thiết chế khác.

Để các địa phương nhận thức đúng và làm đúng theo tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 24/01/2018 của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ VHTTDL khẩn trương rà soát, đánh giá thực trạng hệ thống thư viện công cộng hiện nay trên tất cả các mặt hoạt động, đề xuất cụ thể việc kiện toàn, củng cố hệ thống thư viện công cộng theo tinh thần và yêu cầu của Nghị quyết số 19-NQ/TW, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 5 năm 2018. Đồng thời yêu cầu các địa phương trong cả nước chủ động phối hợp chặt chẽ với Bộ VHTTDL trong việc xây dựng chủ trương, kế hoạch kiện toàn, củng cố hệ thống thư viện công cộng của địa phương mình.

Hằng Minh

Tin khác

Lễ hội đường phố Đồng Hới rực rỡ sắc màu

Lễ hội đường phố Đồng Hới rực rỡ sắc màu

(CLO) Ngày 28/4, tại trung tâm thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình), Ủy ban nhân dân thành phố Đồng Hới đã tổ chức Lễ hội đường phố năm 2024, với sự tham gia của hàng trăm nghệ sĩ biểu diễn nhiều tiết mục văn nghệ, thời trang...

Đời sống văn hóa
Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

(CLO) Được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: Đồi C4 anh hùng, Đồi Ba cây thông… từ năm 1965 đến năm 1973 của thế kỷ trước, trên Đồi C4 đã diễn ra những trận chiến đấu ác liệt của các chiến sĩ Đại đội 4 thuộc Trung đoàn 228 nhằm tiêu diệt máy bay của Đế quốc Mỹ dội bom xuống cầu Hàm Rồng.

Đời sống văn hóa
Âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

(CLO) Chương trình "Khi âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật" của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam diễn ra vào chủ nhật cuối cùng mỗi tháng, miễn phí cho tất cả khách tham quan.

Đời sống văn hóa
Bảo tàng tỉnh Gia Lai tiếp nhận hơn 200 kỷ vật của Anh hùng Núp

Bảo tàng tỉnh Gia Lai tiếp nhận hơn 200 kỷ vật của Anh hùng Núp

(CLO) Việc trao tặng những kỷ vật của Anh hùng Núp cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai với mong muốn lan tỏa những câu chuyện vô cùng thú vị về một người con ưu tú của các dân tộc Tây Nguyên.

Đời sống văn hóa
Chiêm ngưỡng bức tranh panorama tái hiện sinh động, hào hùng về chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiêm ngưỡng bức tranh panorama tái hiện sinh động, hào hùng về chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) Bức tranh panorama được vẽ bằng chất liệu sơn dầu với chiều dài 132m, cao 20,5 m, đường kính 42 m (tổng diện tích 3.225 m2) đã tái hiện hoàn toàn chiến dịch Điện Biên Phủ hào hùng, đầy máu xương mà ông cha đã hi sinh để giành lại độc lập dân tộc.

Đời sống văn hóa