Cần thay đổi cách nghĩ, cách làm để trẻ em được bảo vệ một cách đúng đắn

Thứ ba, 05/06/2018 20:00 PM - 0 Trả lời

(CLO) Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị chúng ta cần thay đổi cách nghĩ, cách làm, những trường hợp trẻ em bị xâm hại cần lên tiếng, để trẻ em được bảo vệ một cách đúng đắn.

Chiều 5/6, làm rõ thêm phần trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về vấn đề xâm hại trẻ em của Bộ trưởng Bộ Lao động TBXH Đào Ngọc Dung, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, vấn đề bảo vệ trẻ em nói chung và bạo hành trẻ em được cả thế giới quan tâm.

Báo Công luận
 Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam giải trình thêm về các giải pháp phòng, chống xâm hại trẻ em. Ảnh: TTXVN

Theo Phó Thủ tướng, mỗi năm trên thế giới có khoảng 150 triệu trẻ em gái, 73 triệu trẻ em trai bị xâm hại dưới nhiều hình thức khác nhau, từ lời nói, thái độ đến các hành vi bạo lực, đánh đập, xâm hại về tình dục, sức khỏe.

Điều tra của các tổ chức quốc tế cho thấy 83% bé gái và 79% bé trai ở Mỹ bị xâm hại; ở Hàn Quốc tỷ lệ này là 67%; ở Việt Nam là 62%; còn tại Nhật Bản, số liệu điều tra năm 2016 tại tất cả các trường tiểu học, trung học cơ sở có trên 224.000 vụ trẻ em bị xâm hại. Vì vậy, Phó Thủ tướng nhấn mạnh “con số 2.000 vụ việc xâm hại trẻ em, 1.300- 1.500 trẻ em bị xâm hại tình dục hàng năm ở Việt Nam chỉ là “phần nổi rất nhỏ của tảng băng chìm”.

Phó Thủ tướng cho biết, năm 1990, công ước về quyền trẻ em ra đời thì Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và là nước thứ 2 trên thế giới tham gia công ước này.Bên cạnh đó, Việt Nam có Luật Trẻ em quy định về vấn đề này hết sức cụ thể và có 17 cơ quan liên quan được nêu tên cụ thể về trách nhiệm bảo vệ trẻ em.

Trước khi Luật Trẻ em có hiệu lực (1/6/2017), Chính phủ đã ban hành Nghị định số 80 về xây dựng môi trường trường học thân thiện, an toàn, phòng chống bạo lực; Thủ tướng ban hành Chỉ thị số 18 về tăng cường giải pháp phòng chống bạo lực xâm hại trẻ em với rất nhiều các giải pháp, đề án.

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng cho rằng, qua hơn 1 năm, nhưng còn nhiều điều quy định cụ thể trong luật chúng ta vẫn chưa triển khai được.“Ví dụ, Luật quy định người được phân công trách nhiệm bảo vệ trẻ em ở cấp xã. Tuy nhiên, cần chỉ rõ người này là ai? Chỉ định xong phải tập huấn vì người này phải có đủ 5 kỹ năng. Nhưng thực tế, việc triển khai tập huấn chưa được thực hiện, thực hiện rất ít”, Phó  Thủ tướng nói.

Vấn đề nữa là, để giải quyết các nguồn lực đảm bảo công tác bảo vệ trẻ em, ngoài kinh phí từ ngành y tế, giáo dục, còn nguồn kinh phí từ ngành Lao động TBXH nhưng chưa đến một nửa địa phương thực hiện.

Ngoài ra, Luật không chỉ quy định ngành Công an, kiểm sát tòa án phải có trách nhiệm bảo vệ trẻ em mà còn quy định trách nhiệm của Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội bảo vệ quyền trẻ em.“Tuy nhiên, đến giờ, chúng ta chưa có một buổi tập huấn cụ thể nào cho tất cả các cơ quan đoàn thể xuống cán bộ phụ trách công tác này ở cơ sở”.

Theo Phó Thủ tướng, tới đây khi tiến hành tổng kết Chỉ thị 18, chúng ta cần đề ra những giải pháp để triển khai mạnh mẽ các quy định đã được nêu trong Luật Trẻ em năm 2016 “trên tinh thần kiểm điểm việc gì làm được thì nói được, việc gì chưa làm được thì thẳng thắn nhìn nhận, đánh giá đúng”.

Điều quan trọng nhất là phải có giải pháp đồng bộ để không chỉ là 2.000 vụ mà những vụ xâm hại trẻ em thì đều được phát hiện, thông báo và được xử lý. Phải có một quy trình điều tra xét xử thân thiện để người ta mạnh dạn dám trình bày, dám tố cáo, phải có các quy định để các chuyên gia tâm lý tham gia từ đầu ngay khi sự việc xảy ra.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị chúng ta cần thay đổi cách nghĩ, cách làm, những trường hợp trẻ em bị xâm hại cần lên tiếng, để trẻ em được bảo vệ một cách đúng đắn.“Thực hiện Luật trẻ em 2016, Chính phủ chỉ đạo thành lập Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em. Các nhà mạng dành cho tổng đài con số 111 dễ nhớ, ngay khi tổng đài hoạt động, số lượng cuộc gọi đến hỏi, được tư vấn, báo tin về trẻ em tăng lên rất nhiều”, Phó Thủ tướng cho biết.

Thế Vũ

Tin khác

Cảnh sát biển Việt Nam và Trung Quốc kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra liên hợp

Cảnh sát biển Việt Nam và Trung Quốc kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra liên hợp

(CLO) Ngày 29/4, Cảnh sát biển hai nước Việt Nam và Trung Quốc đã kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra liên hợp trên vùng biển lân cận đường phân định Vịnh Bắc Bộ lần thứ nhất năm 2024.

Tin tức
Chiến tranh đã kết thúc như thế…

Chiến tranh đã kết thúc như thế…

(NB&CL) 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975 cờ Giải phóng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập. Thời khắc ấy báo hiệu Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã toàn thắng, cũng là thời khắc báo hiệu chiến tranh đã kết thúc. Thời khắc đáng nhớ ấy, nhiều năm sau, vẫn như đọng nguyên trong ký ức của nhiều ký giả quốc tế - những con người đã có cơ may hiếm có được ghi nhận, chứng kiến những biến động một đi không trở lại của lịch sử.

Tin tức
Thượng tướng Phùng Sĩ Tấn tri ân các đồng chí tướng lĩnh Quân đội

Thượng tướng Phùng Sĩ Tấn tri ân các đồng chí tướng lĩnh Quân đội

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024) và 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), ngày 29/4, đoàn Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng do Thượng tướng Phùng Sĩ Tấn, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến dâng hoa, dâng hương tưởng niệm, tri ân các đồng chí tướng lĩnh Quân đội.

Tin tức
Thúc đẩy hợp tác văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ giữa Việt Nam - Nhật Bản

Thúc đẩy hợp tác văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ giữa Việt Nam - Nhật Bản

(CLO) Ngày 29/4, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản Moriyama Masahito đang có chuyến thăm Việt Nam.

Tin tức
Tiến về Sài Gòn

Tiến về Sài Gòn

(NB&CL) Đúng 17 giờ ngày 26/4/1975, quân ta nổ súng bắt đầu tiến công lớn vào Sài Gòn, mở màn Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Từ 26 đến 28/4, ta chọc thủng tuyến phòng ngự vòng ngoài, đập tan sự kháng cự của các sư đoàn địch, tiếp cận Sài Gòn. 5 giờ sáng ngày 29/4/1975, các cánh quân của ta cùng đánh vào các căn cứ phòng ngự của địch để tiến vào nội thành Sài Gòn.

Tin tức