Cần xem xét lại quy định quản lý xuất khẩu gạo

Thứ sáu, 17/04/2020 07:21 AM - 0 Trả lời

(CLO) Từ việc các doanh nghiệp từ chối ký hợp đồng khiến kế hoạch mua gạo dự trữ quốc gia năm 2020 gặp khó khăn, theo các chuyên gia, cần xem xét lại quy định quản lý xuất khẩu gạo, đặc biệt cần xem xét cấm xuất khẩu đối với các doanh nghiệp này như một biện pháp "trừng phạt" để răn đe.

Gạo Việt Nam xuất khẩu. Ảnh minh hoạ

Gạo Việt Nam xuất khẩu. Ảnh minh hoạ

Liên quan đến vấn đề xuất khẩu 400.000 tấn gạo theo hạn ngạch trong tháng 4, chỉ sau một thời gian rất ngắn (vài tiếng), lượng tờ khai xuất khẩu đã hết hạn ngạch. Đằng sau vấn đề này, cơ quan Hải quan đã phát hiện những dấu hiệu bất thường.

Ông Âu Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan cho biết, có hiện tượng doanh nghiệp đã trúng thầu dự trữ gạo quốc gia nhưng không đến ký hợp đồng, khi cơ quan Hải quan rà soát thì lại xuất hiện trong danh sách đăng ký tờ khai xuất khẩu gạo.

Cụ thể, qua rà soát các doanh nghiệp đăng ký tờ khai xuất khẩu từ 0 giờ ngày 12/4 có 39 doanh nghiệp đăng ký tờ khai XK gạo, số lượng hạn ngạch đạt mốc 400.000 tấn theo Quyết định của Bộ Công Thương. Hệ thống của cơ quan Hải quan hoàn toàn tự động tiệp nhận tờ khai đăng ký và tự động chấp nhận tờ khai, phản hồi doanh nghiệp mà có sự can thiện công chức hải quan, đảm bảo công khi minh bạch, hệ thống hoạt động 24/7.

Qua đánh giá thì thì trung bình một tờ khai từ khi đăng ký đến khi nhận lại kết quả chỉ trong vòng vài giây như vậy hoàn toan con người không thể can thiệp vào. Tuy nhiên, cũng từ việc rà soát số lượng DN đăng ký các tờ khai XK, Tổng cục Hải quan nhận thấy có dấu hiệu khá bất thường.

Trong danh sách đăng ký tờ khai XK xuất hiện những DN đã trúng thầu dự trữ quốc gia mặt hàng gạo theo đấu thầu của Tổng cục dự trữ Quốc gia, nhưng theo báo cáo của Tổng cục dự trữ thì những DN này lại không đến ký hợp đồng hoặc từ chối ký hợp đồng cung cấp gạo dự trữ quốc gia. Khi hệ thống hải quan cho đăng ký tờ khai XK thì các DN này lại đăng ký tờ khai XK lên tới hàng ngàn tấn gạo.

Trước thực tế hiện nay, theo Tổng cục Hải quan, Bộ Công Thương cần xem xét lại quy định quản lý XK gạo. Thay bằng phân bổ hạn ngạch tổng lượng hàng tháng, thì có thể đấu giá hạn ngạch như mặt hàng đường Bộ Công Thương đang thực hiện.

Và đấu giá trên nguyên tắc DN tham gia đấu giá đáp ứng điều kiện XK theo quy định tại Nghị định 107, ngoài ra DN phải thực hiện hợp đồng cung ứng gạo cho dự trữ quốc gia và DN phải ký hợp đồng với một siêu thị liện quan đến cam kết đảm bảo dự trữ lưu thông tối thiểu 5% tổng lượng hàng hóa XK của DN trong 6 tháng trước, để đảm bảo cung ứng ra thị trường khi Chính phủ và các bộ, ngành có yêu cầu.

Theo các chuyên gia kinh tế, đối với các doanh nghiệp đã trúng thầu cấp gạo dự trữ quốc gia nhưng không ký hợp đồng, nhưng lại đăng ký xuất khẩu hàng ngàn tấn gạo, điều này cho thấy bản thân doanh nghiệp đã lấy lợi nhuận lên trên hết, không phải lấy việc định vị văn hóa, trách nhiệm phục vụ cộng đồng, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp làm tiêu chuẩn. Do đó, với những doanh nghiệp đã "xù" hợp đồng cấp gạo dự trữ, cần cấm xuất gạo, coi đây là một biện pháp "trừng phạt".

Bởi lẽ, theo dự báo của Tổ chức lương thực thế giới và các tổ chức xu thế hiện nay do ảnh hưởng dịch Covid 19 và một số yếu tố về thời tiết (xâm nhập mặn, hạn hán…) nguồn lương thực sắp tới sẽ khan hiếm và đẩy nhu cầu cao lên sau dịch.

Do vậy giá thị trường một số mặt hàng, đặc biệt là nông sản sẽ tăng và có thể có sự chênh lệch giữa giá trúng thầu và giá thị trường thế giới. Một số DN có thể chuyển sang không ký hợp đồng hoặc từ chối ký hợp đồng với Bộ Tài chính để xuất khẩu. Thực tế này đặt ra vấn đề phía Tổng cục dự trữ không mua đủ và dự trữ đủ lượng lương thực cần thiết phục vụ an ninh lương thực.

 Điều này sẽ ảnh hưởng tới lượng cung ứng gạo ra thị trường và an ninh lương thực quốc gia trong bối cảnh xâm nhập mặn cũng như hạn hán thời gian qua.

Thanh Lam

Tin khác

Kinh tế Mỹ đối mặt với nguy cơ lạm phát đình trệ

Kinh tế Mỹ đối mặt với nguy cơ lạm phát đình trệ

(CLO) Dữ liệu kinh tế vĩ mô mới nhất do Bộ Thương mại Mỹ công bố chỉ ra rằng nền kinh tế nước này có thể đang tiến tới tình trạng lạm phát đình trệ, Business Insider đưa tin. Tờ báo cho biết thêm, những dấu hiệu ảm đạm cho thấy những thách thức khó khăn phía trước.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hà Nội: Siêu thị, trung tâm thương mại “chạy đua” khuyến mãi dịp lễ 30/4-1/5

Hà Nội: Siêu thị, trung tâm thương mại “chạy đua” khuyến mãi dịp lễ 30/4-1/5

(CLO) Kéo dài tới 5 ngày nên kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay được đánh giá là thời cơ vàng để kích cầu mua sắm. Để thu hút khách, nhiều nhà bán lẻ rầm rộ đưa ra các chương trình khuyến mãi, tri ân người tiêu dùng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

(CLO) Bloomberg đưa tin, dẫn lời một cựu quan chức của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), việc "vũ khí hóa" đồng đô la Mỹ thông qua việc tịch thu các tài sản bị đóng băng của Nga có thể thúc đẩy toàn cầu xa lánh đồng bạc xanh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

(CLO) Một con tàu do hãng vận tải khổng lồ Sovcomflot (SCF) của Nga bị Mỹ trừng phạt đã xả dầu nhiên liệu tại một cảng phía tây Ấn Độ vào thứ Sáu (26/4), Reuters đưa tin.

Thị trường - Doanh nghiệp
Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

(CLO) Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang hướng tới mức cao nhất trong 8 năm khi các công ty thống trị của nước này xây dựng thêm nhiều nhà máy ở nước ngoài, một sự thay đổi có thể làm dịu đi những chỉ trích về nỗ lực xuất khẩu của Bắc Kinh.

Thị trường - Doanh nghiệp