Căng thẳng cuộc chiến tin giả về vắc xin COVID-19 trên mạng

Chủ nhật, 14/03/2021 06:30 AM - 0 Trả lời

(CLO) Việc triển khai vắc xin COVID-19 đã đặt ra những thách thức mới đối với các mạng xã hội trực tuyến và với các nhóm truyền thông xã hội chống lại thông tin sai lệch trên mạng.

Ảnh: BBC

Ảnh: BBC

Bài liên quan

Khi Mỹ và một số quốc gia khác bắt đầu triển khai vắc xin COVID-19 vào cuối năm ngoái, một bộ phim sai lệch về sự bùng phát của COVID-19 đã thu hút hàng triệu lượt xem trực tuyến.

Những tuyên bố không có căn cứ trong video "Hành tinh bị khóa" bao gồm giả thuyết bị lật tẩy rằng vắc xin COVID-19 sẽ sửa đổi DNA của một người, gây vô sinh và chứa các vi mạch để theo dõi con người. Bộ phim đã nhận được ít nhất 20 triệu lượt xem hoặc tương tác tổng hợp trên các trang mạng xã hội trước khi bị Facebook và YouTube gỡ bỏ.

Đoạn video gợi nhớ đến một bộ phim tài liệu dài 26 phút có tựa đề "Plandemic" đã lan truyền vào năm ngoái. Nó đưa ra những tuyên bố vô căn cứ và bị bác bỏ rộng rãi về nguồn gốc của đại dịch COVID-19, bao gồm cả việc các tỷ phú đã giúp phát tán virus Corona để tăng cường sử dụng vắc xin. Bộ phim đã có 1,8 triệu lượt xem và khoảng 17.000 bình luận vào thời điểm Facebook gỡ bỏ.

Thông tin sai lệch về COVID-19 đã lan truyền rộng rãi trên mạng kể từ những ngày đầu bùng phát. Các thuyết về âm mưu liên quan đến nguồn gốc của virus, các phương pháp điều trị tiềm năng và các biện pháp được thiết kế để ngăn chặn sự lây lan đã được xem và chia sẻ rộng rãi trên khắp thế giới. Một số nhà lãnh đạo thế giới, bao gồm Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro và cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, đã sử dụng phạm vi tiếp cận rộng lớn của họ trên mạng xã hội để khuếch đại thông tin sai lệch.

Những người phản đối việc sử dụng vắc-xin đã lan truyền thông tin sai lệch về vắc xin trong nhiều năm, nhưng đặc biệt hoạt động mạnh mẽ trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đã mang lại cho họ cơ hội tiếp cận nhiều đối tượng hơn. Các chuyên gia y tế đã cảnh báo rằng sự lan truyền của thông tin sai lệch xung quanh vắc xin có thể làm hỏng các chiến dịch tiêm chủng trên khắp thế giới và chệ quả là kéo dài thời gian của đại dịch.

Ông Imran Ahmed, Giám đốc điều hành của Trung tâm Chống lại sự căm thù kỹ thuật số (CCDH), nói rằng: “Mối đe dọa trước mắt nhất từ ​​những kẻ chống vắc xin là họ đã khuyên can được rất nhiều người không dùng vắc xin, khiến đại dịch này bị kéo dài và càng có thêm nhiều người thiệt mạng".

Theo một cuộc thăm dò của Đại học Monmouth được công bố vào ngày 8/3, khoảng 25% người Mỹ cho biết họ “không có ý định tiêm phòng và khá chắc chắn rằng dù có nhiều thông tin hơn vẫn sẽ không thể làm họ thay đổi ý định”.

Ông Ahmed cho biết sự quan tâm ngày càng tăng của công chúng đối với vắc-xin vào thời điểm mà thông tin sai lệch tràn lan trên mạng có thể khiến nhiều người “nghi ngờ về tính hiệu quả và an toàn của vắc-xin nói chung. Điều này có thể gây ra những hậu quả tai hại cho việc sử dụng vắc xin bại liệt, cúm và MMR trong những năm tới".

Chống thông tin sai lệch về vắc xin

Một cuộc biểu tình phản đối sử dụng vắc xin ở Mỹ. Ảnh:UFC

Một cuộc biểu tình phản đối sử dụng vắc xin ở Mỹ. Ảnh:UFC

Giữa sự tràn lan của các thông tin sai lệch trên mạng, các nhóm vận động và giám sát độc lập bao gồm CCDH đang hoạt động tích cực để chống lại những lầm tưởng về vắc xin và các thuyết âm mưu.

Là một tổ chức phi lợi nhuận, công việc của CCDH bao gồm xuất bản các báo cáo điều tra, dựa trên bằng chứng phủ định những thuyết âm mưu sai lệch. Một số báo cáo trình bày chi tiết các chiến thuật và chiến lược được sử dụng để truyền bá thông tin sai lệch trực tuyến và tiếp cận nhiều người trên các trang mạng xã hội.

Nhóm cũng đã khởi chạy các chương trình như "Don't spread the virus", được chính phủ Vương quốc Anh xác nhận, để giúp người dùng trực tuyến chống lại “tai họa của thông tin sai lệch về COVID-19 trên mạng”. Trong khi đó, NewsGuard đã phát động chiến dịch “VaxFacts” để cung cấp cho người dùng công cụ để “đưa ra quyết định sáng suốt về vắc xin”.

Chiến dịch bao gồm công cụ HealthGuard, một tiện ích mở rộng trên các trình duyệt cung cấp bảng  xếp hạng mức độ uy tín của các trang web và trang mạng xã hội liên quan đến sức khỏe và được sử dụng miễn phí trong thời kỳ COVID-19.

Nhóm cho biết họ đã hợp tác với Tổ chức Y tế Thế giới kể từ tháng 8 để đưa ra các báo cáo thường xuyên về sự lan truyền của các thông tin sai lệch về vắc xin và đại dịch trên phương tiện truyền thông xã hội. Anna-Sophie Harling, giám đốc điều hành khu vực châu Âu của NewsGuard, nói rằng công ty được thành lập dựa trên ý tưởng “trao quyền cho người dùng", thứ cực kỳ cần thiết trong thời điểm đại dịch hiện tại.

Các nhóm phản đối vắc xin hoạt động thế nào

Theo CCDH, những kẻ phản đối vắc xin sử dụng một chiến lược “đơn giản” để thử và truyền bá thông điệp của họ trực tuyến.

“Nhóm này khai thác các khả năng của thuật toán truyền thông để đưa ra 5 thông điệp chính: COVID-19 không nguy hiểm; vắc xin là nguy hiểm; không tin tưởng vào các bác sĩ, các nhà khoa học và cơ quan y tế công cộng", báo cáo của CCDH viết.

Tài liệu đã tiết lộ cách một nhóm chống vắc xin nổi tiếng đã gặp nhau trong một hội nghị trực tuyến riêng do Trung tâm Thông tin Vắc xin Quốc gia (NVIC) có trụ sở tại Mỹ tổ chức vào tháng 10, với mục tiêu “phá hủy” sự tin tưởng vào vắc xin COVID-19. NVIC được coi là một trong những tổ chức hàng đầu trong phong trào chống vắc xin ở Mỹ.

“Một số diễn giả tại hội nghị NVIC đã trình bày đại dịch COVID-19 như một cơ hội lịch sử để phổ biến quan điểm chống vắc-xin",CCDH cho hay.

“Một số người đang kiếm được hàng trăm nghìn đô la từ những lời nói dối của họ và điều hành các tổ chức với hơn 100 nhân viên”, ông Amed cho hay. “Phương tiện truyền thông xã hội đã cho phép ngành công nghiệp chống vắc xin phát triển thành một lĩnh vực có lợi nhuận. Có một số người tin tưởng thực sự, và những người khác chỉ đơn giản là tận hưởng cảm giác của người nổi tiếng mà mạng xã hội mang lại cho họ".

Ông Ahmed cảnh báo rằng điều quan trọng là phải tách những người "chưa bị thuyết phục bởi vắc-xin COVID, những người có câu hỏi và mối quan tâm hợp lý", với những người chống vắc xin chuyên "phát tán những lời nói dối về vắc-xin để ngăn những người khác có thể để đi đến một quyết định sáng suốt”.

Tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Anh / Mỹ cho biết lượng người quan tâm tới các phong trào chống vắc xin trực tuyến đã có sự tăng trưởng đáng kể trong năm qua, với tổng số khoảng 59 triệu người trên các trang mạng xã hội như Twitter, YouTube, Instagram và Facebook.

Chủ tịch kiêm đồng sáng lập NVIC, Barbara Loe Fisher, cho biết tổ chức của bà “không đưa ra các khuyến nghị sử dụng vắc xin và khuyến khích mọi người tìm hiểu các thông tin đầy đủ về các nguy cơ và biến chứng, đồng thời nói chuyện với một hoặc nhiều  chuyên gia chăm sóc sức khỏe đáng tin cậy hơn trước khi đưa ra quyết định về việc tiêm chủng”.

NVIC và các nhóm chống vắc xin khác đã bị cáo buộc "làm dấy lên nỗi sợ hãi về một số ít trường hợp tử vong" kể từ khi triển khai vắc-xin COVID-19 trên toàn cầu, mặc dù các cơ quan y tế đã xác nhận rằng những trường hợp này không hề liên quan gì tới vắc xin cả.

Theo NewsGuard, trang web của NVIC có xếp hạng tin cậy là 17,5 / 100.

Facebook cấm thông tin sai lệch về vắc xin

Một biểu ngữ phản đối tiêm vắc xin đồng thời gọi hãng tin RTE là fake news. Ảnh: GI

Một biểu ngữ phản đối tiêm vắc xin đồng thời gọi hãng tin RTE là fake news. Ảnh: GI

Các quan chức y tế từ lâu đã chỉ trích các trang mạng xã hội vì đã không mạnh tay trong việc xử lý thông tin sai lệch về vắc xin, điều mà WHO đã cảnh báo có thể "đảo ngược tiến bộ đạt được trong nhiều thập kỷ trong việc giải quyết các bệnh có thể phòng ngừa được". Facebook đã được các nhà nghiên cứu coi là trung tâm của những tuyên bố sai sự thật liên quan đến vắc xin.

Bà Ana Santos Rutschman, trợ lý giáo sư luật tại Trường Luật Đại học Saint Louis cho biết: “Facebook là tâm điểm của thông tin sai lệch về vắc xin trên các trang mạng xã hội" với hơn 2,7 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng theo thống kê vào tháng 1 vừa qua.

Vào ngày 8/2, Facebook thông báo họ sẽ xóa tất cả thông tin sai lệch về vắc-xin khỏi nền tảng của mình. Người phát ngôn của Facebook nói trong một tuyên bố gửi qua email rằng: “Khi tình hình phát triển, chúng tôi đã thường xuyên cập nhật thêm các quy tắc dựa trên hướng dẫn của các tổ chức y tế hàng đầu như WHO”.

Trong đợt bùng phát dịch sởi năm 2019 ở Mỹ, một nghiên cứu của Đại học George Washington trên 100 triệu người dùng Facebook cho thấy rằng trong khi số người dùng ủng hộ vắc-xin nhiều hơn, những người có quan điểm chống vắc-xin lại tích cực hoạt động trực tuyến hơn nhiều.

Kể từ đó, các trang mạng xã hội đã tăng cường nỗ lực kiểm duyệt nội dung liên quan đến sức khỏe. Trong bản cập nhật tháng 2, Facebook cho biết họ đang nỗ lực cải thiện chính sách kết quả tìm kiếm của mình bằng cách quảng bá “kết quả phù hợp, có thẩm quyền” và kết nối với các tài nguyên của bên thứ ba để cung cấp thông tin chuyên gia về vắc xin.

Về Instagram, công ty cho biết họ đang tích cực làm việc để khiến các trang “không khuyến khích mọi người tiêm chủng” khó tìm thấy hơn. Twitter cũng có chính sách yêu cầu xóa các tweet cung cấp thông tin sai lệch về COVID-19. Bà Rutschman lưu ý rằng các công ty truyền thông xã hội nên làm nhiều hơn nữa để giải quyết thông tin sai lệch bằng các ngôn ngữ chứ không phải chỉ riêng tiếng Anh.

Một nghiên cứu ở Brazil vào tháng 10 cho thấy rằng mặc dù nhiều lần cố gắng xác định các thông tin sai lệch, các kênh bằng tiếng Bồ Đào Nha trên YouTube lưu hành thông tin sai lệch vẫn tiếp tục khả dụng.

“YouTube cần có một đội ngũ người kiểm duyệt nội dung có trình độ cho các quốc gia và ngôn ngữ khác nhau. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng các bộ lọc tự động của họ không có khả năng xác định một số loại nội dung có hại bằng tiếng Bồ Đào Nha”, các nhà nghiên cứu cho biết.

Hoàng Việt

Tin khác

Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

(NB&CL) “Đối với chúng tôi, những năm tháng làm phóng viên chiến trường là thời gian ghi lại những ký ức hào hùng của dân tộc và cũng là thời gian tích lũy kinh nghiệm, hiểu biết về nghề làm báo, viết báo. Thật tự hào mỗi khi vào lại Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh, tôi lại đắm chìm trong nỗi nhớ ngày 30/4/1975”- Nhà báo Đậu Ngọc Đản - người phóng viên miền Bắc đầu tiên có mặt tại Dinh Độc Lập 30/4/1975, sau 50 năm, vẫn xúc động khi trò chuyện về những năm tháng lịch sử.

Nghề báo
Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

(CLO) Trong những ngày tháng diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ, đã có những bài báo, những bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc lịch sử hào hùng, phản ánh chân thực, sinh động nhất về diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ và 56 ngày đêm chiến đấu kiên cường… Những câu chuyện ấy phần nào được kể qua hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam hôm nay.

Nghề báo
Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

Phát động cuộc thi ảnh báo chí, ảnh nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam

(CLO) Chiều 26/4, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu Cuộc thi ảnh báo chí, nghệ thuật toàn quốc về Quân đội nhân dân Việt Nam và Quốc phòng toàn dân năm 2024.

Nghề báo
Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện nhiều chương trình trọng điểm, phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.

Nghề báo
Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(CLO) Ngày 26/4, Hội Nhà báo tỉnh Bình Dương đã tổ chức hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho gần 100 hội viên, nhà báo đang công tác tại các cơ quan báo chí trong tỉnh.

Nghề báo