Căng thẳng leo thang tại cuộc họp bộ trưởng tài chính G20

Chủ nhật, 17/07/2022 17:47 PM - 0 Trả lời

(CLO) Indonesia, quốc gia giữ chức chủ tịch G20 trong năm nay, đã cố gắng đưa ra một thông cáo chung bất chấp những bất đồng của nhóm khi đối mặt với hàng loạt vấn đề lớn - cuộc chiến Ukraine, lạm phát gia tăng và các áp lực kinh tế khác.

Các bộ trưởng tài chính và chủ tịch ngân hàng trung ương của 20 quốc gia công nghiệp và phát triển hàng đầu hôm thứ 7 vừa qua đã không thể tìm được tiếng nói chung liên quan đến cuộc chiến của Nga ở Ukraine và hậu quả của nó đối với lạm phát toàn cầu, gây ra sự không chắc chắn về triển vọng hợp tác trong tương lai của diễn đàn.

cang thang leo thang tai cuoc hop bo truong tai chinh g20 hinh 1

Bộ trưởng Tài chính Indonesia Mulyani Indrawati nói chuyện với Chủ tịch Lực lượng Đặc nhiệm Hành động Tài chính (FATF) Raja Kumar trong cuộc họp song phương tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính G20 và các Thống đốc Ngân hàng Trung ương ở Nusa Dua, Bali, Indonesia, ngày 16/72022. Ảnh: Reuters.

G20 hiện đang chiếm hơn 90% trong tổng quy mô của toàn bộ nền kinh tế thế giới, các quốc gia thành viên bao gồm: Mỹ, Nhật Bản, Đức, Anh, Pháp, Ý, Canada (nhóm G7), Hàn Quốc, Úc (hai nước phát triển nhưng không phải thành viên G7), Brasil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi, México, Indonesia, Argentina, Ả Rập Xê Út, Thổ Nhĩ Kỳ (các nước công nghiệp mới và đang phát triển) cùng Liên minh châu Âu là thành viên đặc biệt.

Indonesia, quốc gia giữ chức chủ tịch G20 trong năm nay, đã cố gắng đưa ra một thông cáo chung bất chấp sự những bất đồng của nhóm khi đối mặt với cuộc chiến Ukraine, lạm phát gia tăng và các áp lực kinh tế khác.

Các giám đốc tài chính đã từ bỏ việc công bố thông cáo liên quan đến cuộc họp sau hai ngày họp ở Bali. Thay vào đó, Indonesia sẽ công bố “bản tóm tắt của người chủ trì cuộc họp”.

Hiếm khi các giám đốc tài chính G20 từ bỏ một thông cáo chung, và các cuộc họp cuối tuần này được coi là cuộc đàm phán chuẩn bị trước hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo vào tháng 11.

Khi được hỏi về việc hủy bỏ thông cáo, Sri Mulyani Indrawati, Bộ trưởng Tài chính Indonesia, nói với các phóng viên rằng quyết định này đến với vị trí chủ tịch G20 “trong một tình huống rất khó khăn và thách thức.”

Đối với sự thay thế của thông cáo chung, bản tóm tắt của chủ tọa, Indrawati nói: “Hầu hết các nội dung trong bản tóm tắt của chủ tọa đã thực sự được các thành viên của chúng tôi ủng hộ, tuy nhiên, vẫn còn một vấn đề mà họ chưa thể hòa giải.”

Các cuộc họp ở Bali bắt đầu vào thứ 6, nhưng khi sự chia rẽ giữa một bên là các nền kinh tế phương Tây và các nền kinh tế khác và bên kia là Trung Quốc và Nga, khả năng đạt được bất kỳ sự đồng thuận nào đã giảm xuống.

Sau khi Tổng thống Indonesia Joko “Jokowi” Widodo nhắc lại rằng nhóm G20 là sự hợp tác của các nền kinh tế hàng đầu trên thế giới, tuy nhiên, cuộc họp đã bị chi phối bởi suy thoái kinh tế từ cuộc chiến ở Ukraine.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen nói trong cuộc họp hôm thứ 6 rằng: “Nga đã chọn cuộc chiến này dù đã được cảnh báo rằng một liên minh rộng lớn của các nước sẽ đáp trả bằng các biện pháp trừng phạt. Bằng cách bắt đầu cuộc chiến này, Nga hoàn toàn chịu trách nhiệm về những tác động tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là giá hàng hóa cao hơn.”

Đây không phải là lần đầu tiên G20 cho thấy sự bất đồng. Vào tháng 4, các giám đốc tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương của nhóm cũng đã từ bỏ một tuyên bố chung trước đó ở Washington khi Yellen và một số bộ trưởng phương Tây bước ra khỏi cuộc họp khi các quan chức Nga bắt đầu phát biểu.

Tuần trước tại Bali, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã đáp lại sự ủng hộ, bất ngờ rời khỏi một cuộc họp của các nhà ngoại giao hàng đầu.

Trong bài phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Tài chính Indrawati của Indonesia cảnh báo về việc các quốc gia G20 không đạt được đồng thuận về các mối đe dọa kinh tế lớn, theo Indrawati: “Ba mối đe dọa lớn hiện nay là chiến tranh, giá hàng hóa tăng cao và lạm phát toàn cầu gia tăng, cũng có thể ngày càng gia tăng và tạo ra một sự lan tỏa thực sự đối với nợ, không chỉ đối với các nước thu nhập thấp mà cả các nước thu nhập trung bình - hoặc thậm chí các nền kinh tế tiên tiến.”

Thống đốc Ngân hàng Indonesia Perry Warjiyo trong một cuộc hội thảo bên lề vào thứ 6 đã kêu gọi các bộ trưởng và chủ tịch ngân hàng trung ương của mình đoàn kết. Ông nói: “Đây là một vấn đề toàn cầu, đó là lý do tại sao cần phải có một giải pháp toàn cầu. Chúng tôi ở G20 đang được kêu gọi cùng nhau phục hồi, phục hồi mạnh mẽ hơn.”

Bất chấp sự chia rẽ ngày càng gia tăng giữa các nước G7 - Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Anh và Mỹ - và Nga, Indonesia dự kiến sẽ tăng gấp đôi nỗ lực ngoại giao để đạt được đồng thuận.

Shiskha Prabawaningtyas, Giám đốc Trường Cao học Ngoại giao Paramadina ở Jakarta, đã nói với Nikkei Asia hôm thứ 6 rằng: “Nỗ lực đạt được một thỏa thuận là rất quan trọng vì vị trí của Nga rất quan trọng trong việc xác định các biện pháp trừng phạt tài chính đang diễn ra”. Bà nói, gián đoạn chuỗi cung ứng thực phẩm và năng lượng đang là những mối quan tâm hàng đầu của toàn thế giới.

Huy Hoàng (Theo Asia Nikkei)

Bình Luận

Tin khác

Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

(CLO) Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2024 tăng gấp 6 lần so với thực hiện năm 2023. Đưa bảo hiểm AAA lên UPCoM.

Tài chính - Bảo hiểm
Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

(CLO) Tập đoàn Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu năm 2024 4.566 tỷ đồng, tăng 32,3%. Lợi nhuận sau thuế kế hoạch 379 tỷ đồng, tăng 19,5% so với cùng kỳ

Tài chính - Bảo hiểm
Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

(CLO) Với bước tiến mới về công nghệ, trong vài năm trở lại đây hầu hết các giao dịch ngân hàng được thực hiện xuyên lễ, 365+ thông qua các điểm giao dịch số tự động hay ứng dụng ngân hàng số. Năm nay, các ngân hàng còn tung nhiều ưu đãi hấp dẫn trong dịp lễ 30/4 và 1/5 dành cho khách hàng.

Tài chính - Bảo hiểm
ABBANK đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn ưu đãi, tăng trưởng đều ở cả mảng huy động và cho vay

ABBANK đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn ưu đãi, tăng trưởng đều ở cả mảng huy động và cho vay

(CLO) Kết thúc quý I năm 2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng số, tổng huy động và dư nợ cũng đạt tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023. Ngân hàng tích cực triển khai các chương trình gói tín dụng với lãi suất hấp dẫn giúp khách hàng doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh.

Tài chính - Bảo hiểm
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chưa chấp thuận vận hành hệ thống KRX vào 2/5

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chưa chấp thuận vận hành hệ thống KRX vào 2/5

(CLO) Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa đưa ý kiến về việc đưa hệ thống KRX vào vận hành ngày 2/5 theo kế hoạch trước đó.

Tài chính - Bảo hiểm