Căng thẳng Trung-Ấn lan sang kinh tế

Thứ sáu, 26/06/2020 10:57 AM - 0 Trả lời

(CLO) Việc Trung Quốc và Ấn Độ căng thẳng về biên giới có thể khiến New Delhi không thể gia nhập vào liên minh kinh tế RCEP do Bắc Kinh hậu thuẫn.

Hình ảnh container của Trung Quốc tại một cảng của Ấn Độ. Ảnh: SMCP

Hình ảnh container của Trung Quốc tại một cảng của Ấn Độ. Ảnh: SMCP

Trung Quốc cùng 14 nước thành viên khác đã cam kết sẽ xem xét lại việc cho Ấn Độ trở lại bàn đàm phán gia nhập vào liên minh này sau khi nước này đột ngột rút khỏi các cuộc đàm phán hồi tháng 11 năm ngoái.

Tuy nhiên, việc quân đội hai nước có cuộc đụng độ đẫm máu hôm 15/6 vừa qua đã khiến nhiều người dân Ấn Độ lên tiếng kêu gọi tẩy chay hàng Trung Quốc và áp dụng một chính sách trừng phạt kinh tế với Bắc Kinh.

"Tình hình tại biên giới sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhiều lĩnh vực khác trong quan hệ Trung- Ấn", Madhav Nalapat, một giáo sư chính trị học tại học viện Manipal ở Ấn Độ cho hay. "Liên quan tới việc ký kết thỏa thuận RCEP, vụ việc hôm 15/6 sẽ là một rào cản lớn".

Ấn Độ đã rút khỏi bàn đàm phán hồi tháng 11 khi lo ngại các nhà sản xuất trong nước sẽ bị chèn ép bởi hàng Trung Quốc. Tuy nhiên, 15 nước còn lại đã thống nhất sẽ ký kết một thỏa thuận chính thức vào cuối năm nay và tiếp tục hỏi ý kiến Ấn Độ về việc quay trở lại đàm phán.

Bộ trưởng Thương mại Ấn Độ Piyush Goyal đã nói hồi tháng 1 rằng Ấn Độ rút khỏi thỏa thuận này một phần vì "lo ngại sẽ không thể triển khai một hệ thống giao thương bình bình đẳng với Trung Quốc".

Tuy nhiên, dù không có Ấn Độ thì thỏa thuận này vẫn sẽ bao phủ một phần ba dân số thế giới, bao gồm 10 nước ASEAN cộng thêm Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand.

Đội ngũ đàm phán của các nước RCEP mới đây đã tuyên bố sẽ hoàn thành thỏa thuận vào cuối năm nay, đồng thời bày tỏ mong muốn Ấn Độ xem xét lại quyết định của mình.

"Chúng tôi tin rằng việc Ấn Độ tham gia vào RCEP sẽ tạo nên sự phát triển và thịnh vượng cho khu vực. Vì thế chúng tôi tha thiết mong muốn RCEP mở cửa chào đón Ấn Độ", thông cáo viết.

Tu Xinquan, một giáo sư tại đại học kinh doanh và kinh tế quốc tế ở Bắc Kinh cho biết ngoài vấn đề về tranh chấp biên giới, bản thân Ấn Độ cũng chưa sẵn sàng cho việc cạnh tranh quốc tế mà thỏa thuận này mang lại.

"Thỏa thuận này không phải với một mình Trung Quốc", ông nói. "Tôi nghĩ rằng những nước khác đã chấp nhận thức tế rằng Ấn Độ sẽ không gia nhập". 

Căng thẳng kinh tế Trung-Ấn

Tờ India Today mới đây đã đưa ra báo cáo rằng các cửa khẩu Ấn Độ bắt đầu tăng cường kiểm tra với hàng Trung Quốc. Hành động này đã khiến việc thông quan trở nên chậm chạp hơn, dù cho không có lệnh cấm cụ thể nào được chính thức ban hành. 

Cùng ngày, các quan chức ở Maharashtra cũng thông báo rằng chính phủ sẽ tạm cừng thỏa thuận 500 triệu đô xây dựng xưởng lắp ráp ô tô với Great Wall Motor, một công ty của Trung Quốc. Lý do được đưa ra là để chờ làm rõ thông tin từ phía Bắc Kinh.

Ấn Độ cũng đã yêu cầu những người bán phải công bố rõ nguồn gốc xuất xứ của từng sản phẩm trên trang điện tử của chính phủ, dù không cụ thể về Trung Quốc.

Hôm qua, Bloomberg có đưa ra báo cáo rằng Ấn Độ dự định áp dụng kiểm tra chất lượng và tăng thuế với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Hiện 370 mặt hàng của Trung Quốc đang được xem xét nâng mức tiêu chuẩn, nhằm đảm bảo tính cạnh tranh của hàng nội địa.

Những sản phẩm này bao gồm các chất hóa học, điện tử, máy móc công nghiệp nặng, thép, nội thất, giấy, máy công nghiệp, sản phẩm cao su, kinh, dược, phân bón và đồ chơi nhựa.

Việc nâng thuế nhập khẩu với các sản phẩm như nội thất, phụ tùng máy lạnh và xe hơi cũng đang được xem xét. 

Hoàng Việt

Tin khác

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Ngoại trưởng Mỹ, nói hai nước nên là 'đối tác'

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Ngoại trưởng Mỹ, nói hai nước nên là 'đối tác'

(CLO) Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm thứ Sáu (26/4) nói với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken rằng hai nền kinh tế lớn nhất thế giới nên là "đối tác chứ không phải đối thủ", nhưng có "một số vấn đề" cần giải quyết trong mối quan hệ của giữa hai nước.

Thế giới 24h
Lũ lụt nghiêm trọng trên khắp Đông Phi, Kenya triển khai quân đội ứng cứu

Lũ lụt nghiêm trọng trên khắp Đông Phi, Kenya triển khai quân đội ứng cứu

(CLO) Quân đội Kenya đã được triển khai để hỗ trợ các hoạt động cứu hộ, sau khi lũ lụt do mưa lớn đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho người dân trên khắp Đông Phi trong tháng qua.

Thế giới 24h
Houthi bắn tên lửa trúng tàu chở dầu Andromeda Star ở Biển Đỏ

Houthi bắn tên lửa trúng tàu chở dầu Andromeda Star ở Biển Đỏ

(CLO) Lực lượng Houthi ở Yemen hôm thứ Bảy (27/4) cho biết, tên lửa của họ đã bắn trúng tàu chở dầu Andromeda Star ở Biển Đỏ. Công ty an ninh hàng hải Ambrey của Vương quốc Anh cho biết thuyền trưởng đã báo cáo thiệt hại của con tàu.

Thế giới 24h
Pháp kêu gọi EU tăng cường khả năng phòng thủ, giảm lệ thuộc vào Mỹ

Pháp kêu gọi EU tăng cường khả năng phòng thủ, giảm lệ thuộc vào Mỹ

(CLO) Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã thảo luận về một tương lai mới cho Liên minh châu Âu (EU), với mục tiêu tăng cường khả năng phòng thủ và thể hiện sự tự chủ chiến lược, giảm phụ thuộc vào Mỹ.

Thế giới 24h
Đài Loan (Trung Quốc) lại rung chuyển bởi động đất

Đài Loan (Trung Quốc) lại rung chuyển bởi động đất

(CLO) Hai trận động đất với cường độ cao nhất lên tới 6,1 độ richter đã xảy ra ở quận Hoa Liên phía đông Đài Loan (Trung Quốc) vào thứ Bảy (27/4), theo cơ quan quản lý thời tiết của hòn đảo này cho biết và chưa có báo cáo ngay lập tức về thiệt hại.

Thế giới 24h