Câu chuyện của Credit Suisse và SVB: Chuyện gì đang xảy ra với ngân hàng toàn cầu?

Thứ tư, 22/03/2023 15:34 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngân hàng toàn cầu đã rơi vào tình trạng hỗn loạn trong hai tuần qua sau một loạt vụ sụp đổ ngân hàng gây chấn động ở châu Âu và Hoa Kỳ.

Bất chấp hàng loạt gói cứu trợ và sự đảm bảo của chính phủ cũng như các cơ quan quản lý tài chính, những lo ngại vẫn tồn tại sau sự sụp đổ hôm 10 tháng 3 của Ngân hàng Thung lũng Silicon (SVB).

Ngay cả khi các nhà kinh tế tỏ ra thận trọng trong việc so sánh với sự việc tương tự hồi 2007 - 2008, các nhà đầu tư vẫn hoang mang trước những đồn đoán rằng các tổ chức tài chính khác có thể sớm gặp rắc rối.

cau chuyen cua credit suisse va svb chuyen gi dang xay ra voi ngan hang toan cau hinh 1

Ngân hàng toàn cầu hỗn loạn sau một loạt vụ sụp đổ gây chấn động. Theo: Aljazeera

Điều gì diễn ra đằng sau những xáo trộn hiện tại

Trong khi các cơ quan quản lý Hoa Kỳ hy vọng sẽ nỗ lực đảm bảo tiền gửi tại SVB và tiền điện tử tại Ngân hàng Signature vào đầu tháng này, sự sụp đổ của Credit Suisse vào cuối tuần qua đã làm dấy lên lo ngại về sự lây lan trong lĩnh vực tài chính.

Khác với SVB, một ngân hàng hạng trung, Credit Suisse là một tập đoàn tài chính khổng lồ - đủ lớn để nằm trong số 30 ngân hàng được coi là có tầm quan trọng mang tính hệ thống đối với nền kinh tế toàn cầu. Theo S&P Global, ngân hàng có trụ sở tại Zurich nắm giữ khoảng 1,1 nghìn tỷ đô la tài sản vào năm 2021, trong khi SVB, ngân hàng lớn thứ 16 ở Mỹ, sở hữu khoảng 209 tỷ đô la tài sản vào năm ngoái.

Mặc dù bị đeo bám bởi những lo ngại về sức khỏe tài chính trong nhiều năm sau một loạt bê bối, việc ngân hàng này được UBS tiếp nhận hôm Chủ nhật đã gây ra sự biến động đáng kể trên thị trường tài chính.

Theo kế hoạch cứu trợ, chính quyền Thụy Sĩ đã giảm giá trị trái phiếu trị giá 16 tỷ franc Thụy Sĩ (17 tỷ USD) xuống 0%, đồng thời cho phép các cổ đông giữ khoảng 3 tỷ franc Thụy Sĩ (3,2 tỷ USD) với khoản đầu tư của họ. Quyết định đã khiến các trái chủ trở thành bên chịu tổn thất nặng nề nhất thay vì các cổ đông. Một số trái chủ cho rằng động thái này đi ngược lại luật pháp và làm tăng mối đe dọa về hành động pháp lý.

Việc sáp nhập Credit Suisse với UBS, ngân hàng lớn nhất của Thụy Sĩ, cũng làm dấy lên lo ngại về sự gia tăng của nhiều tổ chức được đánh giá là “khó có thể bị sụp đổ”.

Ngăn chặn sự hoảng loạn bằng cách nào?

Sau một số cuộc giải cứu ngân hàng đã diễn ra, có dấu hiệu cho thấy các nhà chức trách đang lên kế hoạch cho các hành động tiếp theo để củng cố niềm tin.

Tại Mỹ, các cơ quan quản lý tài chính đang xem xét bảo lãnh tạm thời cho tất cả các khoản tiền gửi ngân hàng, hiện chỉ được bảo vệ tối đa 250.000 USD.

Các cơ quan quản lý đã công bố các động thái tương tự để đảm bảo tất cả các khoản tiền gửi tại SVB và Signature sau khi cả hai bên gặp khó khăn vào đầu tháng này.

Việc mở rộng các biện pháp bảo vệ đối với tất cả các khoản tiền gửi sẽ đặt ra câu hỏi về rủi ro đạo đức, tình huống mà một nhà đầu tư hoặc người gửi tiền có động cơ chấp nhận rủi ro lớn hơn do biết rằng họ sẽ không phải chịu bất kỳ tổn thất nào.

Về lâu dài, các đảng viên Đảng Dân chủ, bao gồm cả Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, đã chỉ ra sự cần thiết phải thắt chặt giám sát các ngân hàng, bao gồm khôi phục các điều khoản chính của cải cách Dodd-Frank đã bị hủy bỏ dưới thời chính quyền của cựu Tổng thống Donald Trump.

Đảng Dân chủ mong muốn khôi phục ngưỡng 50 tỷ đô la đối với các ngân hàng “khó có thể bị sụp đổ”, với điều kiên các ngân hàng này sẽ bị kiểm tra đánh giá khả năng vượt qua suy thoái kinh tế nghiêm trọng. Đề xuất này chắc chắn sẽ vấp phải sự phản đối từ các đảng viên Cộng hòa.

Hướng đến khủng hoảng ngân hàng toàn cầu?

Mặc dù tình trạng hỗn loạn tại nhiều tổ chức tài chính có thể nghiêm trọng hơn, khủng hoảng ngân hàng toàn cầu vẫn được đánh giá là khó có khả năng xảy ra.

Các nhà chức trách không chỉ hành động nhanh chóng để ngăn chặn các tác động, mà kể từ cuộc khủng hoảng trước đó, quy định tài chính cũng đã được thắt chặt đáng kể. Ví dụ, các ngân hàng hiện cần phải giữ nhiều tiền mặt hơn để đối phó với tình trạng suy thoái nghiêm trọng hơn so với giai đoạn 2007 - 2008.

Hậu quả từ sự cố SVB đã kéo dài và lan rộng hơn dự đoán, nhưng nhiều nhận định cho rằng khả năng gây ra một cuộc khủng hoảng ngân hàng sẽ khó xảy ra.

Anh Tuấn (Theo Aljazeera)

Bình Luận

Tin khác

IMF: Mỹ nên tiếp tục mở cửa thương mại, hợp tác với Trung Quốc để giải quyết tranh chấp

IMF: Mỹ nên tiếp tục mở cửa thương mại, hợp tác với Trung Quốc để giải quyết tranh chấp

(CLO) Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nói rằng, Mỹ sẽ tốt hơn nếu duy trì hệ thống thương mại mở thay vì áp đặt các mức thuế trừng phạt mới đối với hàng hóa Trung Quốc, đồng thời cho biết thêm rằng Washington và Bắc Kinh nên hợp tác cùng nhau để giải quyết căng thẳng thương mại.

Thị trường - Doanh nghiệp
Từ vụ trả lại bộ bikini đã mặc sau một tuần, nhiều người bán hàng bức xúc với chính sách của Shopee

Từ vụ trả lại bộ bikini đã mặc sau một tuần, nhiều người bán hàng bức xúc với chính sách của Shopee

(CLO) Xoay quanh sự việc một cửa hàng kinh doanh bikini tố khách trả hàng khi đã mặc được một tuần gây nên nhiều tranh cãi về chính sách hoàn hàng trong vòng 15 ngày của Shopee.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giới phân tích thế giới dự báo xu hướng giá vàng, bạc, bạch kim

Giới phân tích thế giới dự báo xu hướng giá vàng, bạc, bạch kim

(CLO) Giá vàng, bạc và bạch kim đã tăng vọt từ đầu năm đến nay và các chiến lược gia cho rằng các kim loại quý này có thể tiếp tục đạt mức cao kỷ lục mới trong những tháng tới.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tổng thống Nga: Mỹ 'lạm dụng' thị trường sẽ tự gây lạm phát

Tổng thống Nga: Mỹ "lạm dụng" thị trường sẽ tự gây lạm phát

(CLO) Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo lệnh cấm và hạn chế nhập khẩu của phương Tây đối với nhiều sản phẩm của Nga và Trung Quốc sẽ làm tăng lạm phát ở Mỹ.

Thị trường - Doanh nghiệp
IMF cảnh báo phương Tây không nên tịch thu tiền của Nga

IMF cảnh báo phương Tây không nên tịch thu tiền của Nga

(CLO) IMF cảnh báo kế hoạch của phương Tây nhằm tịch thu trực tiếp dự trữ ngân hàng trung ương đang bị đóng băng của Nga hoặc sử dụng lợi nhuận mà họ tạo ra có thể làm suy yếu hệ thống tiền tệ toàn cầu.

Thị trường - Doanh nghiệp