Câu chuyện về một triệu phú bị mất tất cả và trở thành kẻ bị bỏ rơi

Thứ hai, 19/12/2022 18:14 PM - 0 Trả lời

(CLO) Khi David Glasheen mất hết tài sản trong vụ sụp đổ chứng khoán những năm 1980, ông đã gói ghém một chiếc vali nhỏ và chuyển đến một hòn đảo xa xôi. Ông sống ở đó cho đến nay.

David Glasheen, 78 tuổi, đã quyết định sống trên một hòn đảo xa xôi ở phía Bắc Australia trong 25 năm qua.

Trước khi Glasheen chuyển đến hòn đảo này, ông là một doanh nhân thành đạt có khối tài sản trị giá gần 30 triệu USD trên giấy tờ. Ông nói rằng ông có hai chiếc du thuyền, sở hữu nhiều bất động sản ven sông và giao du với những “gã khổng lồ” trong ngành thương mại Úc.

Hiện nay, ông sống một mình trong thời gian dài, ít khi trở lại đất liền. Ông để râu trắng và đi tìm hàu bằng chân trần. Những người bạn đồng hành lâu dài duy nhất của ông là hai ma-nơ-canh tên là Miranda và Phyllis.

cau chuyen ve mot trieu phu bi mat tat ca va tro thanh ke bi bo roi hinh 1

Glasheen trong nhà của ông với ma-nơ-canh Miranda và Phyllis phía sau. (Nguồn: David Glasheen)

Điều gì đã thôi thúc một triệu phú một thời đánh đổi sự xa hoa và tiện nghi để sống một cuộc sống ẩn dật?

Từ giàu có đến rách rưới

40 năm trước, David Glasheen đang ở đỉnh cao của sự nghiệp thành công trong kinh doanh.

Là con trai của một luật sư và một chuyên gia dinh dưỡng, ông lớn lên ở Cảng Sydney và tận hưởng một tuổi thơ bình dị. Sau khi có bằng cấp về thương mại và quản lý, ông tiếp tục làm việc trong ngành công nghiệp thuốc lá, sau đó tung ra nhãn hiệu kem cho một nhà sản xuất sữa của Úc.

Ông nói: “Sau vài năm làm việc đó, tôi rất muốn rũ bỏ quy tắc của công ty và làm việc kinh doanh của riêng mình”.

Glasheen được một người bạn tiếp cận với tấm bản đồ được cho là vị trí của một mỏ vàng ở Papua New Guinea. Với lời hứa về sự giàu có, ông đã huy động được 2 triệu USD vốn và thành lập một công ty khai thác mỏ mà sau đó đã niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán Úc.

Trong thời kỳ bùng nổ đầu cơ của những năm 1980, cổ phiếu của công ty mới thành lập của ông đã tăng vọt từ 25 xu lên 1,4 USD. Trên giấy tờ, tài sản ròng của Glasheen tăng vọt lên hàng triệu USD.

Theo những thước đo thông thường, cuộc sống của Glasheen là một giấc mơ: Ông có một cuộc hôn nhân hạnh phúc và hai cô con gái, sở hữu nhiều bất động sản bên bờ biển ở Sydney và đi trượt tuyết du ngoạn tại những khu nghỉ dưỡng xa hoa của Mỹ. Nhưng giấc mơ có thật đó không kéo dài.

cau chuyen ve mot trieu phu bi mat tat ca va tro thanh ke bi bo roi hinh 2

Glasheen khi ở độ tuổi gần 30, với người vợ lúc bấy giờ. (Nguồn: David Glasheen)

Vụ sụp đổ

Vào thứ Hai, ngày 19/10/1987, Phố Wall sụp đổ, xóa sạch hơn 500 tỷ USD vốn trong 24 giờ. Ngày hôm sau, thị trường Úc cũng đi theo vết xe đổ - và chỉ trong 2 ngày, nhiều cổ phiếu đã giảm 40%.

Glasheen phải đối mặt với một tình thế khó khăn nghiêm trọng: Gần như toàn bộ giá trị tài sản ròng của ông dồn vào cổ phiếu.

Với tư cách là Chủ tịch, ông không thể rút lui vì sợ gây thêm hoảng loạn cho các nhà đầu tư. Các khoản đầu tư rủi ro cao như công ty khai thác mỏ của ông đã bị ảnh hưởng nặng nề. Ông ngồi bất lực, nhìn số tiền nắm giữ của mình sụt giảm theo thời gian, từ 1,4 USD xuống 0,28 USD, rồi cuối cùng là 0,02 USD.

Và mọi thứ trở nên tồi tệ hơn.

Glasheen đã thế chấp rất nhiều tài sản của mình để mua thêm cổ phiếu. Các ngân hàng đã tìm đến ông. Và đến năm 1991, Glasheen bị đuổi khỏi nhà, khiến ông trở thành “kẻ vô gia cư và không một xu dính túi”.

Sự đổ nát về tài chính đã tàn phá cuộc hôn nhân của Glasheen và khiến cuộc sống gia đình ông rạn nứt. Ông bắt đầu uống rượu, trở nên cáu kỉnh và xa lánh mọi người. Glasheen đã trải qua một thời kỳ “bất ổn dữ dội”. Trong vài năm, ông ngủ nhờ ở nhà của bạn bè trong khi kiếm tiền bằng cách môi giới các mối quan hệ trong lĩnh vực khai thác mỏ.

Cuối cùng, Glasheen chuyển đến sống với một chủ thẩm mỹ viện tên là Denika và cố gắng ổn định trở lại cuộc sống gia đình.

Chẳng mấy chốc, ông thấy mình khao khát một kiểu trốn thoát khỏi thực tại.

Đảo Chữa lành

Khi còn nhỏ, Glasheen là một người đam mê đi biển. Ông dành cả ngày để nhặt vỏ sò, bắt cá và ngủ trên cát dưới những vì sao.

Vì vậy, khi một người bạn cũ trở thành nhân viên kinh doanh bất động sản nói với ông về một hòn đảo xa xôi đang cho thuê, điều đó đã thắp lên một tia sáng bị chôn vùi trong tâm hồn ông.

cau chuyen ve mot trieu phu bi mat tat ca va tro thanh ke bi bo roi hinh 3

Glasheen sống trong một túp lều mà ông dựng trên đảo. (Nguồn: ảnh chụp màn hình qua ICI Explora)

Vùng đất được đề cập là Công viên Quốc gia Đảo Maʼalpiku hay còn được gọi là Đảo Chữa lành, nằm gần mũi phía Bắc của Queensland, cách Sydney 2 km. Chỉ có thể đến đó thông qua một số chuyến bay trên máy bay hai cánh quạt, lái xe 25 dặm trên những con đường đất gập ghềnh và 15 phút đi thuyền từ đất liền.

Glasheen lần đầu tiên đến thăm hòn đảo này vào năm 1993, và ngay lập tức ông bị mê hoặc.

Một nhóm doanh nhân đã mua hợp đồng thuê 30 năm trên đảo vào năm 1979 với giá 156 nghìn USD. Năm 1989, họ thương lượng gia hạn thêm 50 năm, đổi lấy việc trả lại 2/3 hòn đảo không dùng để ở cho người Kuuku Ya'u bản địa gần đó.

Khi đó, những doanh nhân này đang tìm cách bán một phần ba cổ phần của họ với số tiền là 1,2 triệu USD.

Glasheen không có nhiều tiền mặt như vậy. Nhưng ông đã thuyết phục một vài người bạn đầu tư đủ tiền để cho thuê lại một phần ba hòn đảo có thể ở được. Cuối cùng, Glasheen đã giành được một suất trong tám cổ đông của hòn đảo, theo thỏa thuận rằng ông và các đối tác của mình sẽ phát triển vùng đất này.

Các cổ đông cùng với Glasheen đã có những kế hoạch hoành tráng cho hòn đảo: một khu nghỉ dưỡng sinh thái 60 phòng dành cho những người Úc đi nghỉ mát. Nhưng người Kuuku Ya'u và Glasheen thấy ý tưởng này thật đáng ghê tởm. Cuối cùng, dự án vướng vào một yêu cầu về quyền sở hữu và bị dừng lại.

Trong vài năm, hòn đảo trở nên hoang vắng và bị bỏ quên. Sau đó, vào năm 1997, Glasheen đóng gói một chiếc vali nhỏ với một vài bộ quần áo, đèn pin và đồ vệ sinh cá nhân, rồi quyết định tự mình chuyển đến đó.

Cuộc sống trên đảo

Khi mới chuyển đến hòn đảo, Glasheen thừa hơn 27 kg và mắc chứng nghiện rượu. Bây giờ, khi đã gần 80, ông nói rằng mình đang ở trong tình trạng sức khoẻ tốt nhất trong đời.

Ở thành phố, Glasheen chưa bao giờ là một người tháo vát. Trên hòn đảo Chữa lành này, ông trở thành một người việc gì cũng biết làm. Glasheen nói: “Trên đảo, ngay cả thứ nhỏ nhất cũng có mục đích của nó. Không có gì là lãng phí”.

cau chuyen ve mot trieu phu bi mat tat ca va tro thanh ke bi bo roi hinh 4

Glasheen đi khảo sát biển. (Nguồn: Martine Bramwell / David Glasheen)

Glasheen không coi mình đã nghỉ hưu và có rất nhiều việc phải làm trên hòn đảo này. Bờ biển nơi đây từng ngập rác nhưng giờ đây gọn gàng và sạch sẽ. Glasheen cũng đã trồng hàng trăm cây cọ, phượng, phi lao và cắt tỉa cỏ trong nhà mình.

Glasheen nói: “Là một doanh nhân, tôi lên kế hoạch trước cho mọi quyết định nhỏ hàng tháng. Còn khi ở trên đảo, tôi không có thời gian để phản ứng. Tôi phải hành động nhanh chóng”.

Đôi khi, Glasheen sẽ tổ chức cuộc thăm nom cho những vị khách tò mò và WWOOFers (tình nguyện viên trang trại lưu động).

Có một số người, chẳng hạn như một du khách người Áo yêu cầu tắm 10 lần mỗi ngày, gặp khó khăn trong việc thích nghi với lối sống này và khiến Glasheen khó chịu. Nhưng cũng có những người khác, chẳng hạn như một giám đốc tiếp thị, người đã từ bỏ mọi thứ để trở thành một người chữa lành toàn thời gian, đã truyền cảm hứng cho Glasheen.

“Tôi đã gặp rất nhiều người trẻ không biết họ muốn gì trong cuộc sống. Họ đang chịu áp lực, họ cứ đi loanh quanh nhưng không đi đến đâu và họ muốn có một số thay đổi mạnh mẽ”, Glasheen nói

Hy sinh

Mặc dù Glasheen khẳng định rằng ông không sống ẩn dật và không bị cô lập nhưng ông cũng thừa nhận rằng việc mất kết nối với bạn bè, đồng nghiệp là một sự hy sinh lớn.

Tuy nhiên, thiệt hại đau đớn nhất của cuộc sống trên đảo là mối quan hệ với gia đình bị rạn nứt. Con trai ông, hiện là một DJ 22 tuổi, hiếm khi đến thăm ông. Một thập kỷ trước, một trong những cô con gái của ông đã tự lấy đi mạng sống của mình.

cau chuyen ve mot trieu phu bi mat tat ca va tro thanh ke bi bo roi hinh 5

Glasheen ngồi trên đỉnh đảo Chữa lành vài năm trước. (Nguồn: David Glasheen)

Vào năm 2012, chủ sở hữu đa số của hòn đảo, một doanh nhân người Úc, đã đưa Glasheen ra tòa và giành quyền trục xuất Glasheen. Nhưng Glasheen, người đã nhận được sự hỗ trợ của cảnh sát địa phương và sự tin tưởng của những người Kuuku Ya'u bản địa gần đó, đã cố gắng ngăn chặn việc cưỡng chế di dời.

Trong nhiều năm, ông đã cố gắng mua đứt từ người cho thuê để có thể xây dựng một nơi ẩn dật chữa bệnh và tặng lại hợp đồng thuê cho người bản địa Kuuku Ya'u. Ông cho rằng sẽ mất khoảng từ 500.000 - 1.000.000 USD để biến điều đó thành hiện thực.

Trong thời gian ở trên đảo, Glasheen coi tiền như một “vị thần giả dối”. Nhưng ông đã nỗ lực tham gia vào một số hoạt động để huy động vốn. Gần đây hơn, ông đã nghiên cứu về tiền điện tử và khởi động chiến dịch GoFundMe.

Nhưng tiền mặt đã cạn kiệt. Và hiện tại, tình hình thuê nhà của ông không hề chắc chắn. “Về mặt pháp lý, tôi là kẻ xâm phạm”, Glasheen nói.

Hồng Vân (Theo The Hustle)

Bình Luận

Tin khác

Hải Phòng: Khởi công Dự án Nhà máy sản xuất vật liệu phân hủy sinh học công nghệ cao trị giá 100 triệu USD

Hải Phòng: Khởi công Dự án Nhà máy sản xuất vật liệu phân hủy sinh học công nghệ cao trị giá 100 triệu USD

(CLO) Ngày 11/5, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng tổ chức Lễ Khởi công Dự án Nhà máy sản xuất vật liệu phân hủy sinh học công nghệ cao ECOVANCE của Nhà đầu tư Ecovance Co.Ltd trị giá 100 triệu USD.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hà Nội: Người dân xếp hàng đi mua vàng, nhẫn tròn trơn 'cháy hàng'

Hà Nội: Người dân xếp hàng đi mua vàng, nhẫn tròn trơn "cháy hàng"

(CLO) Ngày 11/5, "cơn sốt" mua vàng tại Hà Nội vẫn chưa hề giảm. Người dân đổ xô đi mua vàng, hàng loạt thương hiệu vàng lớn “cháy hàng" nhẫn tròn trơn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các công ty châu Âu tại Trung Quốc đang chịu áp lực chưa từng có

Các công ty châu Âu tại Trung Quốc đang chịu áp lực chưa từng có

(CLO) Theo một cuộc khảo sát được Phòng Thương mại EU tại Trung Quốc công bố hôm 10/5, các công ty châu Âu ở Trung Quốc đang gặp khó khăn hơn cả trong việc kiếm tiền ở nước này khi tăng trưởng chậm lại và áp lực dư thừa công suất gia tăng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Cần xem game là một ngành đào tạo, có cơ sở giảng dạy chuyên sâu

Cần xem game là một ngành đào tạo, có cơ sở giảng dạy chuyên sâu

(CLO) Các chuyên gia đánh giá, Việt Nam là thị trường tiềm năng nhất trong khu vực để phát triển ngành game. Theo đó, cần xem game là một ngành đào tạo, có cơ sở giảng dạy chuyên sâu.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá vàng SJC bất ngờ giảm mạnh sau phiên lập đỉnh lịch sử

Giá vàng SJC bất ngờ giảm mạnh sau phiên lập đỉnh lịch sử

(CLO) Sau cơn tăng điên loạn của giá vàng với mức đỉnh liên tục được xác lập, sáng nay (11/5), giá vàng SJC đã bất ngờ giảm mạnh hơn 1 triệu đồng/lượng.

Thị trường - Doanh nghiệp