Câu chuyện về những người thợ in báo

Thứ bảy, 10/07/2021 13:16 PM - 0 Trả lời

(CLO) Toà soạn Báo Thái Nguyên là Tòa soạn hội tụ hay Tòa soạn đa phương tiện cũng rất đúng nghĩa của cụm từ này. Hơn thế, ngoài 4 loại hình báo chí thường thấy, nơi đây từ hơn 20 năm trước, trong khuôn viên đã có nhà in riêng…

Có lần Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Giám đốc Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ của Hội Nhà báo Việt Nam Đinh Thị Thuý Hằng ngỏ ý muốn tìm hiểu về mô hình của một toà soạn báo mà chính tại đó (trong khuôn viên, cùng đội ngũ có cả sản xuất sản phẩm đầu cuối là tờ báo, cuốn tạp chí…).

Mùa Covid, Toà soạn Báo Thái Nguyên nằm số 10, đường Nha Trang, TP. Thái Nguyên bề ngoài thưa vắng người. Nhưng, hãy nhìn cả trăm ô tô cá nhân đỗ kín sân, chật hè cũng biết bên trong rất sôi động. Tổng Biên tập Báo Thái Nguyên Nguyễn Ngọc Sơn cho biết: Thực hiện nhiệm vụ trọng tâm chung là Chuyển đổi số trong tất cả những lĩnh vực, phần việc có thể, Toà soạn tiếp tục phát huy các loại hình báo chí đã có. Anh cho rằng với một tỉnh còn hơn 80% dân số nông thôn thì tờ báo in còn có vai trò rất lớn. Đúng vậy! Trong dòng chảy 59 năm tính đến giờ của tờ báo Đảng Thái Nguyên, có 21 năm chủ động việc in ấn, vì có nhà in riêng của báo...

Thợ in Nguyễn Ngọc Nam bên máy in.

Thợ in Nguyễn Ngọc Nam bên máy in.

Tôi viết đôi dòng về những người thợ Nhà in Báo Thái Nguyên và đăng trong mục Nghề báo của Báo Nhà báo & Công Luận, âu đó cũng là thay cho lời nhắc nhớ rằng: Những người thợ chế bản in chính là những người thầm lặng góp phần vào hoạt động trong binh chủng báo chí của chúng ta!

...Giám đốc Nguyễn Đức Hạnh, thế hệ lãnh đạo thứ hai của nhà in này ôn lại: Sang thập kỷ 90 của thế kỷ trước, ngành in bắt đầu công nghệ vi tính trong sắp chữ, dàn trang báo, song việc ứng dụng còn hết sức chậm chạp. Dù sao thì đó cũng đã là bước đại nhảy vọt so với công nghệ in typo đang thịnh hành. In typo, nghĩa là từ bản thảo, sắp chữ bằng con chữ chì theo khuôn, cọc rồi ghép vào bát chữ, ghép thêm hình ảnh (ảnh được chế bản vào miếng kẽm), bôi mực, in bản bông, soát chính tả rồi cho máy chạy, mỗi lần 2 trang khổ 29x42, lật giấy in nốt 2 trang còn lại được 1 tờ báo. Công nghệ như vậy nên tổ in báo của Xí nghiệp quốc doanh in Bắc Thái gồm mấy chục người, một tuần cũng chỉ in được 2 số báo 4 trang khổ nhỏ, tin tức in ra đã cũ mèm, lạc hậu... Nhu cầu người đọc mỗi ngày một cao, không chỉ nội dung mà còn hình thức tờ báo. Thế là những số báo tăng trang, cần hình thức, nhiều màu phải về Hà Nội thuê in theo công nghệ ốp-sép, giấy cút- xê... Báo chí là lĩnh vực cần nhanh, nhạy và thật chính xác. Việc in ấn như vậy gặp rất nhiều hạn chế. Nhà in Báo Thái Nguyên hình thành bằng quyết tâm, Nhà in như một phòng của Toà soạn, chi bộ Đảng, Công đoàn, Đoàn Thanh niên... Kể rằng: Những năm tiếp theo, Nhà in làm ăn hết sức thuận lợi, hiệu quả. Báo xuất bản 5 kỳ, 6 kỳ thời sự, ngoài ra còn các ấn phẩm khác mà chưa một lần chậm giờ phát hành. Để có thêm việc làm, báo nhận in thêm tập san, tạp chí; sang Nhà máy giấy Bãi Bằng, mua giấy cuộn giá xuất xưởng về bổ giấy gam bán... Các đồng chí Văn phòng Tỉnh ủy như Chánh văn phòng Đỗ Đức Trọng, Trưởng phòng ngân sách Nguyễn Thị Vinh... luôn sát cánh giúp đỡ về quản lý cho nhà in non trẻ. Rồi từ tích lũy mua thêm máy in 4 màu khổ báo 29x42, chủ động mọi mặt trong in ấn... Không quên thực hiện ý kiến của anh Hồng Vinh, được sự đồng thuận của các Tổng Biên tập: Nguyễn Non Nước (Báo Bắc Cạn), Tô Ngọc Thái (Báo Cao Bằng), Bùi Anh Túy (Báo Yên Bái), bộ phận chế bản Báo Thái Nguyên đã kết nối đường truyền Intenet thu tín hiệu, dàn trang in báo rồi gửi xe khách về từng tỉnh phát hành. Vậy mà suốt 3 năm trời, chưa một lần các báo trên chậm giờ phát hành... Cũng phải nói thêm, sau Thái Nguyên, nhiều tỉnh cũng đã thành lập nhà in cho báo như Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Nam... Giai đoạn sau này, nhận thấy vị trí vai trò của nhà in, tỉnh Thái Nguyên tiếp tục hỗ trợ mua sắm máy móc thiết bị để việc phục vụ của nhà in được tốt hơn.

Thư ký Toà soạn Tạ Hồng Hà hiệu đính và trình duyệt.

Thư ký Toà soạn Tạ Hồng Hà hiệu đính và trình duyệt.

Những người lao động thật thà, chân chất, luôn thầm lặng làm việc và cống hiến. Sau Giám đốc Nguyễn Xuân Minh, Vũ Đức Hạnh, Phó Giám đốc Lưu Sỹ Liêm là những thợ in tay nghề cao Nguyễn Quang Thập, Nguyễn Ngọc Nam, Xuân Tú, Thanh Tâm, Trịnh Hà, Việt Hà, Mai Hiên, Lương Liên, Tố Loan, Lê Sáu, Nguyễn Sơn, Lan Anh, Cẩm Vân, Thu Thuỷ... suốt 21 năm qua đã góp phần tô đẹp cho trang truyền thống báo và Nhà in báo Đảng... Chính những người thợ mang bản chất của giai cấp công nhân lao động trong môi trường báo chí đã góp sức cho sự đoàn kết, khiêm tốn và dũng cảm của Toà soạn… Có một nhà viết kịch mô tả vai trò quan trọng của người kéo màn sân khấu, nhắc vở và ánh sáng: Họ lao động miệt mài và nghiêm cẩn; không mấy người nghĩ rằng, thành công của vở diễn có nửa phần thuộc về họ. Tôi thấy đúng cả với những người thợ in báo nơi này. Vì mỗi tuần 6 số báo thời sự, 1 số cuối tuần; mỗi tháng một quyển hằng tháng, hơn 8.000 kỳ báo của 21 năm qua, chưa một lần sai hỏng, phát hành chậm.

Kỹ thuật viên Đặng Thanh Hạnh hoàn thành công đoạn my trang.

Kỹ thuật viên Đặng Thanh Hạnh hoàn thành công đoạn my trang.

Bấy giờ là 18h của ngày 9/7/2021, kỹ thuật viên Đặng Thanh Hạnh đã thực hiện xong việc lên trang (My) mà chỉ 60 phút trước tiếp nhận tin bài được thực hiện trong ngày do Trưởng phòng Chính trị Nguyễn Thuý Hằng, Trưởng phòng Kinh tế Dương Văn Hiến, Trưởng phòng Văn hoá - Xã hội Trần Quốc Nguyên… chuyển đến, bấm chuột chuyển cho Thư ký Toà soạn Tạ Hồng Hà, Phó Tổng Biên tập trực Ngọc Anh duyệt in. Dưới tầng 1, Thợ in Nguyễn Ngọc Nam, Nguyễn Sơn đã bố trí in số báo thời sự hằng ngày này ở máy in cuốn (Cỗ máy do Nhà in Báo Nhân Dân tặng năm 2000), công suất 40.000 tờ/giờ…

5h sáng nhân viên Nguyễn Đình Phú chở báo giao Bưu điện TP Thái Nguyên phát hành. Với sáng kiến dùng xích lô thay ô tô chở báo, 21 năm qua Toà soạn tiết kiệm một khoản tiền khổng lồ. 

5h sáng nhân viên Nguyễn Đình Phú chở báo giao Bưu điện TP Thái Nguyên phát hành. Với sáng kiến dùng xích lô thay ô tô chở báo, 21 năm qua Toà soạn tiết kiệm một khoản tiền khổng lồ. 

Bây giờ Thái Nguyên đã phát triển với tốc độ cực nhanh và tiến thẳng vào hiện đại. Thành phố tỉnh lỵ đã ở năm thứ 11 khoác áo đô thị loại 1 mà chật trội, thiếu thốn. Chiếc áo mà Báo Thái Nguyên đang mặc tỏ ra không còn phù hợp và cần phải mở rộng để có một môi trường lao động khoáng đạt hơn… Tôi nghĩ vậy và không ít anh em cũng mong vậy!

Câu chuyện của tôi về những người thợ in báo là thế.

                                                                                  Phan Hữu Minh Đức

Bình Luận

Tin khác

“Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp”: Góc nhìn mới về chiến dịch

“Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp”: Góc nhìn mới về chiến dịch

(CLO) Nói về tác phẩm “Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp” nhà báo Trần Thu Hà cho biết: “Bộ phim chỉ 50 phút, nhưng chúng tôi cố gắng chuyển tải được giá trị từ khối lượng thông tin đồ sộ, thành những câu chuyện dễ hiểu, mới mẻ và thu hút được khán giả, nhưng vẫn phải đảm bảo tính chính xác của thông tin”.

Nghề báo
Khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”

Khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”

(CLO) Chiều 1/5, tại khu vực hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội), Báo Quân đội nhân dân (QĐND) phối hợp với Liên đoàn Xe đạp - Mô tô thể thao Việt Nam và một số đơn vị tổ chức Lễ khai mạc Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ - 2024, Cúp Báo Quân đội nhân dân”.

Nghề báo
Nhà báo Đinh Quang Thành với giờ phút may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp

Nhà báo Đinh Quang Thành với giờ phút may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp

(CLO) Theo nhà báo Đinh Quang Thành: “Trưa ngày 30/4/1975, tôi không nghĩ mình có thể vào được Dinh Độc Lập ở giây phút lịch sử đó. Sau bao ngày cùng các đơn vị bộ đội trải qua gian khổ…, có mặt ở thời khắc lịch sử quan trọng ấy, đối với tôi đó là điều vô cùng may mắn trong cuộc đời nghề nghiệp”.

Nghề báo
Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

Người phóng viên chiến trường Ngọc Đản và những ký ức khó quên

(NB&CL) “Đối với chúng tôi, những năm tháng làm phóng viên chiến trường là thời gian ghi lại những ký ức hào hùng của dân tộc và cũng là thời gian tích lũy kinh nghiệm, hiểu biết về nghề làm báo, viết báo. Thật tự hào mỗi khi vào lại Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh, tôi lại đắm chìm trong nỗi nhớ ngày 30/4/1975”- Nhà báo Đậu Ngọc Đản - người phóng viên miền Bắc đầu tiên có mặt tại Dinh Độc Lập 30/4/1975, sau 50 năm, vẫn xúc động khi trò chuyện về những năm tháng lịch sử.

Nghề báo
Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

Ấn tượng về hiện vật tô thắm Chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang

(CLO) Trong những ngày tháng diễn ra Chiến dịch Điện Biên Phủ, đã có những bài báo, những bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc lịch sử hào hùng, phản ánh chân thực, sinh động nhất về diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ và 56 ngày đêm chiến đấu kiên cường… Những câu chuyện ấy phần nào được kể qua hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam hôm nay.

Nghề báo