Cha mẹ nên lưu ý gì khi tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ?

Thứ hai, 18/10/2021 11:02 AM - 0 Trả lời

(CLO) Cha mẹ cần nắm kỹ lịch sử chủng ngừa của trẻ, tình trạng của trẻ những ngày gần đây, không tự ý ngừng thuốc trẻ đang điều trị bệnh lý mạn tính (nếu có) khi đưa trẻ đi tiêm phòng COVID-19.

Bộ Y tế đang lên kế hoạch, lộ trình triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em, trước hết sẽ triển khai tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi. Vậy khi tiêm vắc-xin cho trẻ, phụ huynh cần lưu ý gì?

cha me nen luu y gi khi tiem vaccine covid 19 cho tre hinh 1

Việt Nam chuẩn bị tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi. Ảnh minh họa

Theo bác sĩ Dư Tuấn Quy, Trưởng Khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM), trước khi triển khai tiêm chủng, các cơ sở phải chuẩn bị đầy đủ vật chất, trang thiết bị, nhân lực. Quá trình khám sàng lọc trước khi tiêm, bác sĩ cần phải hỏi bố mẹ trẻ thông tin về lịch sử chủng ngừa của trẻ, tình trạng của trẻ những ngày gần đây như thế nào, có sốt, hay đang uống thuốc điều trị bệnh lý gì không…

Bác sĩ Dư Tuấn Quy lưu ý, người nhà phải hợp tác với bác sĩ khi khám sàng lọc vì chỉ có bố mẹ mới nắm rõ tiểu sử của trẻ, trẻ không thể tự khai. Khám sàng lọc cho trẻ phải kỹ hơn, đặc biệt với nhóm trẻ thừa cân, béo phì hay mắc bệnh lý nền, dị ứng. Những trẻ này nên đến tiêm tại các bệnh viện và cần được ưu tiên tiêm trước.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Hiền Minh, Phó trưởng đơn vị tiêm chủng Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM cũng lưu ý phụ huynh không tự ý ngừng thuốc trẻ đang điều trị bệnh lý mạn tính, nếu có. Cần đem toa thuốc, bệnh án khi đi tiêm để bác sĩ khám sàng lọc tiêm chủng xem xét chỉ định vaccine phù hợp.

Trẻ cũng không trì hoãn những lịch tiêm vaccine khác và hãy đem theo sổ tiêm chủng của trẻ khi đến tiêm vaccine COVID-19. Với trẻ em gái, bác sĩ Minh lưu ý nếu đến ngày hành kinh bố mẹ cũng không nên lo lắng hay cần thiết tạm hoãn tiêm chủng, trừ trường hợp đau bụng nhiều, nôn ói, mệt mỏi kèm sốt.

Trước ngày tiêm, phụ huynh nên cho trẻ nghỉ ngơi, ngủ sớm, giải thích về việc tiêm vaccine COVID-19, tạo tâm lý thoải mái cho trẻ. Nên dùng thêm một bữa ăn nhẹ một tiếng trước khi đi tiêm để phòng trẻ đói bụng nếu phải chờ lâu. Trẻ có thể uống viên sủi đa vitamin hoặc vitamin C (sau ăn) trước khi đi tiêm.

Ngoài ra, bác sĩ Nguyễn Hiền Minh khuyến cáo phụ huynh nên cho trẻ uống nhiều nước vào ngày tiêm vaccine, điều này có thể giúp trẻ bớt sốt. Cho con mặc trang phục thoải mái, rộng rãi khi đi tiêm. Nếu không có vaccine nào khác tiêm cùng ngày thì vị trí tiêm vaccine COVID-19 nên là tay không thuận để giảm những khó khăn trong sinh hoạt học tập của trẻ do đau, nhức mỏi cánh tay sau tiêm vaccine.

Ngoài ra, bác sĩ lưu ý không để băng keo cá nhân ở vị trí tiêm quá lâu, sau 30 phút có thể giúp trẻ gỡ ra. Sau tiêm trẻ cũng cần phải theo dõi ít nhất 30 phút để xem có bất thường gì không như tri giác, chỗ tiêm, thân nhiệt, màu da…

Sau khi về nhà cần phải theo dõi, chăm sóc trẻ kỹ hơn 3 tuần sau khi tiêm. Cho trẻ mặc đồ thoáng mát, nếu trẻ sốt thì uống paracetamol hạ sốt, giảm đau theo liều khuyến cáo với cân nặng tương ứng. Ngoài ra, có thể chườm đá vào nơi tiêm để giảm sưng đau cho trẻ. Đặc biệt, không bôi dầu gió, đắp khoai tây… vào chỗ tiêm sẽ dễ bị nhiễm trùng.

T.Toàn

Bình Luận

Tin khác

Hóc dị vật cuống trái xoài khiến một trẻ nguy kịch

Hóc dị vật cuống trái xoài khiến một trẻ nguy kịch

(CLO) Dị vật cuống trái xoài đã được các bác sĩ lấy ra khỏi đường thở của bé trai 8 tháng tuổi, hiện tình trạng sức khỏe bé tạm ổn, đang điều trị và theo dõi thêm.

Sức khỏe
Bắc Ninh ghi nhận 4 ca mắc ho gà

Bắc Ninh ghi nhận 4 ca mắc ho gà

(CLO) Các ca mắc ho gà trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đều xuất hiện ở trẻ dưới 2 tháng tuổi, độ tuổi chưa đến lịch được tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà.

Sức khỏe
Cứu sống sản phụ vỡ thai ngoài tử cung, mất hơn 2 lít máu

Cứu sống sản phụ vỡ thai ngoài tử cung, mất hơn 2 lít máu

(CLO) Sản phụ 34 tuổi nhập viện trong tình trạng sốc mất máu, đau bụng nhiều, huyết áp giảm do thai ngoài tử cung bị vỡ và được chỉ định phẫu thuật cấp cứu và truyền 6 đơn vị máu.

Sức khỏe
Dịch bệnh thế giới diễn biến phức tạp, Bộ Y tế chỉ đạo phòng chống dịch từ xa

Dịch bệnh thế giới diễn biến phức tạp, Bộ Y tế chỉ đạo phòng chống dịch từ xa

(CLO) Dịp nghỉ lễ nhu cầu đi lại người dân nhiều nên tăng nguy cơ lây lan dịch, trong bối cảnh Tổ chức Y tế thế giới đã cảnh báo việc gia tăng số ca mắc bệnh sởi và nguy cơ bùng phát dịch sởi tại nhiều khu vực trên thế giới.

Sức khỏe
Giả mạo chữ ký lãnh đạo Bệnh viện Nhi trung ương để huy động tiền từ thiện

Giả mạo chữ ký lãnh đạo Bệnh viện Nhi trung ương để huy động tiền từ thiện

(CLO) Một tài khoản mạng xã hội đã đăng thông tin sai sự thật trên các hội, nhóm và các trang mạng xã hội mạo danh Bệnh viện nhi Trung ương để huy động tiền từ thiện.

Sức khỏe