Chấm dứt các biện pháp cô lập, Châu Á - Thái Bình Dương có thể sống chung với Covid-19?

Thứ sáu, 08/10/2021 15:30 PM - 0 Trả lời

(CLO) Các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương đang dần chấm dứt các biện pháp cô lập trong chiến dịch chống lại đại dịch Covid-19, để chuyển sang giải pháp sống chung với loại virus này. Tuy nhiên, tất cả đều phải đối mặt với những thách thức không nhỏ.

Mở cửa trở lại, không dễ!

Từ những bãi đất trống ở nông thôn New Zealand, vùng duyên hải Úc cho đến những khu nhà cao tầng tại Singapore, mọi người đang phải đối mặt với một thực tế mới đầy khó khăn: sống chung với Covid-19 trong cộng đồng.

cham dut cac bien phap co lap chau a  thai binh duong co the song chung voi covid 19 hinh 1

Những người biểu tình ở Melbourne phản đối việc tiêm chủng bắt buộc đối với một số nhóm công dân - Ảnh: Shutterstock

Sau hơn 18 tháng không ngừng áp dụng các biện pháp giãn cách để ngăn đại dịch, rút cuộc các quốc gia tại châu Á - Thái Bình Dương đã tìm ra lời giải cuối cùng. Đó là tỷ lệ tiêm chủng đủ cao để thực thực hiện việc dỡ bỏ ngăn cách xã hội và mở lại biên giới. Trong số đó có New Zealand và Singapore, hai quốc gia được coi đạt tiêu chuẩn vàng trong đại dịch Covid-19.

Ngay từ hồi tháng 6/2021, quốc gia nhỏ bé nhưng đông đúc Singapore đã quyết học cách sống chung với virus Corona. Gần 84% trong 5,5 triệu người dân tại đây đã được tiêm chủng đầy đủ. Nhưng kế hoạch nới lỏng đã bị đình trệ, sau khi số ca nhiễm tăng đột ngột bởi biến thể Delta mới.

Ở nhiều quốc gia, việc triển khai các kế hoạch nới lỏng các hạn chế còn có phần phức tạp hơn, bởi những công dân của họ chưa sẵn sàng chung sống với virus.

Rodney Jones, một nhà kinh tế học châu Á, người xây dựng mô hình chống đại dịch được chính phủ New Zealand sử dụng, cho rằng: “Đó sẽ là một công việc không hề đơn giản. Bạn phải làm theo từng bước. Như ở Singapore, bây giờ là ở New Zealand, mọi thứ sẽ bị xáo trộn. Song chuyện là phải như vậy, không còn cách nào khác”.

cham dut cac bien phap co lap chau a  thai binh duong co the song chung voi covid 19 hinh 2

Người dân Auckland đã có thể đi dã ngoại sau khi các biện pháp đóng cửa được nới lỏng gần đây - Ảnh: Getty Images

Lời khuyên từ các chuyên gia

Chính bởi những thất bại trong việc loại bỏ biến thể Delta đã khiến một số quốc gia châu Á - Thái Bình Dương đột ngột chấm dứt sự phụ thuộc vào các biện pháp phong tỏa, buộc các nhà lãnh đạo của họ phải đối mặt với các lựa chọn sinh tử, cũng như cả sự phản đối trong công chúng.

Chính phủ New Zealand thậm chí còn phải tiến hành một cuộc trấn áp người biểu tình ở Auckland, thành phố lớn nhất của đất nước, sau khi triển khai kế hoạch mở lại biên giới và cho phép các lễ hội âm nhạc diễn ra.

Tại Singapore, nhiều người dân nói rằng họ đang phải vật lộn để thích nghi. Nhiều người New Zealand thì vẫn lo lắng về việc hệ thống y tế của đất nước liệu có đủ năng lực nếu đại dịch bùng phát trở lại hay không.

Ngay cả việc triển khai tiêm vắc xin ở các quốc gia châu Á – Thái Bình Dương cũng đang bị trì hoãn bởi một bộ phận dân số vẫn còn chần chừ.  Ví dụ, ở Melbourne, Úc, những người biểu tình đã xung đột với cảnh sát trong những tuần qua vì mũi tiêm bắt buộc đối với một vài nhóm công dân.

Các chuyên gia đều thừa nhận, khi các hạn chế được nới lỏng, việc phát sinh các vấn đề trong xã hội là không thể tránh khỏi. “Lý tưởng là một thế giới không còn Covid nữa. Nhưng trên thực tế, tôi không nghĩ đó điều có thể làm được”, Ben Cowling, giáo sư dịch tễ học tại Đại học Hồng Kông, cho biết.

Trong khi đó, Rodney Jones phân tích thêm rằng, đúng là không thể “chủ quan” trong việc đánh giá nguy cơ mắc Covid-19 ở tất cả các nhóm tuổi, nhưng việc tập trung tiêm chủng theo độ tuổi, theo mức độ nguy cơ có ý nghĩa “quyết định”.

Cuối cùng, ông đưa ra lời khuyên: “Điều trước tiên, các quốc gia cần đạt gần 100% việc tiêm chủng đầy đủ cho nhóm người trên 65 tuổi và gần 95% cho những người trên 50 tuổi. Đó là những tỷ lệ cần thiết để một xã hội có thể thực sự sống chung với Covid-19”.

Hoàng Hải

Bình Luận

Tin khác

Thêm các cuộc biểu tình của sinh viên phản đối cuộc chiến Gaza ở châu Âu

Thêm các cuộc biểu tình của sinh viên phản đối cuộc chiến Gaza ở châu Âu

(CLO) Sinh viên tại trường Trinity College Dublin ở CH Ireland và Đại học Lausanne ở Thụy Sĩ đã tổ chức biểu tình để phản đối cuộc chiến của Israel ở Gaza, tham gia vào làn sóng biểu tình phản chiến đang lan rộng ở Mỹ và trên khắp thế giới.

Thế giới 24h
Người Israel tiếp tục biểu tình yêu cầu Thủ tướng Netanyahu giải cứu con tin ở Gaza

Người Israel tiếp tục biểu tình yêu cầu Thủ tướng Netanyahu giải cứu con tin ở Gaza

(CLO) Hàng nghìn người Israel đã biểu tình vào thứ Bảy (4/5), yêu cầu Thủ tướng Benjamin Netanyahu chấp nhận một thỏa thuận ngừng bắn với nhóm chiến binh Hamas để giải cứu các con tin còn lại ở Gaza.

Thế giới 24h
Ukraine nói bắn rơi máy bay ném bom Su-25 trong cuộc không kích của Nga

Ukraine nói bắn rơi máy bay ném bom Su-25 trong cuộc không kích của Nga

(CLO) Ukraine đã bắn hạ máy bay ném bom Su-25 trong các cuộc không kích của Nga ở các khu vực Kharkiv, Dnipro và thành phố cảng Odesa, theo Tổng thống Ukraine và các quan chức khu vực cho biết.

Thế giới 24h
Bộ Nội vụ Nga đưa Tổng thống Ukraine vào danh sách truy nã

Bộ Nội vụ Nga đưa Tổng thống Ukraine vào danh sách truy nã

(CLO) Hãng thông tấn nhà nước TASS cho biết, Nga đã khởi tố hình sự Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy và đưa nhà lãnh đạo này vào danh sách truy nã.

Thế giới 24h
Trung Quốc tuyên bố tìm thấy phương pháp 'trường sinh' mới

Trung Quốc tuyên bố tìm thấy phương pháp 'trường sinh' mới

(CLO) Các nhà khoa học Trung Quốc cho biết đã phân lập được thành phần chống lão hóa trong máu của chuột non, giúp con chuột trong nghiên cứu của họ sống tới 1.266 ngày, tương đương với 120 - 130 tuổi ở con người.

Thế giới 24h