Chất vấn Tổng Thanh tra Chính phủ: Giải pháp nào để chống thất thoát tài sản do tham nhũng?

Thứ bảy, 05/11/2022 05:35 AM - 0 Trả lời

(CLO) Tiếp theo chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, ngày 5/11, Quốc hội sẽ tiến hành chất vấn Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong liên quan đến lĩnh vực của Ngành. Việc thu hồi tài sản sau các vụ tham nhũng trong phiên chất vấn được đại biểu Quốc hội cùng cử tri đặc biệt quan tâm.

Theo đó, ngày 05/11/2022, vào buổi sáng, Quốc hội tiếp tục chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực nội vụ. Phần còn lại của phiên làm việc, Quốc hội sẽ tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực thanh tra. Người chịu trách nhiệm trả lời chính là Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong.

Cuối phiên làm việc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm rõ các vấn đề liên quan và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. 

chat van tong thanh tra chinh phu giai phap nao de chong that thoat tai san do tham nhung hinh 1

Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong.

Thu hồi tài sản do tham nhũng vẫn đạt tỷ lệ thấp

Một trong những nội dung được các đại biểu Quốc hội, cử tri quan tâm trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn lần này là việc thu hồi tài sản tham nhũng. Bởi theo Thanh tra Chính phủ, mặc dù kết quả thu hồi tài sản tham nhũng năm sau cao hơn năm trước, song việc thu hồi tài sản do tham nhũng vẫn đạt tỷ lệ thấp, là một trong những hạn chế trong công tác phòng, chống tham nhũng.

Cụ thể, tại Báo cáo số 1922/BC-TTCP về nội dung liên quan đến nhóm chất vấn tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, Thanh tra Chính phủ cho biết, trong 9 tháng năm 2022, ngành Thanh tra tiến hành đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện 5.586 kết luận và quyết định xử lý về thanh tra, trong đó có 3.440 kết luận thanh tra đã hoàn thành 100% nội dung phải thực hiện (chiếm 61,6% tổng số kết luận thanh tra được đôn đốc, kiểm tra trong kỳ).

Kết quả, các cơ quan chức năng đã thu hồi 1.089 tỷ đồng (đạt tỷ lệ 60,3%), 10,2ha đất; xử lý hành chính 1.714 tổ chức, 4.841 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra 76 vụ, 93 đối tượng; khởi tố 5 vụ, 3 đối tượng; ban hành mới, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ 370 văn bản về cơ chế, chính sách, pháp luật theo kiến nghị tại các kết luận thanh tra (đạt tỷ lệ 72,4%).

Về công tác thi hành án liên quan đến việc thu hồi tài sản tham nhũng năm 2022, tổng số phải thi hành là 3.973 việc, tương ứng với hơn 89.609 tỷ đồng; trong đó, số có điều kiện thi hành là 2.739 việc, tương ứng với hơn 43.593 tỷ đồng; đã thi hành xong 1.895 việc, tương ứng với hơn 15.989 tỷ đồng (tăng hơn 11.895 tỷ đồng, tương đương tăng 290,51% về tiền so với năm 2021).

chat van tong thanh tra chinh phu giai phap nao de chong that thoat tai san do tham nhung hinh 2

Đại biểu Nguyễn Thị Sửu - Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách tỉnh Thừa Thiên Huế.

Thanh tra phải góp phần tích cực cho thu hồi tài sản tham nhũng

Trao đổi với phóng viên báo Nhà báo và Công luận bên hành lang Quốc hội, đại biểu Nguyễn Thị Sửu - Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách tỉnh Thừa Thiên Huế cho rằng, thời gian qua, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nhận được sự quan tâm của cử tri. Trong đó, việc xử lý nghiêm và thu hồi tài sản do tham nhũng mà có cũng là nội dung nhận được sự quan tâm của nhiều người.

“Thanh tra để làm rõ người, rõ việc, phát hiện các vi phạm có tác dụng rất lớn trong việc răn đe, giáo dục các tổ chức, cá nhân khác. Việc phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm góp phần rất lớn vào công tác phòng chống tham nhũng”, bà Sửu đánh giá.

Tuy nhiên, theo đại biểu Nguyễn Thị Sửu, thời gian qua, kết quả thu hồi tài sản tham nhũng năm sau cao hơn năm trước nhưng vẫn chưa đạt kỳ vọng của người dân. Công tác thu hồi tài sản trong giai đoạn thi hành án hiệu quả chưa cao. Vẫn xảy ra tình trạng một số cán bộ thuộc cơ quan bảo vệ pháp luật lại có hành vi tham nhũng, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

"Đây là vấn đề nhiều cử tri quan tâm, đề nghị các cơ quan có thẩm quyền cần thực hiện tốt hơn để chống thất thoát tài sản do tham nhũng mà có", bà Sửu nhấn mạnh.

Đại biểu Phạm Văn Hòa – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội thì nhấn mạnh, việc thanh tra phải làm sao góp phần tích cực cho việc chống tiêu cực, lãng phí và thu hồi được tài sản tham nhũng do đối tượng tham nhũng gây ra. Đây là một vấn đề quan trọng được Đảng và Nhà nước rất quan tâm.

Theo ông Phạm Văn Hòa, năm 2022 thu hồi tài sản tham nhũng có tiến bộ, tuy nhiên mức độ chưa cao. Việc này, trong báo cáo gửi đến đại biểu Quốc hội về một số nội dung liên quan đến chất vấn tại kỳ họp, Thanh ra Chính phủ cũng cho biết, mặc dù kết quả thu hồi tài sản tham nhũng năm sau cao hơn năm trước, song việc thu hồi tài sản do tham nhũng vẫn đạt tỷ lệ thấp, là một trong những hạn chế trong công tác phòng, chống tham nhũng của nước ta hiện nay. "Do đó, nội dung này sẽ được các đại biểu rất quan tâm và chất vấn", ông Hòa nói.

Cũng bày tỏ quan tâm đến vấn đề thu hồi tài sản tham nhũng, đại biểu Đặng Bích Ngọc – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình cho rằng, thời gian qua cử tri và nhân dân đã thấy được sự quyết tâm, vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Tuy nhiên, việc thu hồi tài sản sau các vụ tham nhũng còn gặp nhiều khó khăn.

"Cử tri, đại biểu Quốc hội mong muốn Thanh tra Chính phủ cùng bộ, ngành liên quan phối hợp xây dựng phương thức, các thức phù hợp nhằm tăng thu ngân sách Nhà nước và đảm bảo những vụ án, kết luận thanh tra thực sự là hiệu quả", bà Ngọc nói.

Nhóm vấn đề thứ tư thuộc lĩnh vực thanh tra được đại biểu Quốc hội chọn chất vấn gồm: Một là, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động thanh tra, kịp thời phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm pháp luật; biện pháp xử lý, thu hồi tài sản sau thanh tra, việc xử lý đối với tập thể, cá nhân vi phạm, nhất là những nơi để xảy ra vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

Hai là, công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; giải pháp tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động thanh tra.

Ba là, giải pháp ngăn chặn, xử lý nghiêm và thu hồi tài sản tham nhũng để tạo lòng tin trong Nhân dân.

Bốn là, công tác phối hợp và giải pháp khắc phục chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.

Tổng Thanh tra Chính phủ chịu trách nhiệm trả lời chất vấn chính. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Bộ trưởng các Bộ: Tài chính, Công an, Tư pháp; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.

Gia Phát

Bình Luận

Tin khác

Thái Bình: Tuyên truyền các dự án luật do Bộ Công an chủ trì soạn thảo trình tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV

Thái Bình: Tuyên truyền các dự án luật do Bộ Công an chủ trì soạn thảo trình tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV

(CLO) Việc ban hành các dự thảo dự án luật có ý nghĩa chính trị và pháp lý rất quan trọng, tạo cơ sở vững chắc giúp lực lượng công an nhân dân chủ động trong công tác tham mưu với Đảng, Nhà nước hoạch định chủ trương, chính sách về bảo đảm an ninh trật tự.

Tin tức
Doanh nghiệp Thụy Điển có thể tìm kiếm đối tác Việt Nam phù hợp trong công nghiệp công nghệ cao

Doanh nghiệp Thụy Điển có thể tìm kiếm đối tác Việt Nam phù hợp trong công nghiệp công nghệ cao

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, các doanh nghiệp của Thụy Điển có thể tìm kiếm được các đối tác Việt Nam phù hợp trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin, hạ tầng thông minh, chuyển đổi năng lượng xanh, lưới điện thông minh, đổi mới sáng tạo, đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn…

Tin tức
Việt Nam - Iran có chung khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, nhân dân hạnh phúc

Việt Nam - Iran có chung khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, nhân dân hạnh phúc

(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng Việt Nam và Iran tuy cách xa về địa lý nhưng có nhiều điểm tương đồng, có tính tự lực, tự cường, có chung khát vọng là xây dựng đất nước phồn vinh, nhân dân hạnh phúc.

Tin tức
Kiến nghị phân cấp, phân quyền trong cấp phép sử dụng tàu bay không người lái

Kiến nghị phân cấp, phân quyền trong cấp phép sử dụng tàu bay không người lái

(CLO) Liên quan đến tiêu chuẩn đăng ký, khai thác, sử dụng tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ, một số đại biểu cho rằng, việc cấp phép cho phương tiện này cần phân cấp, phân quyền cho các cơ quan, địa phương.

Tin tức
Báo cáo Thủ tướng về Đề án cho phép Luật Đất đai 2024 có hiệu lực sớm từ 1/7/2024

Báo cáo Thủ tướng về Đề án cho phép Luật Đất đai 2024 có hiệu lực sớm từ 1/7/2024

(CLO) Về Đề án cho phép Luật đất đai số 31/2024/QH15 có hiệu lực sớm kể từ ngày 01/7/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Văn phòng Chính phủ đôn đốc các Thành viên Chính phủ cho ý kiến, tổng hợp, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để nghiên cứu, hoàn thiện hồ sơ trình Quốc hội, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 14/5/2024.

Tin tức