Châu Á đón nhận một đợt tăng giá dầu "khủng khiếp"

Thứ ba, 08/03/2022 12:42 PM - 0 Trả lời

(CLO) Các quốc gia châu Á nhập khẩu năng lượng (ngoài Trung Quốc) sẽ phải chống chọi với sự gia tăng mạnh mẽ của chi phí năng lượng (dầu thô). Các hộ gia đình và công ty có thể chịu gánh nặng, trong đó Ấn Độ, Thái Lan, Hàn Quốc và Việt Nam có thể bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Theo ngân hàng đầu tư Natixis, ngoài Trung Quốc, các quốc gia thuộc châu Á nhập khẩu năng lượng sẽ phải gồng mình trước sự gia tăng chóng mặt của hóa đơn dầu thô và chi phí năng lượng khi giá cả tăng cao do xung đột chính trị Nga-Ukraine.

Natixis nhận định phần lớn tác động có thể ảnh các hộ gia đình và công ty, đặc biệt là ở các nước như Ấn Độ và Thái Lan.

chau a don nhan mot dot tang gia dau khung khiep hinh 1

Giá dầu đạt mức cao nhất kể từ năm 2008 vào thứ Hai vào khoảng 123 USD / thùng. Ảnh: AP.

Trong khi hầu hết các nền kinh tế châu Á hạn chế thương mại trực tiếp với Nga, sự đắt đỏ của giá dầu sẽ ảnh hưởng gián tiếp đến các nền kinh tế châu Á, Trinh Nguyễn, nhà kinh tế châu Á mới nổi của Natixis cho biết trong một hội thảo trực tuyến hôm thứ Hai.

Bà nói: “Các thị trường tập trung vào dầu vì [giá] dầu về cơ bản đã trở nên trầm trọng”.

Bà Trinh Nguyễn nhận định: Điều thực sự quan trọng không phải là xuất nhập khẩu trực tiếp mà là cả hai ông lớn xuất khẩu dầu Nga và Ukraine đã không còn trên thị trường”.

Kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, giá dầu đã tăng đáng kể do sự gián đoạn chuỗi cung ứng làm chậm quá trình cung cấp, giao hàng và buộc chi phí vận chuyển hàng hóa tăng lên.

Tuy nhiên, giá dầu tiếp tục tăng sau khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra, đạt mức cao nhất kể từ năm 2008 vào thứ Hai, khoảng 123 USD / thùng, làm tăng thêm nỗi đau cho các nền kinh tế châu Á vẫn đang phải vật lộn để phục hồi sau đại dịch và kiểm soát lạm phát gia tăng.

Các biện pháp trừng phạt tài chính áp đặt đối với Nga, đặc biệt là việc loại trừ các ngân hàng Nga khỏi Swift, đã buộc loại dầu của Nga ra khỏi thị trường toàn cầu vì các thương nhân không thể hoặc sẽ không mua từ người bán Nga, mặc dù các lệnh trừng phạt trực tiếp đối với việc mua dầu từ Nga đã không bị áp đặt.

“Ai có khả năng chi trả nhiều hơn mà không bị ảnh hưởng quá lớn? Ai có thể chi trả trợ cấp hoặc bù đắp phần nào sự tăng giá này và ai không thể, và ai có thể nhập khẩu mà không có khủng hoảng cán cân thanh toán? ” Trinh Nguyen hỏi.

Thế giới nói chung và Châu Á, nói riêng đều phải vật lộn với lạm phát gia tăng do sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng và tình trạng thiếu nguyên liệu và hàng hóa do đại dịch Covid-19 gây ra.

Người tiêu dùng châu Á đã phải chịu giá cả tăng cao đối với các mặt hàng hàng ngày từ điện và khí đốt đến thực phẩm. Giờ đây, cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine sắp đẩy giá dầu lên cao hơn nữa.

Giá dầu tăng so với tháng 2, ở Việt Nam, Thái Lan, Singapore, Philippines, Hàn Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ đều tăng từ 5 đến 10 US cent/lít.

Theo Trinh Nguyễn: Người tiêu dùng Ấn Độ nói riêng có thể bị ảnh hưởng bởi sự gia tăng giá cả, đặc biệt là do ngân sách của chính phủ Ấn Độ không có nhiều trợ cấp.

Bà này nói: “Ngay cả các khoản trợ cấp của Thái Lan cũng không đủ, vì vậy chúng ta sẽ thấy lạm phát cao hơn và điều đó sẽ hạn chế sức mua.

Cùng với Thái Lan, Hàn Quốc và Việt Nam cũng chịu giá cao hơn vì họ là hai trong số những khách hàng lớn nhất của năng lượng Nga ở châu Á.

“Điều này là tiêu cực đối với các thị trường châu Á mới nổi, ngoại trừ ba quốc gia xuất khẩu… các hộ gia đình sẽ phải trả nhiều hơn,” Bà nói.

Theo nhà kinh tế Jianwei Xu của Natixis Greater China, Trung Quốc tiếp tục đứng ngoài cuộc khủng hoảng giá năng lượng toàn cầu, mặc dù là nhà nhập khẩu năng lượng lớn của Nga, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đủ lớn để hấp thụ mức giá cao hơn trong dài hạn.

Điều tích cực là Châu Á thực sự còn cách xa cuộc khủng hoảng Nga - Ukraine này. Dù tiêu cực đến đâu, họ cũng không bị ảnh hưởng nhiều như châu Âu hay Đông Âu. Nhiều nhà nhập khẩu năng lượng châu Á đã và đang hồi phục sau đại dịch và tỏ ra kiên cường trong việc đối phó với giá năng lượng cao hơn.

Lê Na (Theo SCMP)

Bình Luận

Tin khác

Vì mọi trẻ em đều được uống sữa, VINAMILK sẽ không ngừng nỗ lực

Vì mọi trẻ em đều được uống sữa, VINAMILK sẽ không ngừng nỗ lực

(CLO) Đó là chia sẻ của Vinamilk khi khởi đầu hành trình Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam năm nay với chuyến đi đến với gần 1.500 trẻ em vùng cao tỉnh Điện Biên.

Thị trường - Doanh nghiệp
Đấu thầu vàng miếng năm 2024 khác gì 11 năm trước?

Đấu thầu vàng miếng năm 2024 khác gì 11 năm trước?

(CLO) Sau 11 năm, NHNN tiếp tục đưa ra phương án đấu thầu vàng miếng, tuy nhiên, trong lần đấu thầu này có nhiều điểm khác biệt.

Thị trường - Doanh nghiệp
8 doanh nghiệp trúng thầu 8.100 lượng vàng miếng SJC

8 doanh nghiệp trúng thầu 8.100 lượng vàng miếng SJC

(CLO) Phiên đấu thầu sáng nay (14/5) đã có 8 doanh nghiệp trúng thầu 8.100 lượng vàng miếng, mức giá cao nhất là 87,73 triệu đồng/lượng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Quỹ bình ổn xăng dầu: Tiền của người dân 'góp' vào nhưng không được giám sát

Quỹ bình ổn xăng dầu: Tiền của người dân "góp" vào nhưng không được giám sát

(CLO) Theo Hội bảo vệ người tiêu dùng, bản chất Quỹ bình ổn xăng dầu là tiền của người tiêu dùng góp vào. Tuy nhiên, hiện nay không có cơ chế tham gia giám sát của người tiêu dùng để bảo đảm sử dụng đúng và hiệu quả Quỹ này.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ủy ban châu Âu kết thúc điều tra các công ty năng lượng mặt trời Trung Quốc

Ủy ban châu Âu kết thúc điều tra các công ty năng lượng mặt trời Trung Quốc

(CLO) Ủy ban châu Âu sẽ kết thúc cuộc điều tra đối với các công ty năng lượng mặt trời của Trung Quốc sau khi các công ty này rút đấu thầu một dự án năng lượng mặt trời ở Romania, Thierry Breton, Ủy viên Thị trường Nội bộ châu Âu cho biết.

Thị trường - Doanh nghiệp