Châu Á trở thành "thị trường mặc định" của dầu Nga

Thứ tư, 30/03/2022 13:46 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo Phó chủ tịch S&P Global, Dan Yergin châu Á sẽ trở thành thị trường chính cho dầu của Nga khi nước này tìm kiếm nguồn cung cho hoạt động xuất khẩu năng lượng.

Giá dầu đã tăng mạnh kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự tại Ukraine vào cuối tháng 2, gây áp lực lên các nước nhập khẩu dầu lớn của châu Á như Trung Quốc và Ấn Độ. Ngoài sức hấp dẫn của dầu giá rẻ của Nga, cả hai nước này đều có quan hệ chặt chẽ với Nga.

chau a tro thanh thi truong mac dinh cua dau nga hinh 1

"Bị xa lánh" ở châu Âu, Nga đang tìm cách đa dạng hóa các thị trường dầu mỏ của mình ở châu Á, nhưng việc này sẽ cần thời gian để tái thiết lập cơ sở vật chất, cũng như các yếu tố khác (Nguồn: TASS).

Ông Yergin chia sẻ hôm (28/3): "Có vẻ như châu Á sẽ là thị trường mặc định cho các thùng dầu của Nga mà lẽ ra thường được chuyển đến châu Âu",

Phương Tây đã áp đặt hàng loạt các lệnh trừng phạt kinh tế Nga vì cuộc khủng hoảng, cộng với việc Hoa Kỳ cấm nhập khẩu dầu thô của Nga, Vương quốc Anh cũng lên kế hoạch làm điều tương tự và Liên minh châu Âu đang xem xét các biện pháp nhằm hạn chế nhập khẩu dầu Nga, tất cả điều này đều làm tăng thêm ‘gánh nặng” cho thị trường cung cấp năng lượng tại Nga.

“Có rất nhiều lệnh trừng phạt đang diễn ra,” ông Yergin nói thêm, “đơn giản là vì các quốc gia không nhập khẩu dầu, các ngân hàng không cung cấp khoản tín dụng, nguồn cung không xuất hiện, và thực sự là ở một số cảng không nhận dầu của Nga. "

Theo các nhà phân tích, Nga hiện đang dư thừa lượng lớn dầu thô, khó có thể xuất khẩu, và tình hình có thể sẽ xấu đi. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, Nga - thành viên của liên minh OPEC +, là nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới ra thị trường toàn cầu và là nước xuất khẩu dầu thô lớn thứ hai thế giới sau Ả Rập Xê-út sẽ phải gặp không ít khó khăn nếu tiếp tục triển khai kế hoạch của mình.

Đầu tháng này, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) nhận định dầu thô của Nga đang được bán với mức chiết khấu kỷ lục. Theo các nhà phân tích, một số công ty kinh doanh hàng hóa gần đây đã giảm giá 30 Euro và 25 Euro cho mỗi thùng cho hỗn hợp Ural.

Mặt khác, giá xuất khẩu năng lượng của các nước khác đã tăng lên mức chưa từng thấy trong hơn một thập kỷ qua. Giá dầu cao hơn khoảng 80% so với một năm trước và đã biến động mạnh kể từ khi chiến tranh, và các lệnh trừng phạt bắt đầu.

Trước đây, Ấn Độ thu mua dầu thô của mình từ Iraq, Ả Rập Xê-út, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Nigeria - tất cả đều khiến giá cao hơn khi giá dầu tăng.

Theo các nhà quan sát trong ngành, đã có sự gia tăng "đáng kể" trong việc giao dầu của Nga cho Ấn Độ kể từ đầu tháng 3, khi cuộc chiến Nga-Ukraine bắt đầu - và New Delhi dường như sẽ mua dầu rẻ hơn nữa từ Moscow. Ấn Độ nhập khẩu 85% lượng dầu, vì vậy, đó là một cú sốc thực sự đối với nền kinh tế Ấn Độ khi giá dầu tăng.

"Ấn Độ đang đàm phán với Nga về việc mua dầu với mức chiết khấu đáng kể nhưng thực tế điều đó đòi hỏi một hệ thống hậu cần phức tạp, có thể vận chuyển 100 triệu thùng dầu trên khắp thế giới và việc tái thiết lập cơ sở vật chất sẽ không dễ dàng", ông Yergin nói.

Lúc này, việc tìm kiếm thị trường mới sẽ không phải là vấn đề nan giải đối với Nga. Trong bối cảnh hiện nay, các nhà cung cấp dầu, khí đốt khác, đặc biệt ở Trung Đông, cũng sẽ phải chuyển hướng xuất khẩu của họ sang châu Âu để thay thế Nga.

Do đó, đây sẽ là cơ hội ‘ngàn năm có một’ để Nga tăng xuất khẩu sang châu Á, vì khu vực này được "giải phóng" nguồn cung bổ sung. Tuy nhiên, việc định hướng lại ngành công nghiệp dầu mỏ của Nga về "phía Đông" (sang châu Á) sẽ cần một khoảng thời gian nhất định.

Ngoài ra, Trung Quốc là khách hàng lớn nhất của Nga trong vòng 5 năm qua. Năm 2021, Trung Quốc nhập của Nga 70,1 triệu tấn dầu trị giá 34,9 tỷ USD, chiếm 30,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của Nga. Đứng sau Trung Quốc là Hà Lan với 37,4 triệu tấn và thứ ba là Đức, với 19,2 triệu tấn.

Ngoài Trung Quốc, Ấn Độ cũng trở thành thị trường tiềm năng của Nga trong bối cảnh hiện nay. Năm 2021, lượng dầu mỏ Ấn Độ mua từ Nga chỉ chiếm 2%. Nguyên nhân được cho là do chi phí vận chuyển cao. Tuy nhiên, vào tháng 3/2022, Ấn Độ đã nhập khẩu 360.000 thùng mỗi ngày, tăng gấp 4 lần trước đây nhờ Nga giảm chiết khấu giá dầu.

Lê Na (Theo CNBC)

Bình Luận

Tin khác

Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

(CLO) Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang hướng tới mức cao nhất trong 8 năm khi các công ty thống trị của nước này xây dựng thêm nhiều nhà máy ở nước ngoài, một sự thay đổi có thể làm dịu đi những chỉ trích về nỗ lực xuất khẩu của Bắc Kinh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

(CLO) Tâm lý ngại làm việc ở công ty nhỏ, nhiều doanh nghiệp không tuyển thêm nhân sự, đòi hỏi trình độ cao, nhiều kinh nghiệm là những lý do chính khiến tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên Hàn Quốc tăng cao.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

(CLO) Tiếp tục chương trình công tác tại Hà Lan, Đoàn công tác của tỉnh Thái Bình phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan, Trung tâm Thương mại Thế giới Leeuwarden tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư - thương mại vào tỉnh Thái Bình tại thành phố Leeuwarden, tỉnh Friesland. Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hà Lan Ngô Hướng Nam chủ trì hội nghị.

Thị trường - Doanh nghiệp
Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

(CLO) Theo báo cáo triển vọng toàn cầu cập nhật từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tăng trưởng chậm sẽ đẩy Pháp ra khỏi danh sách 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới trong vòng 5 năm tới.

Thị trường - Doanh nghiệp
PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

(CLO) Ngày 26/4, Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL, mã chứng khoán: OIL) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp