Châu Âu sẽ rất khó khăn vượt qua mùa đông nếu Nga cắt nguồn cung khí đốt

Thứ ba, 01/03/2022 19:49 PM - 0 Trả lời

(CLO) Nếu Nga ngừng cung cấp khí đốt cho châu Âu để “trả đũa” các lệnh trừng phạt, thì khu vực này vẫn có thể vượt qua được mùa đông tới nhưng chắc hẳn sẽ không dễ dàng gì.

Tìm giải pháp thay thế 

Đó là kết luận từ một báo cáo được Bruegel công bố hôm thứ 2. Tổ chức tư vấn có trụ sở tại Brussels cảnh báo rằng "cần phải chuẩn bị để chấm dứt hoàn toàn tất cả các dòng khí đốt của Nga đến châu Âu".

chau au se rat kho khan vuot qua mua dong neu nga cat nguon cung khi dot hinh 1

Một nhà máy khí đốt của Nga tại Siberia. Ảnh: Shutterstock.

Các nhà nghiên cứu của Bruegel cho rằng: “Nếu EU bị buộc hoặc sẵn sàng chịu chi phí, thì có thể thay thế khí đốt của Nga cho mùa đông tới mà hoạt động kinh tế không bị tàn phá, người dân đóng băng hoặc nguồn cung cấp điện bị gián đoạn. Hàng chục quy định sẽ phải được sửa đổi, các thủ tục và hoạt động thông thường được xem xét lại, rất nhiều tiền được chi tiêu một cách nhanh chóng và các quyết định khó khăn được đưa ra".

Nhờ lượng khí đốt tự nhiên hóa lỏng nhập khẩu kỷ lục từ các quốc gia như Hoa Kỳ trong những tháng gần đây, châu Âu có thể kéo dài qua mùa hè mà không bị thiếu hụt năng lượng nghiêm trọng ngay cả khi Nga cố tình cắt nguồn cung cấp khí đốt - hoặc nếu cơ sở hạ tầng quan trọng bị hư hỏng giữa lúc giao tranh ở Ukraine.

Tuy nhiên, ông Bruegel nhận định Khối cần phải tính đến cách bổ sung hàng tồn kho, thứ mà người dân của các quốc gia trên khắp châu Âu dùng để chiếu sáng và sưởi ấm.

Theo một báo cáo, Châu Âu nhập khẩu khoảng 40% lượng khí đốt tự nhiên từ Nga. Các nước Áo, Hungary, Slovenia và Slovakia nhập khoảng 60% khí đốt tự nhiên từ Nga, trong khi Ba Lan lại cần đến 80%.

Than đá và khí hậu

Theo ông Bruegel, nếu Nga ngừng nhập khẩu, châu Âu sẽ cần giảm nhu cầu khí đốt ít nhất 400 terawatt/giờ, hoặc khoảng 10% đến 15% nhu cầu hàng năm. Một số giải pháp bao gồm tăng cường sử dụng các nhiên liệu thay thế như than đá, trì hoãn việc loại bỏ các nhà máy hạt nhân hoặc giảm nhu cầu cũng được cân nhắc/

Giả định rằng EU "có thể mua được lượng LNG chưa từng có, rằng các bên tham gia thị trường có đủ sức để mua và dự trữ khí đốt với giá cao và đảm bảo phân phối liền mạch giữa các quốc gia."

Đặc biệt, việc sử dụng than với tần suất thường xuyên sẽ gây ra những hậu quả lớn đối với khí hậu.

Một báo cáo lớn do Liên Hợp Quốc được công bố hôm thứ Hai cho thấy rằng hiện tượng nóng lên toàn cầu đang dần biến đổi sự sống trên Trái đất, với những tác động gây khó lường và lan rộng hơn.

Vào Chủ nhật, Thủ tướng Đức Olaf Scholz, người đã đưa ra quyết định ngừng chứng nhận đường ống dẫn khí Nord Stream 2 từ Nga vào tuần trước, cho biết nước này sẽ xây dựng hai nhà ga LNG mới.

Ông Scholz nói: “Chúng ta cần phải làm nhiều hơn nữa để bảo vệ nguồn cung cấp năng lượng cho đất nước của chúng ta.

Đức cũng đang xem xét liệu có nên duy trì ba nhà máy điện hạt nhân đáng lẽ sẽ phải đóng cửa trong năm nay hay không.

Vị Thủ tướng nước Đức nói thêm: việc quản lý chi phí, cũng như phối hợp giữa các chính phủ và các công ty, sẽ là thách thức khi châu Âu cố gắng bổ sung nguồn cung cấp khí đốt của mình.

Theo ông Bruegel, bổ sung khoảng 70 terawatt khí đốt vào kho của EU trước mùa đông tới sẽ tiêu tốn ít nhất 70 tỷ € (79 tỷ USD), chi phí đó cao hơn rất nhiều lần so với những năm trước (12 tỷ € (13,5 tỷ USD)).

Lê Na (Theo CNN)

Bình Luận

Tin khác

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

(CLO) Bloomberg đưa tin, dẫn lời một cựu quan chức của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), việc "vũ khí hóa" đồng đô la Mỹ thông qua việc tịch thu các tài sản bị đóng băng của Nga có thể thúc đẩy toàn cầu xa lánh đồng bạc xanh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

(CLO) Một con tàu do hãng vận tải khổng lồ Sovcomflot (SCF) của Nga bị Mỹ trừng phạt đã xả dầu nhiên liệu tại một cảng phía tây Ấn Độ vào thứ Sáu (26/4), Reuters đưa tin.

Thị trường - Doanh nghiệp
Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

(CLO) Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang hướng tới mức cao nhất trong 8 năm khi các công ty thống trị của nước này xây dựng thêm nhiều nhà máy ở nước ngoài, một sự thay đổi có thể làm dịu đi những chỉ trích về nỗ lực xuất khẩu của Bắc Kinh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

(CLO) Tâm lý ngại làm việc ở công ty nhỏ, nhiều doanh nghiệp không tuyển thêm nhân sự, đòi hỏi trình độ cao, nhiều kinh nghiệm là những lý do chính khiến tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên Hàn Quốc tăng cao.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

(CLO) Tiếp tục chương trình công tác tại Hà Lan, Đoàn công tác của tỉnh Thái Bình phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan, Trung tâm Thương mại Thế giới Leeuwarden tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư - thương mại vào tỉnh Thái Bình tại thành phố Leeuwarden, tỉnh Friesland. Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hà Lan Ngô Hướng Nam chủ trì hội nghị.

Thị trường - Doanh nghiệp