Châu Âu và Ấn Độ tái khởi động quan hệ thương mại song phương trước những đe dọa đến từ Trung Quốc

Thứ hai, 10/05/2021 06:02 AM - 0 Trả lời

(CLO) Liên minh châu Âu và Ấn Độ chuẩn bị nối lại các cuộc đàm phán bị đình trệ lâu nay về một thỏa thuận thương mại tự do trong nỗ lực tăng cường hợp tác kinh tế của họ trước một Trung Quốc đang ngày càng quyết đoán.

Thỏa thuận với châu Âu được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Ấn Độ và Anh cam kết một bước nhảy vọt trong mối quan hệ của họ và cho biết họ đặt mục tiêu tăng gấp đôi thương mại vào năm 2030. Ảnh: Getty Images.

Thỏa thuận với châu Âu được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Ấn Độ và Anh cam kết một bước nhảy vọt trong mối quan hệ của họ và cho biết họ đặt mục tiêu tăng gấp đôi thương mại vào năm 2030. Ảnh: Getty Images.

Các nhà lãnh đạo EU đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh trực tuyến với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi vào thứ 7 tuần qua để khởi động một vòng đàm phán mới nhằm mục đích khởi động lại quan hệ và thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực chính bao gồm số hóa, y tế và biến đổi khí hậu giữa hai bên.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen nói với các phóng viên tại Porto, Bồ Đào Nha trước cuộc họp rằng: “Tôi mong muốn khởi động lại các cuộc đàm phán về một hiệp định thương mại tự do. Kỳ vọng của tôi rất cao. Tôi cho rằng chúng ta sẽ có thể đạt được một bước tiến lớn vì giữa EU và Ấn Độ có mối quan hệ chặt chẽ nhưng cũng rất nhiều tiềm năng chưa được khai thác ”.

Việc EU thúc đẩy làm sâu sắc hơn mối quan hệ với nền dân chủ lớn nhất thế giới cũng như các quốc gia châu Á khác diễn ra khi căng thẳng với Trung Quốc gia tăng và các lệnh trừng phạt của Trung Quốc nhằm chống lại các quan chức châu Âu đã đặt ra câu hỏi về thỏa thuận đầu tư gần đây của khối với Bắc Kinh. Theo Ủy ban châu Âu, EU chiếm 96 tỷ EUR thương mại hàng hóa và dịch vụ vào năm 2020, tương đương 11% tổng số của Ấn Độ, chỉ sau Trung Quốc và Mỹ.

Các cuộc đàm phán thương mại giữa EU và Ấn Độ đã bị đình chỉ vào năm 2013 trong bối cảnh những khác biệt dai dẳng về các vấn đề như cắt giảm thuế quan, sở hữu trí tuệ và quyền của các chuyên gia Ấn Độ làm việc ở châu Âu. Một thỏa thuận có thể sẽ mang lại lợi ích cho cả hai nền kinh tế, đặc biệt là khi họ đang tìm cách xây dựng lại sau đòn tàn phá của đại dịch.

Hợp tác Khí hậu, chống COVID

Bên cạnh các cuộc đàm phán thương mại, các bên cũng dự kiến sẽ khởi động các cuộc đàm phán về hai hiệp định riêng biệt về bảo hộ đầu tư và về chỉ dẫn địa lý - những hiệp định bảo hộ các sản phẩm như rượu Champagne hoặc thịt nguội Parma có xuất xứ cụ thể.

Tuy nhiên, các quan chức EU cảnh báo rằng mặc dù họ sẵn sàng tái tham gia vào các cuộc đàm phán thương mại, nhưng tiến độ vẫn còn rất ít đối với nhiều lĩnh vực chính bao gồm thuế quan của Ấn Độ đối với hàng hóa - đặc biệt là ô tô - và quyền sở hữu trí tuệ.

Thỏa thuận với châu Âu được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Ấn Độ và Anh cam kết một bước nhảy vọt trong mối quan hệ của họ và cho biết họ đặt mục tiêu tăng gấp đôi thương mại vào năm 2030. Trong khi thông báo này là một phần trong nỗ lực của Anh nhằm tăng cường liên minh ngoại giao và kinh tế sau khi rời EU, các cuộc đàm phán với New Delhi về một hiệp định thương mại tự do chính thức dự kiến sẽ bắt đầu cho đến mùa thu.

Các cuộc đàm phán với châu Âu diễn ra vào một thời điểm khó khăn đối với Ấn Độ, quốc gia hiện đang chìm trong làn sóng tàn phá của dịch bệnh Covid-19 – đợt sóng dịch bệnh thứ 2 này đã khiến cho Ấn Độ trở thành quốc gia có số người chết vì Covid-19 lớn nhất thế giới. Hai bên sẽ tìm cách thiết lập một khuôn khổ để hợp tác đối phó với đại dịch và đảm bảo tiếp cận với vắc-xin Covid-19, chuẩn đoán và điều trị.

Tuy nhiên, thời gian của cuộc thảo luận có phần khó xử đối với EU, một điều mà vốn đã cho thấy sự hoài nghi nhưng không có phản hồi thống nhất đối với đề xuất của Mỹ về việc đình chỉ quyền sở hữu trí tuệ đối với vắc xin coronavirus - một đề xuất ban đầu được các nước bao gồm cả Ấn Độ ủng hộ.

Sự phản đối ngày càng tăng của châu Âu đối với lập trường của Mỹ đang khuấy động cuộc tranh luận về sự khôn ngoan trong việc từ bỏ các bằng sáng chế vắc xin, điều này sẽ đòi hỏi một quá trình kéo dài tại Tổ chức Thương mại Thế giới. Nó cũng phơi bày những căng thẳng âm ỉ kéo dài về chủ nghĩa dân tộc vắc xin của Mỹ - một vấn đề mà vốn đã khiến EU và các nước khác phải gánh vác sức nặng trong việc đáp ứng nhu cầu vắc-xin trên toàn cầu.

Huy Hoàng

Tin khác

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

(CLO) Bloomberg đưa tin, dẫn lời một cựu quan chức của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), việc "vũ khí hóa" đồng đô la Mỹ thông qua việc tịch thu các tài sản bị đóng băng của Nga có thể thúc đẩy toàn cầu xa lánh đồng bạc xanh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

(CLO) Một con tàu do hãng vận tải khổng lồ Sovcomflot (SCF) của Nga bị Mỹ trừng phạt đã xả dầu nhiên liệu tại một cảng phía tây Ấn Độ vào thứ Sáu (26/4), Reuters đưa tin.

Thị trường - Doanh nghiệp
Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

(CLO) Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2024 tăng gấp 6 lần so với thực hiện năm 2023. Đưa bảo hiểm AAA lên UPCoM.

Tài chính - Bảo hiểm
Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

(CLO) Tập đoàn Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu năm 2024 4.566 tỷ đồng, tăng 32,3%. Lợi nhuận sau thuế kế hoạch 379 tỷ đồng, tăng 19,5% so với cùng kỳ

Tài chính - Bảo hiểm
Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

(CLO) Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang hướng tới mức cao nhất trong 8 năm khi các công ty thống trị của nước này xây dựng thêm nhiều nhà máy ở nước ngoài, một sự thay đổi có thể làm dịu đi những chỉ trích về nỗ lực xuất khẩu của Bắc Kinh.

Thị trường - Doanh nghiệp