Châu Phi dần trở thành “tâm chấn” của thị trường dầu khí toàn cầu

Thứ ba, 16/08/2022 05:51 AM - 0 Trả lời

(CLO) Nhiều năm qua, một số quốc gia châu Phi dần tăng sản lượng dầu mỏ và khí đốt khi nhu cầu tiếp tục tăng. Hiện nay, nhiều biến động trên toàn cầu, với tiềm năng phong phú của mình, châu Phi được dự đoán sẽ là “hòn ngọc năng lượng mới” trên thị trường năng lượng.

Châu Phi đang gửi gắm đến thế giới các cách tiếp cận với các nguồn khí đốt quan trọng trong thời điểm nhiều quốc gia đang đối mặt với tình trạng thiếu năng lượng và giá cả tăng cao. Ngoài ra, trữ lượng dầu thô phần lớn chưa được khám phá của châu Phi có thể cung cấp cho thế giới nguồn tài nguyên carbon thấp cần thiết để thu hẹp khoảng cách chuyển đổi năng lượng tái tạo.

Nhưng với việc nhiều nhà lãnh đạo thế giới đặt mục tiêu giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch để hỗ trợ cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, không chắc liệu các nhà lãnh đạo này có thuyết phục được phần còn lại của thế giới về nhu cầu dầu khí của châu Phi hay không?

chau phi dan tro thanh tam chan cua thi truong dau khi toan cau hinh 1

Châu Phi được dự đoán sẽ là nơi cung cấp năng lượng tiềm năng cho toàn cầu. Ảnh: OilPrice.

Theo Guardian, một tài liệu dài 5 trang của Liên minh châu Phi nêu bật sự hỗ trợ phát triển các hoạt động khai thác dầu khí ở hầu hết các quốc gia châu Phi sẽ được trình bày tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc (COP27).

Trong đó, Liên minh cho biết: “Trong ngắn hạn và trung hạn, nhiên liệu hóa thạch, đặc biệt là khí tự nhiên sẽ phải đóng một vai trò quan trọng trong việc mở rộng khả năng tiếp cận năng lượng hiện đại bên cạnh việc đẩy nhanh việc hấp thụ năng lượng tái tạo”.

Tuy nhiên, nhiều nhà hoạt động về chống biến đổi khí hậu lại nêu quan điểm rằng tương lai của châu Phi sẽ trở nên phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch thay vì là một phần của quá trình chuyển đổi năng lượng xanh , nếu các chính phủ lớn mạnh trên toàn cầu ra sức ủng hộ động thái này.

Trong thời gian gần đây, giá dầu và khí đốt tăng nhanh đã khiến nhiều quốc gia phải đánh giá lại lập trường của mình đối với dầu khí, với một số nước phải thúc đẩy sản lượng khai thác để đáp ứng nhu cầu.

Đặc biệt phải kể đến Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ đều tăng cường các biện pháp trừng phạt đối với năng lượng của Nga, dẫn đến nhiều chính phủ đang phải chuyển hướng đa dạng nhập khẩu năng lượng cho tiêu dùng và dự trữ cho mùa đông sắp tới.

Đây không phải là lần đầu tiên châu Phi thể hiện tiềm năng như một khu vực dầu mỏ mới với phần còn lại của thế giới. Sau một số phát triển về nhiên liệu hóa thạch trong vài năm gần đây, nhiều nhà lãnh đạo châu Phi đã tuyên bố ủng hộ ngành công nghiệp này. Lập luận chủ yếu xoay quanh ý kiến cho rằng nhiều quốc gia phát triển mạnh đều đã thu được lợi nhuận từ dầu khí, khiến châu Phi bị bỏ lại phía sau, và bây giờ là lúc khu vực này thu lợi từ các nguồn tài nguyên và phát triển nền kinh tế của mình.

Vậy làm thế nào để khu vực châu Phi có thể tự định vị để đảm bảo rằng họ thu được lợi nhuận từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên của mình vào thời điểm thế giới dường như đang rời xa các dự án nhiên liệu hóa thạch mới?

Theo quan điểm của nhà nghiên cứu McKinsey cho thấy rằng nhiều hoạt động khai thác dầu khí hiện tại của châu Phi đắt hơn mức trung bình toàn cầu, khiến các công ty năng lượng không muốn đầu tư vào khu vực này. Tuy nhiên, nghiên cứu của họ cho thấy rằng ba chiều có thể giúp châu Phi định vị tốt hơn trên thị trường dầu khí trong những thập kỷ tới.

Thứ nhất, khu vực này phải nỗ lực để khử mức khí thải cacbon trong khi nâng cao hiệu quả chi phí. Để đảm bảo rằng châu Phi vẫn hấp dẫn đối với đầu tư năng lượng, khu vực này phải giảm lượng khí thải được tạo ra trong các hoạt động khai thác dầu khí của mình.

Điều này có thể được thực hiện thông qua việc cải tiến công nghệ tối tân và lưu trữ carbon (CCS). Khu vực này có tiềm năng giảm hàng loạt khí đốt và các chất thải khác để được tái chế và tái sử dụng trong các dự án khác, chẳng hạn như sản xuất hydro xám. Ngoài ra, chính quyền các bang phải tăng cường luật pháp và các quy định về ngành năng lượng để cải thiện khả năng cạnh.

Thứ hai, châu Phi nên tăng cường cung cấp năng lượng thông qua các dự án cơ sở hạ tầng các-bon thấp hơn. Nhiều chuyên gia dầu mỏ đang rời bỏ các dự án hiện có để chuyển sang các giải pháp thay thế các-bon thấp.

Khi nguồn dự trữ từ lâu đang cạn kiệt, rất nhiều công ty dầu khí đang tìm đến các khu vực chưa được khai thác để phát triển các dự án đạt triển vọng dài hơi hơn. Đầu tư vào các dự án khí đốt, bao gồm đường ống dẫn khí đốt, cơ sở hạ tầng chế biến và khí hóa lỏng (LPG), cũng sẽ hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng tái tạo toàn cầu, vì nhu cầu về khí đốt tự nhiên dự kiến sẽ vẫn cao trong nhiều thập kỷ tới.

Và cuối cùng, các quốc gia trên khắp châu Phi phải tăng cường đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo. Khi đã thu được lợi nhuận nhất định từ dầu mỏ, các chính phủ châu Phi phải tăng đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo cùng với các hoạt động khai thác dầu khí để cuối cùng chuyển sự phụ thuộc của họ khỏi nhiên liệu hóa thạch hữu hạn.

Khu vực châu Phi có tiềm năng lớn để phát triển ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch vào thời điểm nhu cầu vẫn cao và thế giới đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt cả khí đốt tự nhiên và dầu mỏ. Nếu quá trình khai thác năng lượng hiệu quả, khu vực này có thể trở nên tự cung tự cấp hơn, cũng như xuất khẩu năng lượng sang phần còn lại của thế giới để giúp phát triển nền kinh tế quốc gia của mình.

Tuy nhiên, với việc thế giới đang dần rời xa dầu khí để chuyển sang các giải pháp thay thế có thể tái tạo, không chắc các nhà lãnh đạo châu Phi có thành công trong nỗ lực thuyết phục các đại diện tại COP27 về sự cần thiết của dầu khí châu Phi.

Lê Na (Theo OilPrice)

Bình Luận

Tin khác

Miễn phí camera an ninh cho toàn bộ khách hàng dùng Internet Viettel

Miễn phí camera an ninh cho toàn bộ khách hàng dùng Internet Viettel

(CLO) Tổng Công ty Viễn thông Viettel vừa thông báo, toàn bộ khách hàng dùng Internet FTTH Viettel sẽ được trang bị miễn phí camera an ninh thế hệ mới nhất.

Thị trường - Doanh nghiệp
Trung Quốc: Sản xuất công nghiệp tăng vọt, ngành bất động sản vẫn chịu áp lực

Trung Quốc: Sản xuất công nghiệp tăng vọt, ngành bất động sản vẫn chịu áp lực

(CLO) Hoạt động công nghiệp của Trung Quốc khởi sắc vào đầu năm là động lực thúc đẩy các nhà hoạch định chính sách khi họ đang nỗ lực chống chọi với tình trạng suy thoái bất động sản kéo dài hai năm tiếp tục đè nặng lên nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Thị trường - Doanh nghiệp
Trung Quốc sẵn sàng nhập khẩu khối lượng dầu thô cao kỷ lục từ Nga

Trung Quốc sẵn sàng nhập khẩu khối lượng dầu thô cao kỷ lục từ Nga

(CLO) Bloomberg đưa tin ngày 18/3, trích dẫn dữ liệu theo dõi tàu chở dầu từ Kpler, Trung Quốc dự kiến sẽ nhập khẩu khối lượng dầu cao kỷ lục từ Nga trong tháng 3 khi nhà nhập khẩu dầu thô hàng đầu thế giới đang thu dọn các lô hàng bị Ấn Độ xa lánh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Bộ Công Thương ra 'tối hậu thư' việc bán xăng dầu không xuất hóa đơn điện tử

Bộ Công Thương ra "tối hậu thư" việc bán xăng dầu không xuất hóa đơn điện tử

(CLO) Bộ Công Thương vừa có văn bản hỏa tốc gửi UBND các tỉnh, thành phố, các Sở Công Thương và các doanh nghiệp đầu mối, các thương nhân phân phối xăng dầu về việc thực hiện quy định về hóa đơn điện tử và cung cấp dữ liệu hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán.

Thị trường - Doanh nghiệp
Quảng Ngãi đề nghị Bộ Công an tạm hoãn xuất cảnh 3 lãnh đạo doanh nghiệp vì nợ thuế

Quảng Ngãi đề nghị Bộ Công an tạm hoãn xuất cảnh 3 lãnh đạo doanh nghiệp vì nợ thuế

(CLO) Ngày 18/3, Cục Thuế tỉnh Quảng Ngãi vừa có công văn gửi Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) đề nghị tạm hoãn xuất cảnh đối với lãnh đạo 3 doanh nghiệp trên địa bàn vì liên quan đến nợ thuế.

Thị trường - Doanh nghiệp