Chi hơn 1,2 tỉ USD nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu

Thứ bảy, 11/05/2019 13:08 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tính chung, trong 4 tháng đầu năm 2019 Việt Nam đã chi hơn 1,2 tỉ USD nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu ( TĂCN & NL), giảm 0,62% so với cùng kỳ năm 2018.

Đầu năm 2019 Việt Nam đã chi hơn 1,2 tỉ USD nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu. (Ảnh TL)

Đầu năm 2019 Việt Nam đã chi hơn 1,2 tỉ USD nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu. (Ảnh TL)

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu (TĂCN & NL) trong tháng 4/2019 đạt 275 triệu USD, giảm 20,26% so với tháng trước đó và giảm 21,2% so với cùng tháng năm ngoái.

Các thị trường chính cung cấp TĂCN & NL cho Việt Nam trong tháng 4/2019 vẫn là Argentina, Mỹ, Ấn Độ và Trung Quốc... Trong đó, Argentina trở thành thị trường cung cấp lớn nhất cho Việt Nam với 91 triệu USD, giảm 26,38% so với tháng trước đó và giảm 43,56% so với cùng tháng năm ngoái, nâng kim ngạch nhập khẩu TĂCN & NL trong 4 tháng đầu năm 2019 lên hơn 417 triệu USD, chiếm 33,1% thị phần.

Kế đến là thị trường Mỹ với kim ngạch nhập khẩu trong tháng 4/2019 đạt hơn 54 triệu USD, tăng 18,5% so với tháng 3/2019 và tăng 7,63% so với tháng 4/2018. Tính chung, trong 4 tháng đầu năm 2019 Việt Nam đã nhập khẩu TĂCN & NL từ thị trường này đạt  hơn 248 triệu USD, tăng 26,09% so với cùng kỳ năm 2018.

Đứng thứ ba là Ấn Độ với kim ngạch nhập khẩu hơn 17 triệu USD, tăng 7,4% so với tháng 3/2019 và tăng 104,07% so với tháng 4/2018, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu trong 4 tháng đầu năm 2019 lên hơn 73 triệu USD, giảm 4,15% so với cùng kỳ năm 2018.

Tính chung, trong 4 tháng đầu năm 2019 Việt Nam đã chi hơn 1,2 tỉ USD nhập khẩu TĂCN & NL, giảm 0,62% so với cùng kỳ năm 2018. Các thị trường có kim ngạch tăng trưởng mạnh  trong thời gian này là: Australia với 11,7 triệu USD, tăng 187,74% so với cùng kỳ năm 2018, Canada với 15,8 triệu USD, tăng 106,89% so với cùng kỳ năm 2018, Tây Ban Nha với hơn 4,3 triệu USD, tăng 88,39% so với cùng kỳ năm 2018, sau cùng là Chile với hơn 3,8riệu USD, tăng 62,08% so với cùng kỳ.

Nhập khẩu nguyên liệu sản xuất TĂCN như đậu tương, lúa mì, ngô, và dầu mỡ động thực vật trong 4 tháng đầu năm 2019.

Đậu tương: Ước khối lượng đậu tương nhập khẩu trong tháng 4/2019 đạt 163 nghìn tấn với trị giá hơn 63 triệu USD, đưa khối lượng và giá trị nhập khẩu đậu tương trong 4 tháng đầu năm 2019 lên hơn 601 nghìn tấn và 237 triệu USD, tăng 7,06% về khối lượng song giảm 2,02% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

Lúa mì: Ước tính khối lượng nhập khẩu lúa mì trong tháng 4/2019 đạt 250 nghìn tấn với kim ngạch đạt 71 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu mặt hàng này trong 4 tháng đầu năm 2019 lên hơn 756 nghìn tấn, với trị giá hơn 212 triệu USD, giảm 56,16% về khối lượng và giảm 47,92% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

Ngô: Ước tính khối lượng ngô nhập khẩu trong tháng 4/2019  đạt hơn 918 nghìn tấn với trị giá đạt 193 triệu USD, nâng khối lượng và giá trị nhập khẩu ngô 4 tháng đầu năm 2019 lên gần 3 triệu tấn, trị giá hơn 626 triệu USD, giảm 2,63% về khối lượng nhưng tăng 5,13% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

Thị trường nhập khẩu lúa mì chính trong  4 tháng đầu năm 2019 là Australia chiếm 37% thị phần; Nga chiếm 24%, Canada chiếm 11%, Brazil chiếm 11% và Mỹ chiếm không đáng kể 4%.

Brazil và Argentina là hai thị trường nhập khẩu ngô chính, chiếm lần lượt là 55% và 40% thị phần. Tuy nhiên, trong 4 tháng đầu năm 2019 nhập khẩu ngô từ thị trường Argentina giảm mạnh 43,73% về lượng và 39,11% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

Hầu hết các thị trường nhập khẩu lúa mì đều giảm mạnh cả về khối lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2018 là Mỹ, Australia, Nga và Canada. Trong 4 tháng đầu năm 2019, nhập khẩu lúa mì Nga giảm 77,24% về lượng và giảm mạnh 71,07% về trị giá so với cùng kỳ. Tiếp theo là Mỹ giảm 63,53% về lượng và giảm 64,32% về trị giá so với cùng kỳ. Australia giảm 45,8% về lượng và giảm 37,86% về trị giá so với cùng kỳ. Sau cùng là Canada giảm 36,65% về lượng và giảm 37,62% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Duy nhất chỉ có Brazil tăng mạnh 10,98% về lượng và 41,36% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.

Nhật Phương

Tin khác

Kinh tế Mỹ đối mặt với nguy cơ lạm phát đình trệ

Kinh tế Mỹ đối mặt với nguy cơ lạm phát đình trệ

(CLO) Dữ liệu kinh tế vĩ mô mới nhất do Bộ Thương mại Mỹ công bố chỉ ra rằng nền kinh tế nước này có thể đang tiến tới tình trạng lạm phát đình trệ, Business Insider đưa tin. Tờ báo cho biết thêm, những dấu hiệu ảm đạm cho thấy những thách thức khó khăn phía trước.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hà Nội: Siêu thị, trung tâm thương mại “chạy đua” khuyến mãi dịp lễ 30/4-1/5

Hà Nội: Siêu thị, trung tâm thương mại “chạy đua” khuyến mãi dịp lễ 30/4-1/5

(CLO) Kéo dài tới 5 ngày nên kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay được đánh giá là thời cơ vàng để kích cầu mua sắm. Để thu hút khách, nhiều nhà bán lẻ rầm rộ đưa ra các chương trình khuyến mãi, tri ân người tiêu dùng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

Việc Mỹ tịch thu tài sản của Nga sẽ đẩy nhanh quá trình phi đôla hóa

(CLO) Bloomberg đưa tin, dẫn lời một cựu quan chức của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), việc "vũ khí hóa" đồng đô la Mỹ thông qua việc tịch thu các tài sản bị đóng băng của Nga có thể thúc đẩy toàn cầu xa lánh đồng bạc xanh.

Thị trường - Doanh nghiệp
Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

Ấn Độ nhập thêm dầu của Nga sau thời gian ngưng trệ

(CLO) Một con tàu do hãng vận tải khổng lồ Sovcomflot (SCF) của Nga bị Mỹ trừng phạt đã xả dầu nhiên liệu tại một cảng phía tây Ấn Độ vào thứ Sáu (26/4), Reuters đưa tin.

Thị trường - Doanh nghiệp
Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

Công ty Trung Quốc đua nhau đầu tư nước ngoài nhiều nhất 8 năm qua

(CLO) Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đang hướng tới mức cao nhất trong 8 năm khi các công ty thống trị của nước này xây dựng thêm nhiều nhà máy ở nước ngoài, một sự thay đổi có thể làm dịu đi những chỉ trích về nỗ lực xuất khẩu của Bắc Kinh.

Thị trường - Doanh nghiệp