Chiến sự Nga - Ukraine, lạm phát đưa kinh tế thế giới vào thế “chao đảo”

Thứ bảy, 24/09/2022 15:08 PM - 0 Trả lời

(CLO) Các cuộc khảo sát kinh doanh cho thấy giá cả tăng vọt ở phương Tây và hậu quả từ xung đột Nga - Ukraine đang ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu.

Nền kinh tế toàn cầu đầy rẫy biến động, thị trường tài chính “nhấp nháy ánh đỏ”, hoạt động kinh tế trên toàn thế giới đang giảm tốc do lạm phát gia tăng, phản ứng của Ngân hàng trung ương, tâm lý của các nhà đầu tư và tác động của chiến sự của Nga ở Ukraine. Trong đó, đồng bảng Anh và đồng Yên (Nhật) giảm giá bất ngờ.

chien su nga  ukraine lam phat dua kinh te the gioi vao the chao dao hinh 1

Theo báo cáo từ lĩnh vực bán lẻ, do lạm phát, người mua sắm ở Vương quốc Anh đã giảm chi tiêu đáng kể. Ảnh: WSJ.

Mỹ đang “chịu ít tác động” từ những biến động toàn cầu?

Theo WSJ, nền kinh tế Mỹ phần lớn đã thoát khỏi tình trạng “tồi tệ nhất” trong lịch sử, tuy nhiên, đồng USD tăng giá đang ảnh hưởng phần còn lại của thế giới vào thời điểm giá cả tăng ở nhiều nơi.

Chỉ sau 2 năm, các Ngân hàng trung ương do Cục Dự trữ Liên bang (Fed) dẫn đầu đang ưu tiên chống lạm phát, tăng lãi suất với tốc độ chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ. Kết quả gây nên sự suy yếu rõ rệt trong hoạt động kinh tế ở nhiều khu vực, gây ra biến động thị trường tài chính.

Trong 23/9, chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones (DJIA) đã giảm xuống mức thấp mới trong năm 2022 (dưới ngưỡng 30.000), đưa các chỉ số chứng khoán chính xuống mức giảm hàng tuần thứ tư từ 3% trở lên trong năm tuần.

Ngân hàng Goldman Sachs (Mỹ) trong tuần này đã cắt giảm 16% mục tiêu cuối năm của S&P 500 xuống còn 3600 điểm. Chỉ số này giao dịch hôm 23/9 ở mức 3663 điểm - đây là kết quả của triển vọng thị trường "âm u bất thường."

Trong khi đó, Ngân hàng Bank of America (Mỹ) hôm 23/9 dự kiến tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế của Mỹ sẽ giảm 1% trong bốn quý kết thúc vào quý cuối cùng của năm 2023 và tỷ lệ thất nghiệp của quốc gia này sẽ tăng lên 5,6% vào tháng 12/2023. Các hộ gia đình ở những quốc gia này đã phải tiết kiệm trong thời kỳ đại dịch, với mức chi tiêu tăng 2,4% hàng năm trong 6 tháng đầu năm.

Cho đến nay, Mỹ đang vượt qua lạm phát, sản lượng kinh tế chậm lại và chịu ít tác động của cuộc chiến Ukraine hơn một số khu vực khác trên thế giới. Chi tiêu tiêu dùng và tăng trưởng việc làm vẫn mạnh mẽ và một số nhà sản xuất đang chuyển sản xuất từ nước ngoài, thúc đẩy đầu tư.

Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết, để hạ nhiệt lạm phát của Mỹ có thể sẽ đòi hỏi tỷ lệ thất nghiệp cao hơn một chút và một thời gian duy trì tăng trưởng thấp hơn hơn thường lệ.

Tuy nhiên, thị trường nhà ở, thường là chỉ báo hàng đầu cho sự suy yếu của nền kinh tế, đang dịu đi khi lãi suất thế chấp tăng cao. Các quan chức Fed hôm thứ Tư tuần này đã hạ kỳ vọng trung bình về tăng trưởng kinh tế từ 1,7% xuống 0,2% trong năm nay.

Hoạt động kinh doanh của châu Âu “yếu” đi rõ rệt

Tại khu vực đồng tiền chung châu Âu, doanh số bán lẻ giảm trong những tuần gần đây do tâm lý người tiêu dùng xuống mức thấp nhất kể từ kỷ lục bắt đầu vào năm 1985. Bên cạnh đó, sản lượng công nghiệp của khu vực này đã giảm 2,4% trong tháng 7 so với cùng kỳ năm ngoái do chi phí năng lượng đã “bóp nghẹt” các nhà sản xuất.

Ngân hàng Deutsche Bank cho rằng nền kinh tế của khu vực có thể giảm 2,2% trong năm tới, dẫn đầu là mức giảm 3,5% ở Đức.

Nền kinh tế lớn nhất của EU (Đức) đang xấu đi với tốc độ chưa từng thấy ngoài đại dịch kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Hoạt động kinh tế tại Đức phụ thuộc nhiều vào sản xuất và là một trong những quốc gia chịu nhiều ảnh hưởng nhất ở châu Âu đối với cuộc khủng hoảng khí đốt.

Suy thoái tại khu vực đồng tiền chung euro đang ở trên thế “chấp chới” khi các công ty báo cáo điều kiện kinh doanh ngày càng tồi tệ và gia tăng áp lực giá cả liên quan đến chi phí năng lượng tăng cao”.

Các cuộc khảo sát hôm 23/9 cho thấy trong tháng 9, nền kinh tế “đầu tàu” của EU đang ghi nhận mức suy giảm ngày càng sâu trong lĩnh vực dịch vụ do ngân sách của khách hàng có hạn và sự không chắc chắn về triển vọng.

Hơn một nửa số nhà bán lẻ Đức nhận thấy nền kinh tế của họ bị đe dọa bởi chi phí năng lượng, theo một cuộc khảo sát tuần này của Hiệp hội bán lẻ Đức. Trong lĩnh vực ô tô lớn của Đức, cứ 10 công ty thì có một công ty đã cắt giảm sản lượng vì chi phí năng lượng cao và một phần ba khác đang xem xét làm như vậy, trong đó, gần 1/4 muốn chuyển đầu tư ra nước ngoài.

Kion Group AG, một nhà sản xuất xe nâng của Đức, đã cảnh báo trong tháng này rằng các đơn đặt hàng đến sẽ thấp hơn đáng kể so với mức ghi nhận trong năm ngoái và dự đoán lỗ từ 100 triệu đến 140 triệu euro (~98 triệu USD - 138 triệu USD).

Tại Vương quốc Anh, nhà bán lẻ John Lewis & Partners trong tháng này đã báo cáo khoản lỗ 99 triệu bảng Anh (~111 triệu USD) trong nửa đầu năm giao dịch và cảnh báo rằng khách hàng đang cắt giảm số tiền họ chi tiêu.

Tuy nhiên, các nhà phân tích ngày càng lạc quan rằng khu vực này sẽ có đủ khí đốt cho mùa đông, miễn là thời tiết không quá lạnh. Theo tính toán của Bruegel, các chính phủ trong khu vực đã chi hơn 500 tỷ euro để hỗ trợ các hộ gia đình và doanh nghiệp vượt qua cuộc khủng hoảng năng lượng.

Xuất khẩu của một số quốc gia châu Á bị “đe doạ”

Trên toàn châu Á, tăng trưởng xuất khẩu đang trên đà suy yếu ở các nền kinh tế thương mại lớn trong khu vực, trong đó, hoạt động nhập khẩu đồ điện tử - công nghệ giảm khi nhu cầu tiêu dùng của phương Tây mờ nhạt dần.

Tuần này, Hàn Quốc - quốc gia có nền thương mại toàn cầu đã báo cáo xuất khẩu giảm 8,7% hàng năm trong 20 ngày đầu tháng 9, dẫn đầu là ô tô và thiết bị viễn thông. Trong đó, vào tháng 8, tăng trưởng hàng năm của xuất khẩu chất bán dẫn phục hồi đáng kể, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với con số ghi nhận đầu năm.

Tập đoàn đa quốc gia Samsung, nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới tính theo doanh thu, cho biết trong tháng này rằng dự kiến sẽ giảm mạnh doanh số bán chip cho đến năm 2023. Ngành bán dẫn đã bị ảnh hưởng bởi sự sụt giảm doanh số bán máy tính cá nhân, điện thoại thông minh và máy chủ dữ liệu trên toàn thế giới.

“Từ đầu năm tính đến thời điểm hiện tại chưa có nhiều cơ hội để bứt phá, năm 2023 dường như chưa cho thấy một động lực rõ ràng để cải thiện tình hình”, Kyung Kye-hyun, người đứng đầu bộ phận bán dẫn của Samsung và là đồng giám đốc điều hành của công ty chia sẻ hồi đầu tháng 9.

Trong khi đó, vào tháng 8, Đài Loan ghi nhận mức tăng trưởng xuất khẩu chậm nhất trong hơn hai năm qua. Cùng thời điểm, Trung Quốc đại lục cũng báo cáo doanh số bán hàng quốc tế tăng trưởng “đi xuống” vào tháng trước, cộng thêm sự lo lắng về một nền kinh tế đã bị bao vây lĩnh vực bất động sản và đại dịch Covid-19.

Trong tháng 8, Trung Quốc ghi nhận đà xuất khẩu tăng trưởng chậm lại (ở mức 7,1% hàng năm) so với mức tăng trưởng 18% một tháng trước đó. Dữ liệu từ cơ quan hải quan Trung Quốc cho thấy, xuất khẩu của nước này sang Liên minh châu Âu tăng 11,1% hàng năm trong tháng 8, gần bằng một nửa tỷ lệ trong tháng 7, trong khi các lô hàng đến Mỹ đạt 3,8% hàng năm.

Giống như các đối tác ở Mỹ và châu Âu, hầu hết các Ngân hàng trung ương ở châu Á đang tăng lãi suất. Cụ thể, vào ngày 22/9, các Ngân hàng trung ương ở Philippines, Đài Loan và Indonesia đã tăng chi phí lãi vay với lý do áp lực lạm phát.

Gần đây, các nguồn tin cho rằng Trung Quốc đã được hưởng lợi từ đầu tư cơ sở hạ tầng, bù đắp chi tiêu yếu kém của người tiêu dùng và sự sụt giảm hơn nữa của giá nhà.

Tuần này, các nhà kinh tế tại Goldman đã cắt giảm 0,8 % dự báo tăng trưởng của Trung Quốc trong năm 2023 (từ mức 5,3% xuống còn 4,5%), đồng thời hy vọng Trung Quốc sẽ không thay đổi đáng kể chiến lược Covid-19 cho đến quý thứ hai, trì hoãn phục hồi kinh tế hậu đại dịch.

Lê Na (Theo WSJ)

Bình Luận

Tin khác

ROX Group: Khi sức sống thương hiệu đến từ nền tảng văn hóa

ROX Group: Khi sức sống thương hiệu đến từ nền tảng văn hóa

(NB&CL) Lịch sử gần ba thập kỷ phát triển đã giúp ROX Group (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) trang bị cho thương hiệu bản sắc văn hóa và sức bật nội tại. Ban lãnh đạo Tập đoàn vững tin rằng nền tảng văn hóa mang lại sức sống và sinh khí mới cho thương hiệu ROX.

Thị trường - Doanh nghiệp
Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

(CLO) Ngày 26/4/2024, Đại hội đồng cổ đông Sacombank đã họp thường niên, thông qua kết quả năm 2023 và kế hoạch năm 2024 với mục tiêu “Tăng tốc hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả trên nền tảng số” cùng với kỳ vọng tái cơ cấu thành công trước thời hạn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

(CLO) Ngày 26/4/2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên bằng hình thức trực tuyến. Năm 2024, Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%.

Thị trường - Doanh nghiệp
Gạo Việt Nam tiếp thục 'thăng hạng', xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

Gạo Việt Nam tiếp thục "thăng hạng", xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

(CLO) Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Viêt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.

Thị trường - Doanh nghiệp
UDIC lần thứ 6 được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024

UDIC lần thứ 6 được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024

(CLO) Việc UDIC được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024, tiếp tục khẳng định sự nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, đẩy mạnh tái cơ cấu, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao nội lực, biến thách thức thành cơ hội...

Thị trường - Doanh nghiệp