(CLO) Chính phủ đã chính thức có Tờ trình gửi đến UBTVQH, đề nghị đưa dự án Luật Đất đai (sửa đổi) vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022. Trình dự án Luật Đất đai để Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 3 (tháng 5/2022) và dự kiến thông qua tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022).
Theo đó, thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đã ký Tờ trình gửi đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), đề nghị đưa dự án Luật Đất đai (sửa đổi) vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp cũng cho biết, căn cứ cơ sở chính trị, pháp lý, yêu cầu thực tiễn và tiến độ chuẩn bị, Chính phủ đề nghị trình dự án Luật Đất đai để Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 3 (tháng 5/2022) và dự kiến thông qua tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022).
Theo Tờ trình, dự kiến phạm vi điều chỉnh được giữ nguyên như Luật Đất đai hiện hành, song sẽ sửa đổi, bổ sung 133/212 điều (chiếm 62,7%), giữ nguyên nội dung 79 điều của Luật Đất đai năm 2013) và bổ sung 14 điều mới.
Nội dung sửa đổi, bổ sung tập trung vào 11 nhóm chính sách. Những nội dung đáng lưu ý bao gồm: Vai trò, trách nhiệm của Nhà nước với tư cách là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý đất đai; phân cấp, phân quyền và cải cách thủ tục hành chính; phân loại đất theo mục đích sử dụng, theo không gian và chức năng sử dụng đất; hoàn thiện quy định về các đối tượng sử dụng đất để đảm bảo đồng bộ thống nhất với các pháp luật khác có liên quan; nâng cao chất lượng công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; bảo vệ, cải tạo, nâng cao chất lượng đất đai…
Các lĩnh vực khác cũng sẽ được điều chỉnh bao gồm: Thu hồi đất để khai thác hiệu quả nguồn lực đất đai cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; hoàn thiện chính sách chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang mục đích khác; kinh tế đất đai; giá đất; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; đo đạc, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận; xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đất đai.
Bên cạnh đó là quản lý, sử dụng đất nông nghiệp nhằm khuyến khích tập trung, tích tụ đất đai để sản xuất nông nghiệp tập trung, quy mô lớn; quy định về quyền của người sử dụng đất và chế độ sử dụng các loại đất và hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp đất đai.
Mỗi nhóm chính sách kể trên đều có khá nhiều điểm mới. Đặc biệt, liên quan đến khung giá đất, giải pháp sửa đổi được đề xuất là Nhà nước quản lý thống nhất hệ thống thông tin giá đất, song Chính phủ không ban hành khung giá đất.
Giải pháp này, theo cơ quan chủ trì soạn thảo là sẽ giúp địa phương chủ động trong việc ban hành bảng giá đất phù hợp hơn với giá đất phổ biến trên thị trường; hạn chế tình trạng khiếu nại liên quan đến giá đất.
Về giá đất cụ thể, cơ quan chủ trì soạn thảo cho biết sẽ sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách trong việc áp dụng các phương pháp tiên tiến trong định giá đất theo các tiêu chẩn quốc tế. Phân cấp thẩm quyền quyết định giá đất cho phù hợp với thẩm quyền về giao đất, cho thuê đất.
(CLO) Giải Nobel Hòa bình 2024 đã được trao cho Nihon Hidankyo, một tổ chức của Nhật Bản gồm những người sống sót sau vụ đánh bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki, vì hoạt động phản đối vũ khí hạt nhân.
(CLO) Ngày 11/10, Trung tâm Mắt - Bệnh viện Trung ương Huế đã tổ chức lễ ra viện cho 4 bệnh nhân đã được ghép giác mạc thành công từ người chết não hiến tặng.
(CLO) Ngày 11/10, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cho biết đã có tờ trình gửi Cục Đường bộ Việt Nam về phê duyệt phương án tổ chức giao thông để đưa vào khai thác tạm hai đoạn tuyến thuộc cao tốc Bến Lức - Long Thành trong tháng 11/2024.
(CLO) Thị trường căn hộ dịch vụ tại Hà Nội duy trì nguồn cầu ổn định nhờ vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) dồi dào và sự mở rộng của các khu công nghiệp. Nhu cầu căn hộ dịch vụ từ các tỉnh lân cận Hà Nội gia tăng nhưng nguồn cung tại những khu vực này còn hạn chế. Do đó chuyên gia nước ngoài lựa chọn nhà ở tập trung chủ yếu ở Hà Nội.
(CLO) Thấy giếng khoan phun nước và khí ròng rã suốt 2 tháng trời, ông Đàm Xuân Hòa (xã Ia Kly, huyện Chư Prông, Gia Lai) đã tự lắp đặt ống sắt và van khóa, ngăn chặn dòng nước.
(CLO) Bản tin Nóng 18h: Bộ GD-ĐT nêu lý do đề xuất miễn học phí cho con giáo viên kể cả khi lương không thấp; 96.000 người lao động mới có 4 cán bộ công đoàn chăm lo; TP HCM đặt mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 0,5% vào năm 2025…
(CLO) Sáng nay (11/10), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp tổ chức Lễ thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản liên tỉnh Đồng Tháp - An Giang – Cần Thơ năm 2024. Đã có khoảng 200.000 con cá giống các loại được thả xuống sông Tiền.
(CLO) Dù báo lãi lớn trong 6 tháng đầu năm 2024, dòng tiền kinh doanh của Phát triển Khu Công nghiệp Tín Nghĩa (TIP) vẫn âm 33 tỷ đồng, lãnh đạo công ty vừa từ nhiệm sau 23 năm gắn bó.
(CLO) Ngày 11/10, phát biểu chỉ đạo tại phiên họp chuyên đề tháng 10, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục phối hợp với các cơ quan hoàn thiện chi tiết nội dung chính sách hỗ trợ để trình HĐND xem xét, thông qua và triển khai trong thời gian sớm nhất tạo nguồn lực cho người dân, doanh nghiệp ổn định sản xuất, kinh doanh.
(CLO) CTCP Tập đoàn Đầu tư I.P.A (Mã: IPA) vừa thực hiện việc mua lại trái phiếu đáo hạn tháng 12/2024. Chi phí tài chính trong Quý 2/2024 đội lên gấp 4 lần so với cùng kỳ.
(CLO) CTCP Dược Lâm Đồng - Ladophar (Mã: LDP) vừa bị Cục thuế tỉnh Lâm Đồng nhắc tên. Trong 6 năm kinh doanh gần nhất, LDP thua lỗ 5 năm. Lỗ lũy kế đã lên tới 59 tỷ đồng.
(CLO) 2 đối tượng bị truy nã về tội “Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng và quản lý lâm sản” vừa bị Công an bắt giữ, sau 09 năm lẩn trốn tại Lào.
(CLO) Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Hậu Giang đã phê chuẩn quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với 14 đối tượng trong vụ án đánh bạc và tổ chức đánh bạc xảy ra tại khu vực 4, phường V, TP. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.
(CLO) Ngày 11/10, Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc (MSS) cảnh báo rằng các cơ quan gián điệp nước ngoài đã sử dụng các thiết bị cũ bỏ đi của các công ty Trung Quốc, bao gồm máy chủ và camera, để tiến hành các cuộc tấn công mạng và đánh cắp bí mật quốc gia của Trung Quốc.
(CLO) Khẳng định Việt Nam coi trọng và ủng hộ vai trò trung tâm của Liên Hợp Quốc trong quản trị toàn cầu, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh Việt Nam sẽ tiếp tục ủng hộ chủ nghĩa đa phương, luật pháp quốc tế, đóng góp vào các nỗ lực toàn cầu thúc đẩy đối thoại và hợp tác, tham gia hiệu quả sứ mệnh gìn giữ hoà bình của Liên Hợp Quốc.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Australia quan tâm mở rộng hợp tác giáo dục đào tạo, hợp tác lao động và hợp tác thanh niên nhằm tạo những bứt phá mới cho quan hệ kinh tế ASEAN - Australia trong những năm tới, phù hợp với quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện ASEAN - Australia mới xác lập năm 2021.
(CLO) Bộ Công an đã thông báo quyết định về việc điều động Đại tá, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Liêm (SN 1975, quê quán tỉnh Hà Tĩnh) – Giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông đến nhận công tác và giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình.
(CLO) Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức Khiển trách đối với ông Nguyễn Đình Tiến - Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh này.
(CLO) Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nam Định khóa XX, nhiệm kỳ 2020 – 2025 vừa tổ chức Hội nghị lần thứ 36 đánh giá kết quả công tác 9 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý IV/2024; công bố các quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ và thực hiện một số nội dung quan trọng khác.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính khuyến khích các doanh nghiệp Nhật Bản tăng cường đầu tư hơn nữa vào ASEAN, đề nghị Nhật Bản tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp ASEAN tham gia vào các chuỗi cung ứng của doanh nghiệp Nhật Bản, phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, xây dựng lực lượng lao động tay nghề cao.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị ASEAN và Australia hỗ trợ lẫn nhau thực hiện thành công các mục tiêu phát triển bền vững, thông qua mở rộng hợp tác, chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi xanh, bảo vệ môi trường, giảm phát thải, ứng phó biến đổi khí hậu.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao vai trò quan trọng của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc trong giữ vững ổn định, hoà bình, hợp tác, phát triển trong khu vực, khẳng định sự phát triển thịnh vượng của ASEAN không thể thiếu sự kết nối, hợp tác và hỗ trợ của các đối tác +3 trong quá khứ, hiện tại và tương lai.