Chính thức đưa vào hoạt động cầu gỗ lim trên sông Hương

Thứ tư, 16/01/2019 07:34 AM - 0 Trả lời

(CLO) Chiều 15/1, UBND TP. Huế (tỉnh Thừa Thiên - Huế) đã phối hợp với Cơ quan hợp tác quốc tế KOICA (Hàn Quốc) tổ chức lễ khánh thành và đưa vào sử dụng dự án thí điểm cầu gỗ lim trên sông Hương.

Theo đó, đường đi bộ trên sông Hương thuộc dự án thí điểm "Xây dựng mạng lưới kết nối hệ thống tuyến đường đi bộ phía Nam sông Hương, thành phố Huế” do Chính phủ Hàn Quốc tài trợ thông qua KOICA. Cầu dài 400m, rộng 4m, mặt sàn được lát 16.000 thanh gỗ lim nhập khẩu từ Nam Phi với tổng kinh phí đầu tư 52,9 tỷ đồng.

Báo Công luận
Chính thức đưa vào hoạt động cầu gỗ lim trên sông Hương.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Văn Thành - Chủ tịch UBND TP. Huế cho biết, Dự án đường đi bộ trên sông Hương được thực hiện thi công từ cuối năm 2017 và đến cuối năm 2018 hoàn thành. Công trình đảm bảo chất lượng kỹ thuật, yếu tố thẩm mỹ và được thiết kế mặt sàn bằng chất liệu gỗ lim nhằm tạo nên một công trình độc đáo mang lại điểm nhấn cho TP. Huế, góp phần xây dựng địa chỉ du lịch hấp dẫn đối với du khách. Bên cạnh đó, kết hợp với dự án thí điểm do Chính phủ Hàn Quốc tài trợ, thành phố Huế đã nỗ lực dành một phần ngân sách để đầu tư, chỉnh trang hệ thống các công viên dọc bờ sông Hương, để xứng đáng với vai trò, vị trí của mình, với sự kì vọng, tin yêu của đồng bào cả nước.

Báo Công luận
Cầu đi bộ lát bằng gỗ lim đã gây xôn xao cho dư luận trong thời gian vừa qua.

Cũng tại lễ khánh thành, ông Kim Do Hyon - Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước Đại Hàn dân quốc tại Việt Nam khẳng định, công trình là biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị, gắn kết con người và con người giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Tương lai, giữa Việt Nam và Hàn Quốc sẽ còn nhiều dự án khác được triển khai trên đất nước Việt Nam cũng như tại Thừa Thiên – Huế.

Trước đó, việc xây dựng cây cầu gỗ lim trên sông Hương đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều của người dân và nhiều nhà nghiên cứu về việc có nên dùng vật liệu gỗ lim để lát mặt sàn hay không, việc dùng gỗ lim có đảm bảo về kết cấu bền vững lâu dài cho cầu đi bộ này hay không.

Đến nay, cầu gỗ lim đã chính thức đưa vào hoạt động, hứa hẹn là điểm đến ưa thích của khách du lịch và người dân xứ Huế.

Một số hình ảnh PV ghi nhận:

Báo Công luận
 
Báo Công luận
 
Báo Công luận
 
Báo Công luận
 
Báo Công luận
 
Báo Công luận
 
Báo Công luận
 
Báo Công luận
 

Nguyễn Tin - Việt Dũng

ledungbttcp

Tin khác

Lễ hội đường phố Đồng Hới rực rỡ sắc màu

Lễ hội đường phố Đồng Hới rực rỡ sắc màu

(CLO) Ngày 28/4, tại trung tâm thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình), Ủy ban nhân dân thành phố Đồng Hới đã tổ chức Lễ hội đường phố năm 2024, với sự tham gia của hàng trăm nghệ sĩ biểu diễn nhiều tiết mục văn nghệ, thời trang...

Đời sống văn hóa
Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

Trên đỉnh đồi C4 anh hùng

(CLO) Được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: Đồi C4 anh hùng, Đồi Ba cây thông… từ năm 1965 đến năm 1973 của thế kỷ trước, trên Đồi C4 đã diễn ra những trận chiến đấu ác liệt của các chiến sĩ Đại đội 4 thuộc Trung đoàn 228 nhằm tiêu diệt máy bay của Đế quốc Mỹ dội bom xuống cầu Hàm Rồng.

Đời sống văn hóa
Âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

(CLO) Chương trình "Khi âm nhạc hòa quyện cùng mỹ thuật" của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam diễn ra vào chủ nhật cuối cùng mỗi tháng, miễn phí cho tất cả khách tham quan.

Đời sống văn hóa
Bảo tàng tỉnh Gia Lai tiếp nhận hơn 200 kỷ vật của Anh hùng Núp

Bảo tàng tỉnh Gia Lai tiếp nhận hơn 200 kỷ vật của Anh hùng Núp

(CLO) Việc trao tặng những kỷ vật của Anh hùng Núp cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai với mong muốn lan tỏa những câu chuyện vô cùng thú vị về một người con ưu tú của các dân tộc Tây Nguyên.

Đời sống văn hóa
Chiêm ngưỡng bức tranh panorama tái hiện sinh động, hào hùng về chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiêm ngưỡng bức tranh panorama tái hiện sinh động, hào hùng về chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) Bức tranh panorama được vẽ bằng chất liệu sơn dầu với chiều dài 132m, cao 20,5 m, đường kính 42 m (tổng diện tích 3.225 m2) đã tái hiện hoàn toàn chiến dịch Điện Biên Phủ hào hùng, đầy máu xương mà ông cha đã hi sinh để giành lại độc lập dân tộc.

Đời sống văn hóa