Chủ cửa hàng kinh doanh ăn uống “chật vật” khi gas, xăng dầu tăng giá

Thứ năm, 03/03/2022 08:33 AM - 0 Trả lời

(CLO) Nhiều chủ cửa hàng kinh doanh ăn uống không khỏi lo lắng, ngán ngẩm trước việc giá xăng dầu tăng cao trong thời gian qua, kéo theo đó là hàng loạt chi phí đầu vào, nguyên liệu tăng theo trong khi dịch bệnh COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp khiến doanh thu giảm sút.

Việc xăng, gas đồng loạt tăng giá cùng với tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, số ca F0 tăng nhanh chóng những ngày qua đã khiến nhiều chủ kinh doanh ăn uống càng thêm khó khăn bởi các chi phí đội lên cao nhưng doanh thu không có.

chu cua hang kinh doanh an uong chat vat khi gas xang dau tang gia hinh 1

Xăng dầu tăng giá đã khiến hàng loạt các chi phí, mặt hàng tăng theo. Ảnh minh họa.

Chia sẻ với PV, quản lý một nhà hàng trên phố Duy Tân (quận Cầu Giấy) cho biết, hầu hết các cửa hàng kinh doanh ăn uống đều sử dụng bếp gas để đun nấu. Vì vậy khi giá gas tăng mạnh lên mức hơn 500.000 đồng/bình 12kg và 1,9 triệu đồng/bình 45kg.

Trong khi đó những tác động tiêu cực của dịch bệnh vẫn chưa được khắc phục thì việc xăng, gas đồng loạt tăng giá khiến hoạt động kinh doanh của cửa hàng gặp nhiều  khó khăn.

Tương tự, anh Tú - chủ kinh doanh quán phở trên phố Huế (quận Hai Bà Trưng) cho biết, trung bình mỗi tháng quán sử dụng từ 7 - 8 bình gas loại 12kg. Cuối năm 2021 và đầu năm, mỗi bình gas loại 12kg chỉ hơn 400.000 đồng nhưng nay đã tăng lên mức hơn 500.000 đồng/bình.

Điều này khiến chi phí mua gas của cửa hàng tăng thêm gần 1 triệu đồng mỗi tháng. Dịch bệnh diễn biến phức tạp, số ca mắc COVID-19 tại Hà Nội tăng chóng mặt những ngày qua khiến lượng khách sụt giảm đáng kể khiến thu nhập giảm theo.

chu cua hang kinh doanh an uong chat vat khi gas xang dau tang gia hinh 2

Các cơ sở kinh doanh ăn uống càng thêm khó khăn khi dịch bệnh COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, doanh thu sụt giảm; trong khi các chi phí nguyên liệu, gas tăng cao.

Nhiều chủ kinh doanh ăn uống đều cho biết, việc xăng dầu, gas đồng loạt tăng giá còn kéo theo nhiều mặt hàng thực phẩm, rau xanh,nguyên liệu đầu vào,... tăng theo khiến các chi phí đầu vào bị đội lên đáng kể .

Khảo sát của PV tại các chợ dân sinh như Đồng Xa, Dịch Vọng, Nghĩa Tân (Cầu Giấy), Minh Khai (Bắc Từ Liêm),… giá các mặt hàng rau xanh, củ quả đã ghi nhận mức tăng cao.

Súp lơ có giá 20.000 đồng/cây (tăng 5.000 đồng/kg), cải thảo từ 8.000 đồng/kg lên 14.000 đồng/kg, cải xanh từ 5.000 đồng/mớ lên 10.000 đồng/mớ, xà lách từ 12.000 đồng/kg lên 30.000 đồng/kg, rau ngót từ 6.000 đồng/mớ lên 10.000 đồng/mớ, bắp cải từ 7.000 - 8.000 đồng/kg lên 15.000 đồng/kg,...

Không riêng rau xanh, các loại thịt và hải sản cũng leo lên mức giá mới. Giá thịt lợn nạc vai, ba chỉ, sườn thăn ở mức 160.000 đồng/kg, thịt bò cũng ở mức cao từ 250-350.000 đồng/kg.

chu cua hang kinh doanh an uong chat vat khi gas xang dau tang gia hinh 3

Các mặt hàng rau củ quả, thịt cá, hải sản,...ghi nhận mức tăng sau khi xăng dầu, gas tăng giá. Ảnh minh họa.

Gà ta cũng tăng lên 150.000-160.000 nghìn đồng/kg (tăng khoảng 10.000-20.000 đồng/kg), cá chép giòn có giá khoảng 200.000 - 220.000 đồng/kg, cá lăng khoảng 130.000-150.000 đồng/kg

Theo nhiều tiểu thương, nguyên nhân các mặt hàng thực phẩm tăng do giá xăng dầu tăng mạnh cùng với đó là khó khăn khi dịch bệnh diễn biến phức tạp, chi phí vận chuyển bị đội lên nhiều.

Việc xăng dầu, gas và thực phẩm tăng giá đã khiến một số cửa hàng kinh doanh hàng bún, cháo, phở... điều chỉnh giá bán tăng lên để bù vào chi phí đầu vào tăng cao.

Ngày 1/3, giá gas bán lẻ tăng 3.500 đồng/kg, tương ứng mức tăng 42.000 đồng mỗi bình 12kg. Giá gas bán lẻ tối đa đến tay người tiêu dùng không vượt quá 524.500 đồng/bình 12kg, 1.965.000 đồng/bình 45kg, 2.184.500 đồng/bình 50kg...

Liên bộ Công Thương-Tài Chính cũng tăng giá bán lẻ xăng dầu thêm gần 600 đồng/lít, đưa giá xăng RON95-III lên mức 26.834 đồng/lít.

Thế Anh

Bình Luận

Tin khác

IMF: Mỹ nên tiếp tục mở cửa thương mại, hợp tác với Trung Quốc để giải quyết tranh chấp

IMF: Mỹ nên tiếp tục mở cửa thương mại, hợp tác với Trung Quốc để giải quyết tranh chấp

(CLO) Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nói rằng, Mỹ sẽ tốt hơn nếu duy trì hệ thống thương mại mở thay vì áp đặt các mức thuế trừng phạt mới đối với hàng hóa Trung Quốc, đồng thời cho biết thêm rằng Washington và Bắc Kinh nên hợp tác cùng nhau để giải quyết căng thẳng thương mại.

Thị trường - Doanh nghiệp
Từ vụ trả lại bộ bikini đã mặc sau một tuần, nhiều người bán hàng bức xúc với chính sách của Shopee

Từ vụ trả lại bộ bikini đã mặc sau một tuần, nhiều người bán hàng bức xúc với chính sách của Shopee

(CLO) Xoay quanh sự việc một cửa hàng kinh doanh bikini tố khách trả hàng khi đã mặc được một tuần gây nên nhiều tranh cãi về chính sách hoàn hàng trong vòng 15 ngày của Shopee.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giới phân tích thế giới dự báo xu hướng giá vàng, bạc, bạch kim

Giới phân tích thế giới dự báo xu hướng giá vàng, bạc, bạch kim

(CLO) Giá vàng, bạc và bạch kim đã tăng vọt từ đầu năm đến nay và các chiến lược gia cho rằng các kim loại quý này có thể tiếp tục đạt mức cao kỷ lục mới trong những tháng tới.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tổng thống Nga: Mỹ 'lạm dụng' thị trường sẽ tự gây lạm phát

Tổng thống Nga: Mỹ "lạm dụng" thị trường sẽ tự gây lạm phát

(CLO) Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo lệnh cấm và hạn chế nhập khẩu của phương Tây đối với nhiều sản phẩm của Nga và Trung Quốc sẽ làm tăng lạm phát ở Mỹ.

Thị trường - Doanh nghiệp
IMF cảnh báo phương Tây không nên tịch thu tiền của Nga

IMF cảnh báo phương Tây không nên tịch thu tiền của Nga

(CLO) IMF cảnh báo kế hoạch của phương Tây nhằm tịch thu trực tiếp dự trữ ngân hàng trung ương đang bị đóng băng của Nga hoặc sử dụng lợi nhuận mà họ tạo ra có thể làm suy yếu hệ thống tiền tệ toàn cầu.

Thị trường - Doanh nghiệp